Cơm gà chính hiệu Tam Kỳ
Lữ khách dừng chân ở Tam Kỳ (Quảng Nam) đã một lần ăn cơm gà sẽ khó thể nào quên cái hương vị đặc trưng, mặn mòi do chính những người bản xứ chế biến.
Dĩa cơm gà chính hiệu Tam Kỳ.
Mặc dầu, nơi đây mới “lên đời” thành phố, nhưng bạn vẫn có thể thấy “hương đồng cỏ nội” qua những dòng sông quê với bồng bềnh mây trắng ở vùng ngoại ô. Cho nên nhiều lữ khách đã tức cảnh sinh mấy vần thơ “xứ Đoài”: “Ta nhớ Tam Kỳ mây trắng lắm/ Em có bao giờ em nhớ ta”. Thành phố Tam Kỳ nằm đúng giữa trung tâm của chiều dài đất nước, bạn sẽ mục kích con sông Trường Giang chảy dọc và con sông Tam Kỳ chảy xuôi.
Tam Kỳ được biết nơi có nhiều quán cơm gà nổi tiếng trên cả nước do chính bàn tay người Tam Kỳ chế biến như các quán cơm gà bà Luận (707 Phan Chu Trinh), cơm gà Tam Duyên (576 Phan Chu Trinh)… Tuy nhiên, cơm gà bà Luận, một thương hiệu nổi tiếng 50 năm trong nghề ẩm thực của miền Trung xứ Quảng.
Video đang HOT
Bà Luận cho hay, muốn cơm gà ngon trước tiên phải chọn loại gạo lúa mới khi nấu cơm sẽ thơm, ngon, dẻo. Sau khi gạo được vo sạch, ướp thêm gừng, tỏi giã nhuyễn để tạo mùi thơm. Muốn có dĩa cơm có màu sắc hấp dẫn, nên trộn thêm chút bột nghệ. Phi nóng dầu phộng hoặc bơ vào nồi với một ít tỏi băm nhuyễn rồi khuấy nhanh tay đến khi toả mùi thơm thì đổ gạo vào xào đến khi hạt gạo trở nên khô và bóng thì nhắc xuống.
Gà thịt để nấu cơm phải chọn gà ta nhưng phải được chăn thả, chỉ loại gà này thịt mới mềm, thơm và béo. Cho gà vào nồi với một củ gừng nhỏ và chút muối, đổ nước ngập 1/2 con gà. Khi nước gần sôi thì bỏ gà vào luộc và khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa. Đến khi dùng đũa tre xăm vào thịt, nếu đũa có thể xuyên dễ dàng, không thấy rỉ máu bên trong là thịt gà đã chín mềm bốc hương thơm, vớt ra để ráo.
Sau khi vớt gà ta, dùng nước luộc gà để nấu cơm. Đợi đến khi nồi cơm sôi, vừa cạn nước cho một ít lá dứa thơm vào để tạo mùi. Nồi cơm đạt yêu cầu khi hạt cơm đã chín, dẻo và hương nếp toả ra từ gạo mới ngào ngạt.
Ngoài ra, các phụ liệu tạo nên hương vị đặc trưng cho cơm gà Tam Kỳ còn có một ít nước mắm tỏi, ớt, rau răm, ngò tàu, cà chua, dưa leo… Bên cạnh dĩa cơm là thịt gà đã xé phay trộn với tiêu, hành tây, rau răm… trang trí thêm vài lát dưa leo, cà chua cho hài hoà về màu sắc.
Lại thêm, các quán cơm gà nơi đây cũng có các món gà khác như gà hấp lá chanh non sắc nhuyễn, gà luộc xé trộn rau thơm, gà kho gừng, gà xào sả, gà chiên bơ – chiên mắm, canh gà nấu với mướp đắng, miến dong…, khách cần món gì thì cứ gọi. Xin mời!
Theo PNO
Bánh lá gai của ngày cuối năm
Những ngày cuối năm, dù công việc gia đình có bận rộn đến mấy nhưng năm nào mẹ cũng tranh thủ thời gian để gói một nồi bánh ít lá gai.
Với mẹ, đây không chỉ là việc làm thường niên mà còn là một niềm vui lớn, vừa duy trì được truyền thống gia đình mấy mươi năm, vừa làm cho mâm cơm cúng ông bà trong ngày đầu xuân thêm đủ đầy.
Để có nồi bánh ngon, mẹ đã chuẩn bị loại nếp gặt ở ruộng nhà phơi khô thơm dẻo từ giữa năm trước. Rồi trước tết chừng hai mươi ngày, mẹ cũng đã dọn lại mấy lùm lá gai bên bờ rào để nó kịp cho lá non vào đúng dịp cuối năm. Cận ngày, mẹ đi ra vườn, chọn rọc những tàu lá chuối xanh non về phơi nắng cho lá héo dẻo, rồi tước lá ra thành từng mảnh, dùng kéo cắt cho lá có hình tròn sao cho vừa gói đủ một cái bánh.
Cùng với bao nhiêu món ngon khác, những chiếc bánh lá gai thường có trong mâm hoa quả, bánh trái dâng cúng ông bà, tổ tiên trong những ngày giỗ, đặc biệt là ba ngày tết cổ truyền - Ảnh: Tuy An
Lá gai gói bánh hái về phải non, tước bỏ hết cọng, đem luộc, để nguội, vắt cho khô nước rồi xắt nhỏ trộn giã hoặc xay với bột nếp, đường cho thật nhuyễn. Công đoạn này đòi hỏi tỉ mỉ, đúng cách thì bánh mới xanh và có hương vị thơm ngon. Nhân bánh cũng là một khâu quan trọng góp phần làm chiếc bánh thêm hấp dẫn. Thông thường, bánh lá gai trong ngày xuân được làm bằng nhân cơm dừa nạo thành sợi trộn với đậu phụng rang có pha đường và nước gừng tươi.
Khi chuẩn bị lá, làm bột, trộn nhân xong thì cả nhà ngồi quây quần bên nhau để cùng gói bánh. Bột được ngắt thành từng viên đều nhau to cỡ bằng trái chanh, sau đó dát mỏng, bỏ nhân vào giữa rồi túm lại vo tròn. Người gói chấm một ít dầu ăn thoa đều trên tấm lá trước khi gói viên bột để khi bánh chín khỏi dính vào lá.
Bánh lá gai ngày tết thường gói có hình chóp nón vuông góc thẳng cạnh thật đẹp. Khi gói xong bánh, mẹ xếp bánh cẩn thận trên chiếc vỉ đặt trong nồi nước để hấp. Lúc bánh chín, mẹ lại vớt ra xếp trên chiếc nia đợi nguội rồi mới xếp cẩn thận từng phần gửi cho ông bà, người thân, biếu tặng và phần để dành ngày tết trong gia đình.
Cùng với bao nhiêu món ngon khác, những chiếc bánh lá gai thường có trong mâm hoa quả, bánh trái dâng cúng ông bà, tổ tiên trong những ngày giỗ, đặc biệt là ba ngày tết cổ truyền. Ngày nay, dù có nhiều loại bánh hiện đại, tiện lợi hơn nhiều, song mẹ tôi và nhiều người khác vẫn không quên thói quen làm bánh lá gai mỗi độ xuân về.
Theo PNO
Nếm mỳ tươi chính hiệu Hong Kong ở Noodle Bar Những sợi mỳ tươi được chế biến tại chỗ từ tay nghề điêu luyện của các đầu bếp chuyên nghiệp là một trong những nét đặc trưng làm nên món mì ngon đặc biệt của nhà hàng mỳ Hong Kong Noodle Bar. Phát triển thành chuỗi nhà hàng mỳ Hong Kong, Noodle Bar không chỉ đem lại những món mỳ hảo hạng mà...