Colombia: FARC khai trừ các thành viên vũ trang ly khai
Lực lượng cách mạng thay thế của chung (FARC) ra tuyên bố khai trừ khỏi đảng các thành viên ly khai của nhóm từng xuất hiện trong một băng video hồi tháng Tám tuyên bố trở lại con đường vũ trang.
Các thành viên FARC. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, ngày 10/10, chính đảng Lực lượng cách mạng thay thế của chung ( FARC) – thành lập từ nhóm du kích Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia sau thỏa thuận 2016, đã ra tuyên bố khai trừ khỏi đảng các thành viên ly khai của nhóm từng xuất hiện trong một băng video hồi tháng Tám tuyên bố trở lại con đường vũ trang.
Nổi bật trong số này có Luciano Marín Arango – còn được biết tới với tên gọi “Iván Márquez” người từng là nhân vật số 2 và trưởng đoàn đàm phán hòa bình của FARC – và Seuxis Paucias Hernández – còn được biết đến với tên gọi “Jesús Santrich,” một tư lệnh quân sự kỳ cựu.
Hiện tại các nhân vật này cũng đã bị đặt ngoài vòng pháp luật và sẽ không được hưởng quy chế tư pháp đặc biệt vì hòa bình.
FARC tái khẳng định “tiếp tục tiến trình hòa bình, tuân thủ những điều đã thỏa thuận” với Chính phủ Colombia và Liên hợp quốc, đồng thời cho biết có tới 95% cựu du kích trong hàng ngũ của nhóm này vẫn cam kết với tiến trình hòa bình và không quay trở lại con đường vũ trang./.
Video đang HOT
Theo Lê Hà (TTXVN/Vietnam )
Cuộc chiến mới khốc liệt ở thung lũng biên giới Colombia-Venezuela
Biên giới Colombia-Venezuela đang diễn ra cuộc chiến khốc liệt giữa các nhóm phiến quân tranh giành quyền kiểm soát thung lũng ma túy ở Catatumbo.
Cuộc chiến ở thung lũng ma túy Colombia
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) đã công bố báo cáo vào ngày 8 tháng 8 năm 2019 rằng, các nhóm vũ trang bất hợp pháp đã đấu đá quyết liệt với nhau để kiểm soát các tuyến đường buôn bán ma túy ở khu vực Catatumbo của Colombia, giáp với biên giới Venezuela.
Catatumbo có diện tích khoảng hơn 4800 km2, tiếp giáp với Venezuela và trong năm 2017, khu vực này đã sản xuất khoảng 15% sản lượng coca của Colombia, theo số liệu của U.N. Khu vực miền núi đã bị những kẻ buôn bán ma túy kiểm soát và sử dụng như là một đại bản doanh để xuất khẩu cocaine.
Cuộc chiến đẫm máu giữa các nhóm vũ trang bất hợp pháp đã buộc khoảng 40.000 người phải rời bỏ nhà cửa của mình ở khu vực thung lũng ma túy mới, nằm trên biên giới Colombia-Venezuela.
HRW đã công bố một báo cáo dài 64 trang về các hành vi tấn công và ngược đãi của các nhóm vũ trang đối với thường dân ở khu vực miền núi hẻo lánh ở Catatumbo.
Trong báo cáo có tên là "Cuộc chiến tranh ở Catatumbo", Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết, ba nhóm vũ trang đang chiến đấu tranh giành các tuyến đường ma túy và đồn điền coca bị phiến quân FARC bỏ rơi trong khu vực, bao gồm Quân đội Giải phóng Nhân dân (Popular Liberation Army-PLA), Quân đội Giải phóng Quốc gia (National Liberation Army-NLA) và một nhóm nhỏ trước đây là các cựu tay súng của FARC.
Bản báo cáo, bao gồm các cuộc phỏng vấn với những đứa trẻ bị buộc phải làm việc thu hoạch lá coca, nguyên liệu thô cho cocaine, cho biết, các nhóm vũ trang này đã trục xuất hàng ngàn cư dân nông thôn ra khỏi nhà của họ, sát hại các nhà lãnh đạo cộng đồng và tuyển dụng trẻ em vào hàng ngũ của chúng.
Tình hình phản ánh những thách thức an ninh quan trọng mà Colombia phải đối mặt, sau khi chính phủ ký thỏa thuận hòa bình năm 2016 với nhóm du kích FARC (Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia), để lại một khoảng trống được lấp đầy bởi các nhóm vũ trang nhỏ hơn đã di chuyển vào Catatumbo và các khu vực xa xôi khác, mở ra một làn sóng ma túy mới đầy bạo lực.
Cảnh sát chống ma tuý Colombia nhìn xuống một cánh đồng coca gần La Gabarra, thuộc vùng Catatumbo, ngày 11 tháng 5 năm 2000
Địa ngục ma túy đối với dân chúng Colombia-Venezuela
Tưởng như "Hiệp định hòa bình" năm 2016 giữa chính phủ Colombia và Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia (FARC) đã mang đến một cơ hội mang tính bước ngoặt để ngăn chặn những hành vi lạm dụng và tàn bạo nghiêm trọng liên quan đến một cuộc xung đột vũ trang kéo dài hàng thập kỷ.
Nhưng trong thực tế, thỏa thuận này đã trở thành một thảm họa, bởi chính phủ Colombia không thực hiện kiểm soát hiệu quả đối với tất cả các lãnh thổ trong các khu vực mà FARC từ bỏ quyền kiểm soát.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã buộc tội chính phủ Colombia không đáp ứng các nghĩa vụ của mình, nhằm bảo vệ dân thường trong khu vực, bao gồm khoảng 25.000 người di cư Venezuela.
Tổ chức này cho biết, những người di cư chạy trốn khỏi khó khăn kinh tế ở Venezuela, phụ nữ thì bị ép làm nghề mại dâm ở Catatumbo, trai tráng thì một số gia nhập các nhóm vũ trang bất hợp pháp, số đàn ông khác, thậm chí là cả thiếu niên cũng đang phải đi thu hoạch thuê lá coca trong một nỗ lực tuyệt vọng để nuôi sống gia đình họ.
Báo cáo cho biết, đã có 231 vụ giết người ở Catatumbo xảy ra trong năm ngoái, cao gấp đôi so với trước khi thỏa thuận hòa bình với FARC được ký kết. Nhưng chỉ có hai thành viên của các nhóm vũ trang đã bị kết án vì tội giết người ở Catatumbo trong ba năm qua.
Khi các nhóm vũ trang chiến đấu tranh giành khoảng trống quyền lực ma túy mà FARC để lại ở Catatumbo, hàng trăm thường dân đã bị bắt trong cuộc xung đột, ông Jose Miguel Vivanco, giám đốc người Mỹ của HRW cho biết.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đang kêu gọi chính phủ Colombia tăng số lượng điều tra viên và binh sĩ điều tra các trường hợp người dân bị buộc phải chạy trốn khỏi nơi ở, các vụ án giết người và mất tích trong khu vực.
HRW cũng kêu gọi chính quyền Bogota phải cam kết đảm bảo cho người di cư Venezuela đạt được tư cách pháp lý để họ có thể tìm được việc làm ở những nơi an toàn hơn trong đất nước Colombia.
Nhật Nam
Theo baodatviet
Cựu Tổng thống Colombia trả lời chất vấn về cáo buộc mua chuộc nhân chứng Ngày 8/10, cựu Tổng thống Colombia Alvaro Uribe đã trình diện trước Tòa án tối cao nước này như một phần trong tiến trình điều tra. Xung quanh nghi vấn ông có liên quan tới vụ bê bối mua chuộc nhân chứng và nhận hối lộ. Đây là lần đầu tiên một cựu Tổng thống Colombia phải ra trả lời chất vấn trước...