Colombia ngừng mở cửa biên giới với Venezuela
Colombia thông báo sẽ ngừng mở cửa khẩu biên giới với Venezuela trong 2 ngày cuối tuần 23/7 và 24/7.
Việc đóng cửa biên giới này sẽ khiến người dân Venezuela không thể qua nước láng giềng mua nhu yếu phẩm.
Người dân Venezuela sang mua hàng hóa tại Cucuta, Colombia.
Colombia đã thỏa thuận với nhà chức trách Venezuela về việc sẽ không mở lại cửa khẩu như đã thực hiện trong 2 lần cuối tuần gần đây. Hàng trăm nghìn người Venezuela đã đổ xô sang Colombia mua lương thực, thực phẩm và thuốc men. Đối với nhiều người, dù phải vất vả nhưng đây là giải pháp tuyệt vời trong bối cảnh Venezuela khan hiếm hàng hóa trầm trọng.
Theo phía Colombia, các cửa hàng tại Cucuta đã bán khoảng 1,3 triệu USD hàng hóa cho người dân Venezuela trong những ngày mở cửa biên giới vừa qua. Tuy nhiên, tình trạng hàng trăm nghìn người Venezuela ồ ạt kéo sang mua bán nhu yếu phẩm ở Colombia khiến nước này gặp một vài rắc rối về tỷ giá hối đoái và khan hiếm các mặt hàng như: dầu ăn, đường và bột mì tại các siêu thị. Ngoài ra, các nhân viên ngành xe tải Colombia cũng đang tiến hành đình công từ nhiều ngày nay khiến tình trạng thiếu hàng hóa càng trở nên căng thẳng.
Video đang HOT
Theo VTV
Đừng tưởng ai cũng có 'quyền được chết'
Cái chết nhân đạo, hay quyền của một người yêu cầu bác sĩ cho mình được chết, vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi gay gắt.
Tính đến tháng 6-2016, chỉ mới có năm quốc gia trên thế giới cho phép thực hiện "cái chết nhân đạo", bao gồm: Hà Lan, Bỉ, Ireland, Colombia và Luxembourg. Theo nghiên cứu của ĐH Ottawa (Mỹ), "cái chết nhân đạo" là khi một bác sĩ trực tiếp chấm dứt sự sống của một người khác, bởi họ tin rằng đây là cách tốt nhất đối với người đó nhằm tránh những đau đớn và chịu đựng từ tình trạng sức khỏe vô phương cứu chữa. Người y, bác sĩ sau khi được yêu cầu sẽ tiêm chất độc vào cơ thể bệnh nhân.
Người bệnh phải đang đau đớn cùng cực
Hà Lan là nước đầu tiên trên thế giới hợp pháp hóa quyền được "chết nhân đạo" vào năm 2002. Tuy nhiên, chính phủ Hà Lan cũng đưa ra các điều kiện vô cùng nghiêm ngặt để một bệnh nhân được quyền yêu cầu biện pháp này: Bệnh nhân phải đang chịu đựng sự đau đớn cùng cực, đang mắc căn bệnh không còn cách chữa trị và yêu cầu "được chết" phải được bệnh nhân đưa ra trong tình trạng hoàn toàn tỉnh táo và nhận thức được quyết định của mình. Tính đến năm 2010, tại Hà Lan đã có hơn 3.000 trường hợp được tiêm thuốc độc tự tử theo nguyện vọng của bệnh nhân. Tất cả đều được thực hiện dưới sự giám sát y tế kỹ lưỡng. Biện pháp tiêm thuốc an thần giảm đau cho những bệnh nhân không thể nào chữa trị được nữa cũng phổ biến tại Hà Lan.
"Cái chết nhân đạo" có phải là "bỏ mặc cho chết"?
Tổng thống Pháp Franois Hollande cũng từng hứa hẹn sẽ xem xét, đưa ra các đạo luật cho phép "quyền được chết trong danh dự". Tuy nhiên, ông luôn một mực từ chối các yêu cầu hợp pháp hóa "cái chết nhân đạo" tại đất nước hình lục lăng. Khái niệm về quyền được "bỏ mặc cho chết" đã được trình bày trong giới lập pháp nước này từ năm 2005. Theo đó, các bác sĩ được phép quyết định "hạn chế hoặc ngưng các biện pháp điều trị vô vọng, không có khả năng cứu sống bệnh nhân hoặc không làm được gì khác ngoài giữ bệnh nhân trong tình trạng sống thực vật". Trong các trường hợp đó, luật của Pháp cho phép các bác sĩ được sử dụng các loại thuốc giảm đau cho bệnh nhân, kể cả các loại có khả năng gây ra phản ứng phụ và rút ngắn thời gian sống.
Gia đình Vincent Lambert, một nạn nhân tai nạn giao thông tại Pháp, mong muốn kết thúc hỗ trợ sự sống của bệnh nhân để chấm dứt đau đớn. Ảnh: AFP
Được chết "trong danh dự"
Một hình thức tương tự "cái chết nhân đạo" là "hỗ trợ tự sát", khi đó người bệnh sẽ tự tiêm chất độc vào người bằng đơn thuốc được kê bởi y, bác sĩ. Khái niệm "cái chết nhân đạo" được sử dụng cho cả hai trường hợp một người yêu cầu hoặc không đủ nhận thức để yêu cầu được chấm dứt sự sống. Tuy nhiên, luật pháp đại đa số các nước trên thế giới không chấp nhận hoạt động này. Ở phần lớn các nước, việc gây ra cái chết của một người khác, kể cả khi người đó yêu cầu được chết, đều bị xem là hành động giết người và phải chịu những án phạt rất nặng, từ tù giam đến tử hình.
Theo tổng hợp của Cơ quan Y tế Anh (NHS), những người ủng hộ việc hợp pháp hóa "cái chết nhân đạo" chủ yếu cho rằng mọi người đều có quyền tự do được quyết định về sự sống và cơ thể của mình, miễn sao nó không ảnh hưởng đến các quyền lợi của người khác trong xã hội. Nhóm này cho rằng mọi người đều được phép lựa chọn mình chết vào lúc nào, bằng cách nào và được quyền chết "với danh dự" thay vì chờ căn bệnh hay tình trạng sức khỏe hủy hoại con người mình.
Một nhóm các ý kiến khác lại cho rằng việc cho phép "cái chết nhân đạo" sẽ là một quyết định mang tính thực tế. Nhóm này cho rằng hiện có nhiều biện pháp góp phần chấm dứt sự sống của bệnh nhân nhưng vẫn không chịu thừa nhận là một hình thức "giết người" vì mục đích nhân đạo. Những người ủng hộ lựa chọn "cái chết nhân đạo" cho rằng việc hợp pháp hóa sẽ giúp quản lý chặt chẽ hơn các hoạt động này, tránh việc lạm dụng và gây hại cho bệnh nhân.
Nguy cơ bệnh nhân bị gây hại
"Cái chết nhân đạo" bị phản đối không chỉ vì nó đi ngược lại các niềm tin và giá trị xã hội phổ thông, mà còn vì mối lo ngại quyền này bị lạm dụng và gây hại cho người bệnh. Theo nghiên cứu năm 2011 của ĐH Ottawa, mỗi năm tại các nước hợp pháp hóa quyền này có hơn 900 người được tiêm chất độc chết người vào cơ thể mà chưa đưa ra quyết định đồng thuận. Trong khi đó, trên thế giới mỗi năm có gần 50% các ca "chết nhân đạo" không được ghi nhận và báo cáo lại cho những cơ quan quản lý.
Tại Anh, vấn đề này đã được trình lên quốc hội để tranh luận vào năm 2014 nhưng vẫn không được thông qua, theo The Guardian. Phần đông các ý kiến cho rằng việc hợp pháp hóa vấn đề này sẽ tạo ra những hệ lụy khó lường trong hệ thống y tế đất nước, mở ra những "vùng xám" tai hại không thể kiểm soát được và các nhà lập pháp sẽ phải hối hận về sau. Tờ The New York Times cũng cảnh báo nguy cơ "cái chết nhân đạo" sẽ bị lạm dụng để ngược đãi người già và những người nghèo không có khả năng chi trả các chi phí chữa trị trong xã hội. Tờ báo này cũng cho rằng vấn đề trước nhất cần giải quyết là sự bất bình đẳng về quyền được tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng cao, đảm bảo khả năng chữa trị cho cả người nghèo để họ không rơi vào tình trạng "vô phương cứu chữa".
Mối lo ngại về lạm dụng quyền được chọn cái chết ngày càng trở nên rõ rệt. Tại Hà Lan, các nhà lập pháp nước này từng sẵn sàng cân nhắc cho phép những người trên 70 tuổi và "không còn thiết tha được sống" được chọn "cái chết nhân đạo". Yếu tố bệnh nhân không còn hy vọng được chữa trị, thậm chí bị lờ đi trong nhiều ca bệnh. Liên Hiệp Quốc cũng đã kết luận đạo luật "cái chết nhân đạo" của Hà Lan đã vi phạm Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới, mở ra các rủi ro đe dọa quyền được sống của con người.
Bác sĩ trở thành tội phạm giết người Tại Mỹ, theo tờ The Guardian, chỉ có năm tiểu bang cho phép bác sĩ kê đơn thuốc bao gồm các chất độc chết người cho bệnh nhân khi được bệnh nhân yêu cầu hỗ trợ "được chết". Việc bác sĩ tự tay tiêm chất độc hay gây ra cái chết của bệnh nhân, dù được bệnh nhân yêu cầu, sẽ bị xem như hành động giết người. Oregon là bang đầu tiên chấp nhận cho bác sĩ hỗ trợ các bệnh nhân "vô phương cứu chữa" được tự sát bằng cách này. Đạo luật này đã bắt đầu được áp dụng từ năm 1997 và chỉ cho phép cân nhắc lựa chọn này nếu bệnh nhân mang bệnh hiểm nghèo và chỉ còn ít hơn sáu tháng để sống. Trong năm 2013, có khoảng 300 bệnh nhân không còn cơ hội sống yêu cầu được kê đơn thuốc để tự tử. Trong số đó có 230 người quyết định tiêm thuốc và đã chết, số còn lại đã thay đổi quyết định của mình và trả lại thuốc cho các cơ sở chữa trị.
TRUNG NHÂN
Theo PLO
Colombia: Máy bay quân sự Mi-17 chở 16 binh sỹ gặp nạn Ngày 27/6, Tư lệnh quân đội Colombia Alberto Mejía đã xác nhận và thông báo phát hiện ra nơi máy bay quân sự của nước này, chở 16 binh sỹ trong đó có 5 người thuộc tổ lái, bị tai nạn tại bang miền Trung. Một chiếc trực thăng Mi-17. (Nguồn: Sputnik) Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Mejía cho biết...