Cơm không lành, canh chẳng ngọt: Cựu CEO WeWork quay lại kiện nhà đầu tư lớn nhất của mình
Động thái này được đưa ra sau khi SoftBank không thực hiện thương vụ mua lại cổ phần WeWork có thể lên tới 3 tỉ USD.
Người đồng sáng lập và cựu CEO WeWork Adam Neumann đã kiện SoftBank với cáo buộc ông lớn công nghệ Nhật Bản vi phạm một điều khoản quan trọng trước đó được nêu ra để SoftBank được quyền tiếp nhận kiểm soát WeWork, theo WSJ.
Adam Neumann nói rằng quyết định không thực hiện thoả thuận của SoftBank chỉ liên quan đến tình hình tài chính của chính công ty này.
Đơn kiện này hiện đã được đệ trình lên toà án Delaware Chancery. Theo WSJ, hồi tháng 4, SoftBank đã huỷ đề nghị thanh toán tới 3 tỉ USD để đổi lại cổ phần của WeWork với lý do được đưa ra là nhiều điều kiện không được đáp ứng cho tới thời điểm ngày 1/4. Nếu thương vụ này được thực hiện, Neumann sẽ có quyền bán gần 1 tỉ USD cổ phần WeWork cho SoftBank. Hiện tại, Adam Neumann không còn ngồi trong đội ngũ lãnh đạo của WeWork.
Video đang HOT
Về phần mình, SoftBank nói rằng hãng đang thực hiện nhiều hoạt động điều tra sau khi thoả thuận hồi tháng 10 năm ngoái được kí kết. SoftBank nói một số cơ quan chức năng đang yêu cầu thông tin về hoạt động tài chính của WeWork và các vấn đề làm ăn do Neumann thực hiện. Tháng trước, SoftBank nói rằng hãng này có thể ghi nhận một khoảng lỗ lên tới 8,4 tỉ USD trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3. Một phần khoản lỗ này đến từ việc các khoản đầu tư của SoftBank thông qua quỹ Vision Fund liên tục thua lỗ.
We Co, từng được định giá 47 tỉ USD sau một vòng đầu tư của SoftBank, đã liên tục để lộ những mặt xấu xí bên trong sau khi thực hiện IPO không thành công hồi năm ngoái. Các nhà đầu tư đã liên tục đặt ra ngờ vực liên quan đến định giá thức tế của nó cùng với đó là hành động quản trị doanh nghiệp.
Gặp hạn vì WeWork và Uber, lợi nhuận quý IV của SoftBank lao dốc 99%
Theo báo cáo tài chính mới công bố, lợi nhuận của SoftBank gần như mất hoàn toàn trong quý IV/2019, vì Quỹ Vision chịu các khoản lỗ lớn.
Theo báo cáo tài chính công bố hôm 12/2, lợi nhuận hoạt động của tập đoàn công nghệ Nhật Bản là 2,59 tỷ yen (23,6 triệu USD) trong 3 tháng cuối năm 2019, giảm 99% so với cùng kỳ năm trước. Yếu tố lớn nhất khiến lợi nhuận của công ty này giảm mạnh là những khoản lỗ của Quỹ Vision. Quỹ đầu tư này ghi nhận khoản lỗ tới 225 tỷ yen (2 tỷ USD) trong quý vừa rồi, chủ yếu do tình trạng làm ăn bết bát của WeWork và Uber.
Trong buổi công bố báo cáo tài chính, tỷ phú Masayoshi Son cũng thừa nhận về tình trạng yếu kém của Quỹ Vision, cùng với đó là nhiều tin xấu đã khiến các nhà đầu tư tiềm năng thất vọng. Năm ngoái, SoftBank đã ký biên bản ghi nhớ với hơn 10 công ty để thành lập Quỹ Vision 2. Khi đó, công ty cho biết họ dự kiến huy động 108 tỷ USD từ các công ty lớn như Apple, Microsoft, Foxconn và Standard Chartered.
Tuy nhiên, sự thất bại của WeWork và Uber đã khiến các nhà đầu tư lo ngại. Mùa thu năm ngoái, SoftBank đã chi khoảng 10 tỷ USD để "giải cứu" WeWork sau nỗ lực IPO thất bại. Trong khi đó, cổ phiếu của Uber giảm 8% kể từ khi "chào sàn" vào tháng 5.
Masayoshi Son phát biểu: "Ở thời điểm này, tôi nghĩ rằng quy mô của quỹ tiếp theo nên thu hẹp lại một chút, bởi chúng tôi đã khiến rất nhiều người lo lắng." Khi được hỏi liệu Quỹ Vision 2 có thể được huy động vốn hoàn toàn từ nguồn tiền của SoftBank hay không, Son trả lời: "Chúng tôi có thể tự đầu tư, nhưng chúng tôi có những đối tác muốn hợp tác, vì vậy nguồn vốn sẽ linh hoạt." Vị tỷ phú cũng cho rằng cổ phiếu SoftBank đang được giao dịch với mức chiếu khấu hơn 50% và nên có giá là 12.097 yen (110 USD).
Hiện tại, SoftBank đang bắt đầu đối mặt với những áp lực từ bên ngoài. Hồi đầu tháng này, nhà đầu tư chủ động Elliott Management tiết lộ rằng họ đã nắm giữ cổ phần đáng kể trong tập đoàn này và đang thúc giục SoftBank phải thay đổi để cải thiện tình hình hiện tại. Son cho biết ông đã có các cuộc họp với Elliott vào 2 tuần trước, miêu tả cuộc thảo luận rất "cởi mở" và "tốt đẹp".
Elliott Management và nhiều nhà phân tích muốn thấy được sự minh bạch hơn từ Quỹ Vision. Theo tỷ phú Son, Quỹ Vision được điều tiết theo luật của Anh, do đó họ tuân theo tất cả quy định đối với hoạt động của quỹ, nhưng muốn đưa ra nhiều nỗ lực hơn để tăng cường hoạt động quản trị và tính minh bạch."
Được yêu cầu phát biểu chi tiết về cách thức đầu tư của Quỹ Vision, ông cho hay, "gần 30 công ty trong danh mục đầu tư đã có lãi và 30 công ty trong đó chịu lỗ, bao gồm cả các công ty chưa niêm yết." Ông từ chối cung cấp thông tin chi tiết về các công ty tư nhân này, vì đây là điều khoản bảo mật trong thoả thuận.
Báo cáo lợi nhuận của SoftBank được đưa ra chưa đầy 24 giờ sau khi toà án Mỹ thông qua thương vụ sáp nhập 26 tỷ USD của T-Mobile và Sprint - nhà mạng Mỹ được SoftBank mua lượng cổ phần lớn gần 10 năm trước. Sau thông tin này, cổ phiếu SoftBank tăng giá mạnh trên sàn Tokyo.
Atul Goyal - nhà phân tích của Jefferies, nhận định: "Từ năm 2012, Sprint đã mang đến nhiều rắc rối cho SoftBank. Tập đoàn công nghệ đã nỗ lực vực dậy nhà mạng này nhưng không mấy hiệu quả." Bởi vậy, "dứt" được Sprint sẽ giúp SoftBank thoát khỏi khoản nợ 44 triệu USD trên sổ sách.
Theo GenK
Vì sao Nhật Bản thất bại trong cuộc đua công nghệ so với Mỹ Trong khi Mỹ và Trung Quốc xuất hiện hàng trăm startup với giá trị hơn 1 tỷ USD, Nhật Bản hiện chỉ có 3. Preferred Networks, startup chế tạo ra robot hỗ trợ mọi hoạt động của con người đang được kỳ vọng sẽ trở thành cú hích cho giới khởi nghiệp tại Nhật Bản. Daisuke Okanohara, đồng sáng lập Preferred Networks cho...