Cơm bệnh viện ở Nhật ngon như trong nhà hàng
Một phụ nữ mới sinh con tại một trung tâm y tế ở Miso, Nhật Bản đã đăng tải một loạt các bức ảnh về đồ ăn ở đây và khiến mọi người lầm tưởng rằng cô đang được phục vụ tại một nhà hàng.
Sản phụ có nickname Jenkinsinjapan viết trên mạng xã hội Imgur rằng, vì dự kiến sinh thường nhưng sau đó lại phải sinh mổ nên cô được phục vụ theo thực đơn tiêu chuẩn của bệnh viện gồm bánh kếp, bánh mì, hải sản và mì ý. Tất cả đều tuyệt vời tới nỗi chúng có thể khiến đồ ăn trong một số nhà hàng cao cấp cảm thấy hổ thẹn.
Jenkinsinjapan cũng nói rõ đây là một bệnh viện tư, song hầu hết chi phí đều do bảo hiểm chi trả.
Các trung tâm y tế tại Nhật Bản nổi tiếng với đồ ăn chất lượng. Năm ngoái, một bài viết tương tự về các món ăn tại một bệnh viện khác cũng đã được cư dân mạng quan tâm. Theo trang tin tức Grape, người Nhật thường coi trọng chất lượng đồ ăn khi chọn bệnh viện để tới điều trị.
Dưới đây là loạt ảnh về các món ăn mà sản phụ Jenkinsinjapan đã được phục vụ sau khi vượt cạn:
Video đang HOT
Sầm Hoa
Theo Vietnamnet
Những sự thật đáng sợ của các bà mẹ lần đầu đi sinh
Bạn sẽ cảm thấy vô cùng háo hức khi sắp sửa được trở thành mẹ, nhưng cũng đồng thời bạn sẽ phải đối mặt với vô vàn nỗi sợ. Cho dù bạn chọn sinh thường hay sử dụng các biện pháp hỗ trợ khác, thì những nỗi sợ sau chắc chắn vẫn sẽ hiện lên trong đầu bạn.
1. Khám trong
Khám âm đạo (hay còn gọi là khám trong) là thủ thuật thường được thực hiện với bà bầu đã xuất hiện cơn co chuyển dạ hoặc với những trường hợp quá ngày dự sinh. Để thực hiện khám âm đạo, bác sỹ đeo găng tay vô trùng và đưa tay vào bên trong âm đạo kiểm tra cổ tử cung đã mở được bao nhiêu phân.
Dù đây là quá trình thăm khám bắt buộc nhưng cũng khiến nhiều sản phụ "ngượng chín mặt", nhất là khi được thăm khám bởi bác sỹ nam.
2. "Phô bày" cơ thể
Một vấn đề khác khiến các chị em, đặc biệt là người sinh con lần đầu lo lắng khi chuẩn bị sinh là việc phải "phô bày" thân thể trước sự chứng kiến của các y bác sĩ. Nếu sinh thường, mẹ sẽ được mặc áo còn sinh mổ thì sẽ được khỏa thân hoàn toàn.
3. Đặt ống thông tiểu
Trước khi mổ lấy thai, để tránh nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra trong khi phẫu thuật, phụ nữ sẽ được bác sĩ đặt ống thông tiểu vào niệu đạo. Ban đầu, mẹ sẽ cảm thấy ngứa ran và sau đó là khó chịu vì có dị vật trong người. 24 giờ sau sinh, mẹ sẽ được tháo ống thông tiểu. Tuy nhiên, nếu sau sinh mẹ vẫn bị khó đi tiểu thì cần duy trì ống thông thêm một thời gian nữa.
4. Đi vệ sinh không tự chủ
Khi em bé di chuyển sâu xuống kênh sinh, đầu sẽ gây áp lực trực tiếp lên trực tràng, khiến mẹ dễ thấy buồn tiểu tiện hoặc đại tiện.
Khi đang trong quá trình sinh nở, mẹ cũng khó có thể tập trung kiểm soát vấn đề này nên việc vô tình "xả chất thải" trên bàn sinh không phải chuyện hiếm gặp.
5. La hét mất hết hình ảnh
Khi đang "hưởng thụ" cơn đau đẻ trong truyền thuyết, nhiều mẹ sẽ không kiềm chế được mà la hét, mắng chửi, thậm chí là đánh chồng. Lúc đó chắc hẳn mẹ cũng không quan tâm nhưng sau khi sinh nghĩ lại thì có thể cảm thấy ngượng ngùng vì mất hết hình tượng.
Làm thế nào để cảm thấy thoải mái khi sinh con?
Chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp bạn bớt lo lắng trong thời kỳ mang thai. Bạn hãy tìm hiểu càng nhiều càng tốt về các dấu hiệu chuyển dạ, quá trình sinh con và phục hồi sau khi sinh. Tâm lý mong muốn sinh con chứ không phải là sợ hãi cũng sẽ giúp bạn thấy thoải mái hơn.
Hãy nói chuyện với nữ hộ sinh, bác sĩ sản khoa hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe về những lo lắng của bạn và họ sẽ giúp bạn vượt qua những lo lắng đó.
Chia sẻ nỗi lo lắng của bạn với chồng, người thân và bạn bè. Họ sẽ chia sẻ kinh nghiệm và giúp bạn thấy thỏai mái hơn.
Tránh nghe những câu chuyện không hay về sinh nở.
Lên kế hoạch sinh con thật cẩn thận và chuẩn bị trước cho các tình huống ngoài dự kiến. Hãy nhớ rằng, bạn không thể kiểm soát hòan toàn khi chuyển dạ và sinh con mà các bác sĩ sẽ giúp bạn việc đó.
Tham dự các lớp bổ sung kiến thức về sinh sản.
Tin tưởng vào bác sĩ. Họ có hệ thống và quy trình để đảm bảo an toàn nhất cho mẹ và bé.
Đừng ngại đặt câu hỏi. Nếu bạn cảm thấy bối rối, không chắc chắn, sợ hãi hay lo lắng thì hãy chia sẻ điều đó với nữ hộ sinh / bác sĩ sản khoa. Cảm giác căng thẳng sẽ khiến bạn không thoải mái khi sinh nở.
Tìm hiểu thông tin về chuyển dạ, sinh con, chọn cách giảm đau và phục hồi sau khi sinh.
Tham gia các lớp thư giãn như yoga, thư giãn cơ bắp, tham gia giáo dục, thiền định và mát-xa.
Luôn nhớ rằng sinh con là chuyện bình thường, và nó đang diễn ra hàng ngày với mọi người. Mặc dù với cá nhân kinh nghiệm là giới hạn nhưng với cả quá trình thì chuyện đó hoàn toàn thông thường.
Theo www.phunutoday.vn
75 sinh viên sắp tốt nghiệp ĐH Sư phạm bị ngộ độc nhập viện 75 sinh viên của trường đại học Sư phạm Hà Nội 2 (Vĩnh Phúc) sau khi ăn liên hoan chia tay cuối khóa tại một nhà hàng đã phải nhập viện trong tình trạng bị ngộ độc. Chiều 16-5, một lãnh đạo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) cho biết đêm ngày 14-5, nhà...