Cơm chay 0 đồng cho người nghèo khai trương, lên mạng mời gọi vì sợ ế
Thời gian đầu khi mới mở quán, nhà ăn nấu tới 250 phần thế nhưng mỗi ngày chỉ có khoảng 50 người đến dùng bữa.
Quán cơm chay 0 đồng lên mạng mời gọi mọi người vì “sợ ế”
Những ngày đầu mới khai trương quán ăn 0 đồng trên đường số 10, Khu dân cư Trung Sơn, huyện Bình Chánh, TP.HCM, anh Trần Thanh Long, Trưởng nhóm Thiện nguyện Nhất Tâm đã phải lên Facebook kêu gọi mọi người tới ăn vì “ế”.
Bài chia sẻ kêu gọi mọi người tới nhà ăn vì “ế” (Ảnh chụp màn hình)
Chia sẻ về lý do phải làm như vậy, anh Long cho biết nhà ăn nằm ở vị trí khá khuất, do vậy nhiều người không biết tới để đến ăn. Thời gian đầu khi mới mở quán, nhà ăn nấu tới 250 phần thế nhưng mỗi ngày chỉ có khoảng 50 người đến dùng bữa.
Quán cơm thiện nguyện 0 đồng được mở để phục vụ mọi người (Ảnh: Vũ Phượng)
Lúc ấy, các thành viên của nhóm thiện nguyện phải chia nhau ra đứng tận ngoài đầu đường, mời từng người vào ăn. Được biết trước khi mở chi nhánh số 9 này, nhóm Thiện nguyện Nhất Tâm đã mở được 8 chi nhánh, hoạt động được 2 năm trải khắp tại TP.HCM, Tiền Giang, Bà Rịa -Vũng Tàu và Đà Lạt.
Kể về nhóm của mình, anh Long cho biết nhóm hoạt động đều từ đóng góp của mọi người, đi làm thiện nguyện, phát cơm bệnh viện hay đi xây nhà tình thương. Số lượng thành viên của nhóm nhiều tới nỗi không đếm được, mỗi người cùng nhau góp một tay để cùng đi làm việc thiện. “Hôm nay người này ủng hộ nước rửa chén, thì người khác ủng hộ dầu ăn, người góp công sức. Điểm chung của tất cả những người trong nhà ăn Nhất Tâm là đều ăn chay trường. Tâm thanh tịnh thì mới gieo được duyên lành” – anh Long chia sẻ thêm.
Những món được phục vụ tại nhà ăn là các món chay (Ảnh: Vũ Phượng)
Là người đồng sáng lập chuỗi nhà ăn Nhất Tâm, anh Lữ Văn Tiến chia sẻ rằng quán ăn được mở vào buổi trưa từ thứ hai tới thứ sáu, và đặc biệt chỉ phục vụ cơm chay để nâng cao sức khỏe. Với quan niệm “của cho chẳng bằng cách cho”, những người tới dùng cơm tại nhà hàng sẽ đều được phục vụ với thái độ thân thiện. Các thành viên của nhóm thiện nguyện đều trò chuyện thân tình, gần gũi với khách, dành cho nhau những lời hỏi thăm như những người trong nhà để xóa nhòa khoảng cách xã hội. Những bữa cơm trưa cũng vì thế mà ấm cúng hơn nhiều.
Video đang HOT
Nói thêm về mục đích ra đời của chuỗi nhà hàng cơm chay, anh Tiến cho hay: “Chuỗi nhà ăn được mở để tạo nên hồi chuông mang tính lan tỏa cộng đồng, để mọi người đùm bọc, thương yêu, chia sẻ với nhau”.
Mặt bằng 17 triệu/tháng được tặng lại để làm việc thiện
Trong số 9 chi nhánh đã mở, có một số nơi mặt bằng được các thành viên trong nhóm trả tiền để thuê, trong khi số khác lại được mọi người tình nguyện tặng để làm việc thiện. Chi nhánh mới nhất được mở cũng là một trong những mặt bằng được ông Nguyễn Thanh Hải “tặng” cho nhóm để mở nhà ăn phục vụ mọi người.
Trước đó, khu vực này được ông Hải cho thuê với giá 17 triệu đồng mỗi tháng, tuy nhiên giờ trở thành nhà ăn 0 đồng. Chia sẻ về quyết định này, ông Hải nói với khuôn mặt ánh lên sự hạnh phúc: “Đây là nguyện vọng lâu nay của tôi. Hôm nay nhìn mọi người tới ăn cơm trưa, tôi thấy vui và hạnh phúc, rất sướng”.
Giọt nước mắt của người đàn ông vì được ngồi ăn trong nhà ăn khang trang với khay cơm còn nóng hổi (Ảnh: Thanh Niên)
Với nhiều người, nhà ăn được mở khiến họ cảm thấy như bớt được một phần nỗi lo cơm áo sau những ngày lao động. Ông Nguyễn Văn Duyên như mọi ngày nhấc từng bước chân nặng nhọc về phía nhà ăn, Nhận được khay cơm chay nóng hổi, ông vội ăn vì từ sáng chẳng có gì bỏ bụng rồi tấm tắc khen: “Cơm ngon quá!”
Được biết ông Duyên từng bị tai biến, nên giờ tay và chân trái ông đều yếu hơn, trong khi bên còn lại cũng bị run mỗi khi cầm nắm. Nói về niềm hạnh phúc khi được ngồi ăn trong quán cơm khang trang, sạch sẽ với những món ăn ấm nóng, ông bật khóc: “Từ nhỏ đến lớn tôi không có cha mẹ, tối ngủ ngoài đường. Tới bữa ai cho gì ăn đó, không thì mua 5 ngàn cơm rồi rắc muối tiêu vào ăn. Nay mới được ngồi trong quán và ăn một đĩa cơm chay đàng hoàng”.
Quán cơm giúp nhiều người lao động tiết kiệm được 1 phần chi phí trong cuộc sống mưu sinh hàng ngày (Ảnh: Thanh Niên)
Với ông Trần Văn Thanh (51 tuổi, bán vé số), người ngày nào cũng tốn khoảng 50.000 đồng mỗi buổi trưa cho tiền cơm và tiền nước thì được biết đến quán ăn là một điều vô cùng vui mừng. “Trước ngày nào cũng tốn nhiều tiền ăn nên đi bán cả ngày mà chẳng dư dả được bao nhiêu. Giờ sẵn dịp có quán từ thiện đỡ tốn tiền đặng mình lo tiền nhà này kia nữa. Nhờ quán giúp anh em bán vé số tụi tui nên mừng quá”.
Được biết sau lời kêu gọi trên Facebook, số lượng khách tới với nhà ăn đã đông hơn. Tuy nhiên, anh Long trưởng nhóm Thiện nguyện Nhất Tâm vẫn mong sẽ có nhiều người hơn nữa biết tới nhà ăn, để nhóm có cơ hội được phục vụ cơm chay 0 đồng cho tất cả mọi đối tượng.
Nguồn: Thanh niên
Theo Yan
Người phụ nữ Sài Gòn một thời giàu có, 94 tuổi sống gầm cầu, bán vé số
Bà tựa lưng vào gốc cây to trong công viên, sát lề đường Nguyễn Chí Thanh (P.9, Q.5, TP.HCM). Chiếc dù màu xanh nhàu nát là vật che mưa nắng cho bà. Đôi mắt bà lãng đãng nhìn xa xăm...
Buổi sáng của bà cụ bán vé số
Bà có mặt tại đây từ 6 giờ sáng do một anh xe ôm chở đến. Gương mặt bà rất phúc hậu. Da bà nhăn nheo, dấu ấn của thời gian năm tháng. Hỏi thăm về bà, được biết tên bà là Lê Thị Tuyết, 94 tuổi. Quê bà ở Đồng Tháp nhưng bà sống tại Sài Gòn từ rất lâu.
Sáng nào cũng vậy, cứ từ 6h bà có mặt tại công viên trên đường Nguyễn Chí Thanh để bán vé số.
Bà đi bán vé số và trụ lại đây đã nhiều năm. Hiện tại - theo lời bà - bà không có bệnh tật gì lớn, chỉ một vài bệnh vặt của người già. Sức khỏe tốt, hàng ngày bà ngồi từ 6 giờ sáng, bán hết 100 tờ vé số thì về.
Bà nói với chúng tôi: 'Bà già thì già nhưng không làm buồn lắm. Thôi thì mỗi ngày ra đây ngồi có đồng ra đồng vào, nhìn thế sự xoay vần cũng vui'.
Chúng tôi hỏi thăm về cuộc sống của bà, bà cho biết, bà sống hoàn toàn nhờ vào người dưng. Mỗi ngày bà bán được 100 tờ vé số, kiếm được 100.000đ.
Anh xe ôm đưa đi đón về chỉ lấy tiền xăng. Người đi đường, bà con tốt bụng thường xuyên mang đến tặng bà những hộp cơm, những tô cháo ấm lòng. Nhờ vậy mà những ngày cuối đời của bà trôi qua êm đềm và lặng lẽ.
Khách ghé vào mua vé số giúp bà.
Ngôi nhà dưới gầm cầu
Gần trưa, những tờ vé số cuối cùng đã được bán hết, bà xếp gọn đồ đạc để chuẩn bị về. Anh xe ôm đưa bà đến, giờ đón bà về. Chúng tôi từ biệt nhau, bà không quên mời tôi ghé lại thăm nơi cư ngụ của bà.
Đó là căn nhà nằm dưới gầm cầu Him Lam dọc theo sông Ông Lớn (Ấp 4B, Xã Bình Hưng, H. Bình Chánh). Hôm chúng tôi đến, cửa đóng hờ. Bên trong im lặng như tờ.
Ngôi nhà của bà dưới gầm cầu Him Lam.
Căn nhà chưa được 10m2 xây dựng trên khu đất rộng. Nhà làm bằng vật liệu rẻ tiền, thậm chí có cả những thứ phế liệu được chắp vá thành nhà. Nhìn bề ngoài, căn nhà ẩm thấp, bên trong càng bề bộn hơn.
Bà hỏi chúng tôi: 'Chú vào đây chú có dám nghĩ trước đây tôi là nhà giàu ở Sài Gòn này không?'. Nhưng không đợi chúng tôi trả lời, bà nói tiếp: 'Ngày trước tôi có ngôi nhà mặt tiền trên đường Trần Hưng Đạo. Gia đình tôi thuộc loại khá giả nếu không muốn nói là giàu có. Vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn, tôi trở thành trắng tay'.
Bên trong căn nhà chật hẹp, ẩm thấp và bề bộn. Nơi có mũi tên là chỗ bà dành cho con trai sau khi người con đó hết hạn cai nghiện trở về.
Bà có 4 người con nhưng một người đã mất. Ba người còn lại thì 2 người giờ đây rất khá, công việc ổn định. Chỉ có người con đầu dính vào ma túy gây ra cảnh nhà tan cửa nát.
Năm nay đã ngoài 50 tuổi, người con này của bà đang cai nghiện tại trung tâm cai nghiện với thời gian 2 năm, nay đã được 1 năm.
Nhắc đến người con này, giọng bà như đanh lại. 'Chú biết không, thời gian ở tù có thể hơn nửa tuổi đời của nó. Nó bị bắt rồi ra tù, ra tù rồi vào lại cứ thế diễn ra liên tục.
Mỗi lần nhìn nó lên cơn tôi không chịu được. Nó vật vã, đau đớn rồi nó phải tìm cho ra tiền để cắt cơn. Cứ thế rồi tôi phải bán căn nhà ở đường Trần Hưng Đạo với giá 35 lượng vàng. Chỉ một mình nó xài. Hai đứa em không lấy một đồng. Một thời gian thì của cải tiêu tan, tay trắng thành trắng tay.
Không nhà, không nơi cư trú, tôi đến nơi này để sống những ngày cuối của cuộc đời. Thấm thoát mà đã 6 năm rồi. Tôi không về ở với con mà chỉ muốn ở đây để chờ đứa cai nghiện trở về. Tôi đã dành cho nó một chỗ ở trên cao kia, khi nào về nó dọn làm chỗ ngủ'.
Ở một mình bà đành làm bạn với các pho tượng lượm được ở khắp nơi.
Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Hưng thừa nhận, bà Tuyết đã cư ngụ dưới gầm cầm Him Lam từ 5 năm nay. Bà có 3 con trong đó một người đang cai nghiện. Bà Tuyết không có hộ khẩu tại địa phương. Bà từng ở với con trai vốn là dược sĩ tại khu dân cư Trung Sơn được một thời gian thì tìm đến gầm cầu dựng nhà trú ngụ với lý do sống không thoải mái.
Gia đình bà Tuyết đủ điều kiện về kinh tế - bà Nga cho biết thêm - nên chính quyền địa phương chưa có hỗ trợ chăm lo gì cho bà. Sắp tới đây, UBND xã sẽ vận động bà Tuyết trở về chung sống cùng các con. Nếu bà không đồng ý, chúng tôi sẽ vận động các con của bà đưa bà vào trung tâm dưỡng lão để có điều kiện chăm sóc.
Trần Chánh Nghĩa
Theo vietnamnet
Quán cơm chay 0 đồng đắt khách giữa trưa nắng Sài Gòn Giữa trưa, được trao một hộp cơm, các cụ ông cụ bà miệng cười tươi, dùng hai tay nhận. Quán cơm chay Diệu Thường, rộng 9 m2, nằm trong con hẻm nhỏ đường Hòa Hưng, phường 13, quận 10, TP.HCM. Bà Nguyễn Hai là người phụ trách việc nấu ăn, đi chợ của quán. Hơn 9 tháng qua, từ thứ hai đến thứ...