Cơm cháy nếp ‘tiếp chiêu’ ba khía
Ông bà ta thường dạy: chọn bạn mà chơi! Có lẽ, cơm nếp cũng học theo phép ấy, chỉ quý trọng món mắm ba khía.
Một khi hạt ngọc của trời gật đầu thì đố có sai. Khi ấy, nếp hóa thân thành dĩa cơm nếp ửng vàng, thơm lựng, giòn dẻo mê hồn.
Son phấn, có: ít nước mỡ hành lấm chấm xanh, mấy sợi thịt nạc heo chà bông màu mỡ gà e ấp, lất phất nhúm đậu phộng rang giã đôi. Nhờ vậy, tự thân công chúa cơm nếp đã hội đủ hương vị béo bùi, khiến khách sành ăn cũng khổ sở lắm rồi!
Khổ nỗi, nàng cơm nếp vẹn toàn hương sắc ấy chỉ chấm mỗi anh mắm ba khía rất ư nhà quê. Quả thật, tình trường lẫn tình đời lắm chuyện éo le.
Xét về ưu điểm hay sự khác biệt, chàng mắm ba khía có chút hậu vị mặn mòi của biển, cùng mùi nồng nồng đặc trưng nơi đất rừng ngập mặn. Đó là sự hòa quyện từ lớp lá cây: đước, mắm… lưu niên, với độ phèn đậm đặc, đỏ quạch chốn rừng ngập lợ – mặn.
Những điểm này, “nàng” cơm nếp kiêu sa không hề có. Thế là chúng trở thành tâm điểm của nhau. Bất cứ lúc nào, nơi nào khi cả hai xuất hiện liền có một lực hút vô hình mà mãnh liệt nổi lên. Chỉ những người từng nếm trải qua mới thấu hiểu, dễ cảm thông và ủng hộ chúng.
Video đang HOT
Và anh chàng mắm ba khía chân chất
Chưa tin, bạn có thể ghé lại một số quán ở TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương kiểm chứng.
Xin nói thêm, ba khía cũng có hai loại. Giống nhỏ con, que phớt màu tím xanh, đoạn gần móng không có lông, thường bò lom khom cho thịt nhiều và ngọt. Tuy nhiên, giống này đang hiếm dần. Cũng như cua, thịt ba khía cái luôn ngon hơn con đực.
Đa số mắm ba khía bán ở các sạp trong các chợ lớn của miền Tây, TP.HCM, Bình Dương đều mặn đến xót ruột và tanh kinh khủng. Muối quá mặn, có bán ế cỡ nào thì mắm cũng lâu hư.
Nhưng tai hại ở chỗ thịt con ba khía bị “bán” (mất) nhanh hơn. Sẽ thiệt xui cho các bà nội trợ non tay, khi mua phải. Vô tình, con mắm cũng bị ác cảm – hàm oan đeo đẳng: dở ẹt.
Chắc em mất eo!
Người nhà quê kỹ tính luôn lựa những con ba khía còn “sống nhăn”, chắc thịt, rửa bùn xả tanh thật kỹ, trước khi đem ủ mắm. Lúc mắm chín, họ lại trụng sơ qua nước sôi. Kế đến xé nhỏ, tao cùng vài muỗng mỡ heo hoặc dầu ăn, nêm đường thùng, bột ngọt, ít củ hành tím băm nhỏ.
Riêng chén nước dùng không thể thiếu: nước cốt khế hườm, chuối chát, khóm xắt hạt lựu, tỏi ớt giã. Phải trộn trước, đợi ngấm gia vị ít nhất một buổi mới ăn. Lúc dọn ra, họ không quên rắc mấy ngọn rau răm xanh mướt lên dĩa mắm. Có thêm năm, ba trái đậu rồng non mướt thì hết ý!
Đừng quên tráng miệng bằng vài ba tách trà ngon. Trà giúp tẩy trần hậu vị tanh của mắm lẫn giải khát, trợ tiêu hóa và gan giải độc hiệu quả hơn.
Theo Tapchiamthuc
Cơm cháy 'rời' xó bếp hóa sang
Khi đã đủ đầy, người ta ăn như tìm lại một thời, một khoảnh khắc tươi đẹp hoặc khốn khó... Nhờ vậy món cơm cháy "nở hoa". Trước cơm cháy cam phận nơi xó bếp. Nay cơm cháy đủng đỉnh trong nhà hàng sang trọng.
Giản tiện
Ngon và gọn đó là những tiện ích căn bản của cơm cháy. Những hạt ngọc của nền văn minh lúa nước khi gặp nước sạch và lửa hồng, do vô tình hay cố ý từ bàn tay người nấu, đã tạo nên những miếng cơm cháy thơm phức, nóng hôi hổi, ngoài giòn trong dẻo... Vừa thổi vừa ăn, ngon thuần khiết!
Mộc mạc và tinh tế cơm cháy gạo thơm - Ảnh: Trần Thắng
Cũng như dùng cơm nếp, ăn cơm cháy người ta thường bốc chứ không cần chén, đũa. Có thể chấm tí muối ớt, mắm ruốc, nước cá hoặc ăn không. Khi đó, cảm giác ngon như tăng gấp bội, vì người ăn đã tận dụng cả năm giác quan. Với lũ trẻ, đứng một chỗ, không ngon bằng vừa ăn vừa chạy ù đi chơi cùng chúng bạn.
Ông Võ Văn Tấn, một bậc cao niên ở Q.1, TP.HCM cười móm mém nói: "Xưa, ngoài người nghèo, cơm cháy với nước cơm chắt thường để dành cho trẻ nhỏ. Và ăn vụng luôn ngon hơn công khai. Nay người lớn cũng... tranh ăn!"
Lằn ranh giữa cơm cháy và khét thật mong manh. Cho nên trong cơm cháy vừa đủ lửa, hàm chứa cả chất mộc mạc lẫn tinh tế. Đấy là bất ngờ của ẩm thực Việt!
Cầu kỳ
Ở trên, nói đến sự vô tình có cơm cháy. Song nếu cố ý làm mẻ cơm cháy ngon không phải chuyện dễ. Gạo hoặc nếp phải chọn loại ngon. Lúa mới luôn cho cơm cháy thơm hơn, nhưng phải nấu ít nước hơn một chút. Nồi đất vẫn là chọn lựa số một. Bởi nồi đất hút ẩm tốt và có ý kiến cho rằng, nó còn giúp tăng hương vị thực phẩm được nấu. Củi ổi, củi đước cho than rực rỡ hơn.
Và quan trọng nhất vẫn là kinh nghiệm đo lửa, canh lửa của người nấu. Lằn ranh giữa cơm cháy và khét thật mong manh. Cho nên trong cơm cháy vừa đủ lửa, hàm chứa cả chất mộc mạc lẫn tinh tế. Đấy là bất ngờ của ẩm thực Việt!
Rộ nở
Chủ quán Cây Nhãn, ở Mỹ Tho (Tiền Giang) cho biết, khách quen phải gọi điện trước một giờ, mới chuẩn bị xong món cơm cháy nếp ăn với gà đất nướng than gáo dừa. Còn khách lạ, phải chịu khó... "xếp hàng" dài cổ. Quán này có từ trước 1975, qua hai thế hệ.
Thời nay, món cơm cháy giàu sắc điệu hơn - Ảnh: Trần Thắng
Cơm cháy nếp "sánh duyên" cùng gà đất nướng - Ảnh: Tấn Tới
Ở Sài Gòn, nhiều nhà hàng sang bán chạy món cơm cháy gạo thơm. Món ăn kèm cũng đa dạng: kho quẹt rau dại luộc, bống trứng kho tiêu cùng nhiều rau xanh, xốt hải sản... Thời gian chờ ngắn hơn khoảng 25 -30 phút. Bằng cách đầu bếp dùng chảo gang, trải mỏng cơm trắng, mở bếp ga... Hương vị sẽ không hoàn hảo, nhưng đa phần thực khách thông cảm được.
Thêm một lý do khác khiến cơm cháy dễ bán: sợ béo phì. Những công chức, giới văn phòng, nhất là phái nữ, rất chú trọng đến việc giữ dáng. "Mỗi cữ ăn, tôi cần một chén lưng là đủ. Thỉnh thoảng tôi rủ vài ba bạn thân hoặc đồng nghiệp đi ăn cơm cháy vừa hấp dẫn vừa không lo mất eo", chị Thủy, nhân viên tiếp thị một công ty sữa ở Q. Bình Thạnh, TP.HCM nói.
Cơm cháy là món ăn ưa chuộng của giới văn phòng - Ảnh: Trần Thắng
Ngoài ra, còn một dòng cơm cháy sấy đóng gói sẵn, nhiều chất béo, có cả chay và mặn. Những người kén ăn không chuộng mấy. Bởi nó quá giòn tựa cốm và có khả năng gây béo phì. Thế nhưng, dòng sản phẩm này vẫn có đối tượng riêng nhờ giá rẻ và tiện lợi.
Theo VNE
Khám phá đặc sản Bến Tre Bánh củ cải, bún bò cay, bánh tằm bì... là những đặc sản Bạc Liêu, những món ăn khiến du khách lưu luyến vùng đất của vị công tử "đốt tiền nấu trứng" nổi tiếng. Bánh củ cải Bánh củ cải Bạc Liêu có nguồn gốc của người Hoa. Bánh có vỏ ngoài làm bằng bột mì trắng pha với bột củ cải...