“Cơm lam – gà sa lửa” – cặp đôi đặc sản khó quên của Đắk Lắk
Nói đến các món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc Đắk Lắk phải nhắc đến cơm lam và gà sa lửa.
Len lỏi qua những con đường đất đỏ gập ghềnh, du khách sẽ tới những buôn làng Đắk Lắk với một thế giới văn hóa hiện ra. Những ngôi nhà rông sừng sững, những dãy nhà dài đặc trưng của dân tộc Ê Đê, Bana…; những cây nêu thường đặt giữa sân hoặc những khu nhà mồ tạo nên một quần thể sống động. Kiến trúc và đồ vật nơi đây hoàn toàn làm bằng những vật liệu như gỗ, tre, nứa tạo nên sự mộc mạc và gần gũi. Đặc biệt du khách sẽ thấy được khói bếp lan tỏa từ những bếp than âm ấm lửa với những tro, trấu xung quanh, tất cả tạo nên một bản hòa tấu của núi rừng và cho những món ăn độc đáo nơi đây.
Cơm lam, gà sa lửa – đặc sản Tây Nguyên
Đời sống của dân tộc thiểu số Đắk Lắk chủ yếu dựa vào núi rừng nên văn hóa ẩm thực của người dân nơi đây cũng sẽ mang đậm sắc thái của rừng núi. Với những nguyên liệu thô và tự nhiên như tre nứa, cá suối, thịt rừng, rau rừng… người Đắk Lắk chế biến vô cùng đơn giản để làm tăng độ tươi và ngon của món ăn. Phương thức làm chín món ăn phổ biến nhất mà mọi người dễ dàng nhận thấy đó là nướng. Nói đến các món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc Đắk Lắk phải nhắc đến cơm lam và gà sa lửa.
Gà kẹp ống tre nướng sa lửa
Về món gà sa lửa, gà được chọn từ những giống gà nuôi của đồng bào dân tộc thiểu số hoặc gà rừng với thịt dai, săn chắc, ngọt và thơm thịt. Gà sau khi làm sạch và ướp với hỗn hợp gia vị bao gồm muối hột, lá é, ớt xanh khoảng 1 giờ đồng hồ thì được đem vào nướng. Sở dĩ món này có tên là gà sa lửa là bởi vì cách chế biến rất độc đáo của nó. Gà nguyên con được kẹp vào giữa 2 thanh tre hoặc nứa rồi để cạnh bếp lửa cháy bùng trong khoảng 2 đến 3 giờ cho chín hẳn bằng hơi lửa chứ không nướng trực tiếp trên than hồng như các món gà nướng khác. Gà sa lửa được ăn xé trực tiếp chấm với muối lá é, một loại lá rừng có vị chan chát đặc trưng của núi rừng tây nguyên sẽ làm món gà thêm phần nồng đượm.
Cơm lam lùi lửa than
Nếu đã nhắc tới gà sa lửa mà không nhắc tới một món ăn kèm cơm lam thì quả là một thiếu sót. Cơm lam được chế biến từ nguyên liệu chính là gạo nếp nương – một loại nếp cạn của đồng bào dân tộc thiểu số Đắk Lắk. Nếp nương được ngâm 2 giờ đồng hồ, sau đó cho vào ống lam (hay còn gọi là ống nứa hoặc ống lồ ô) rồi lấy lá chuối nén chặt đầu lam lại, và đưa vào nướng. Cơm lam không nướng trực tiếp trên than hoặc lửa mà lùi dưới tro trấu của than hồng cho tới khi ống lam chuyển từ màu xanh tươi qua màu vàng úa cháy xém là được. Cơm lam với mùi thơm đặc trưng của ống lam quyện với nếp nương thơm nồng ăn với muối mè (vừng) sẽ làm cho mọi người ấn tượng mãi.
Cơm lam, gà sa lửa và cồng chiêng sẽ là một điểm nhấn thú vị của một điểm dừng chân cho du khách khi ghé tới cao nguyên Đắk Lắk hùng vĩ này
Video đang HOT
Theo MNMN
8 món cơm ngon bạn nên thử một lần trong đời
Nhờ sự kết hợp thú vị, cách chế biến độc đáo, cơm lam, cơm âm phủ, cơm trái dừa... là những món cơm ngon bạn nên thử ít nhất một lần trong đời.
Cơm tấm
Cơm tấm là một trong những món ăn đặc trưng của Sài Gòn và là món có thể ăn vào bất kỳ thời gian nào trong ngày hay trong năm mà không ngán, ngấy. Nguyên liệu của món ăn này khá đơn giản với những hạt cơm được nấu từ gạo gãy, miếng sườn nướng cháy cạnh, ít bì, rau góp. Yếu tố quan trọng không kém để làm nên đĩa cơm tấm đầy mê hoặc là chén nước mắm đủ vị chua, cay, mặn, ngọt đi cùng.
Ảnh: food.vn
Cơm trái dừa Bến Tre
Cơm trái dừa chế biến khá đơn giản. Chọn những trái dừa xiêm có kích thước và độ già vừa phải, khéo léo phạt ngang một miếng nhỏ trên đầu để tách lấy nước dừa cũng như làm "vung". Tiếp đó, lấy một lượng gạo ngon, vo sạch, để ráo, rồi cho vào trái dừa cùng lượng nước dừa vừa đủ. Đậy nắp lại, hấp cách thủy khoảng 2 tiếng là bạn đã có món cơm ngon với hương thơm, vị ngọt, khó cưỡng.
Ảnh: amthuc365
Món cơm này cũng có một cách chế biến khác là nấu cơm với nước dừa trong nồi riêng. Tôm tươi, thịt ba chỉ, lạp xưởng, chả lụa xắt hạt lựu, cà rốt xào sơ. Khi cơm chín, cho cơm ra tô, trộn chung với hỗn hợp trên và đậu Hà Lan rồi cho tất cả vào quả dừa hấp cách thủy khoảng 30 phút. Chế biến theo cách này, món cơm dừa không chỉ béo, mềm mà còn hấp dẫn với nhiều màu sắc và hương vị.
Cơm ghẹ Phú Quốc
Cơm ghẹ Phú Quốc mời gọi thực khách với những hạt cơm chiên săn chắc, thịt ghẹ ngọt chắc, đỏ của sốt cà, đậm đà của nước mắm. Cách chế biến món cơm ghẹ khá cầu kỳ. Ghẹ chọn những con có kích thước vừa phải, hấp sơ với gừng, sả. Khi ghẹ chín, khéo léo tách lấy phần thịt, phi thơm tỏi, rồi xào/chiên cơm hơi săn hạt mới cho hành tây, thịt ghẹ vào xào chung. Cuối cùng gia giảm gia vị cùng ít tương cà để cơm có màu đẹp, thơm ngon.
Ảnh: daongocphuquoc.net
Cơm Âm phủ
Cái tên mang một chút âm u khiến nhiều người liên tưởng ngoại hình không được đẹp của món ăn. Thế nhưng, ngược lại với điều đó, cơm Âm phủ mê hoặc thực khách với tạo hình bông hoa nhiều màu sắc được tạo từ tất cả các nguyên liệu như cơm trắng, tôm, thịt nướng, chả lụa, trứng tráng, rau thơm, dưa leo, đồ chua...
Ảnh: wordpress
Bạn có thể thưởng thức cơm Âm phủ cả 4 mùa trong năm tại các nhà hàng, quán ăn lớn nhỏ khắp cả nước, nhưng để cảm nhận trọn vẹn vị ngon của món ăn này không đâu bằng Huế.
Cơm hến
Cơm hến hấp dẫn với vị chua thanh của khế, thơm ngậy của rau thơm, tươi ngọt của bắp chuối, bạc hà, thơm giòn của đậu phộng, cay của ớt, đậm đà của mắm ruốc, ngọt dẻo của cơm, đằm thắm của hến, béo ngậy của tóp mỡ... Món ăn này được xếp vào danh sách chống chỉ định cho người không biết ăn cay, song với những người "hảo cay" thì việc cắn thêm trái ớt hiểm vẫn chưa đủ vị.
Ảnh: vietstreetfood
Cơm cháy Ninh Bình
Nếu thử so sánh về độ cầu kỳ của các món cơm, thì cơm cháy Ninh Bình được xếp đầu tiên. Muốn có một phần cơm cháy Ninh Bình ngon phải đảm bảo các yếu tố sau: Cơm phải được nấu bằng nếp hương, nấu trong nồi gang và nấu bằng củi. Sau khi cơm cạn, để than nhỏ ủ đến khi lớp cơm dưới đáy nồi vàng ươm, giòn ruộm. Lúc đó, người nấu mới nhẹ nhàng tách lấy phần cháy đem phơi nắng. Khi khô, cơm được ủ cất cẩn thận để tránh ẩm mốc. Khi ăn thì mang ra chiên với dầu.
Ảnh: dulichninhbinh
Cơm cháy Ninh Bình dùng kèm với thịt bò, tim, cật lợn xào với các loại rau như hành tây, nấm rơm, cà rốt và cà chua... Món ăn này hấp dẫn ở vị giòn, nóng, tơi của cơm cháy cùng vị đậm đà của món xào thập cẩm.
Cơm gà Hội An
Với cách chế biến gà là luộc chín, xé nhỏ, bóp thấm với hành tây, gia vị, cơm gà Hội An là món ăn thể hiện rõ nhất gu ẩm thực của người miền Trung. Tuy gia giảm với nhiều gia vị mạnh song thịt gà trong món cơm này không hề bị bở, hay mất mùi gà mà ngược lại cay cay, thơm thơm đã miệng. Khác với các món cơm khác, cơm gà Hội An không mang đến cảm giác no đủ mà luôn tạo cảm giác thòm thèm.
Ảnh: pidivn
Cơm lam
Cách chế biến món cơm lam như sau: Chọn những cây tre có kích thước vừa phải, mắt dài. Cưa hay chặt thành nhiều đoạn khác nhau. Dùng cát rửa sạch phần lông tre bên trong rồi cho gạo nếp ngâm qua đêm, gia vị, một lượng nước vừa đủ vào ống rồi dùng lá chuối nút chặt miệng ống. Cho ống tre gạo nướng trực tiếp trong lửa. Khi mùi thơm của cơm loang dần trong không khí thì lấy ống cơm ra khỏi lửa, gọt bỏ lớp vỏ cháy đen bên ngoài, rồi thưởng thức.
Ảnh: Thoibaodulich
Theo MNMN
Gà sa lửa: Món ngon đặc trưng ở Tây Nguyên Ngoài cơm lam thì gà sa lửa cũng là món ngon mà du khách nên ăn thử. Những con gà được nướng chín vàng quyện hương thơm của lá chanh, chỉ mới ngửi thôi đã thấy thèm Ở Tây Nguyên hầu như địa bàn nào cũng có món ăn này, nhưng ngon nhất thì phải thưởng thức món ăn này ở bản Đôn...