Colombia cho phép phụ nữ phá thai từ 24 tuần trở xuống
Ngày 22/2, Tòa án Hiến pháp của Colombia đã bỏ phiếu, hợp pháp hóa mọi hành vi phá thai từ 24 tuần trở xuống tại nước này.
Người ủng hộ quyền nạo phá thai vui mừng bật khóc sau quyết định của Tòa án Hiến pháp Colombia. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP, quyết định trên của hội đồng gồm 9 thẩm phán tối cao đã gây thất vọng đối các tổ chức và cá nhân muốn cấm hoàn toàn hành vi phá thai ở Colombia. Tuy nhiên, quyết định vẫn được các nhóm bảo vệ quyền phụ nữ miêu tả là sự kiện lịch sử. Các nhóm này ước tính có đến 400.000 phụ nữ bí mật phá thai ở Colombia mỗi năm.
Jonathan Silva, nhà hoạt động thuộc tổ chức United for Life, bày tỏ anh rất ngạc nhiên với quyết định của hội đồng thẩm phán. “Chúng tôi không hiểu vì sao chuyện này xảy ra, nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục biểu tình và kêu gọi thành viên quốc hội siết chặt quy định”, nhà hoạt động cho hay.
Trước đó, Colombia chỉ cho phép phá thai trong trường hợp mạng sống của người mẹ gặp nguy hiểm vì tình trạng thai sản, phôi thai bất thường hoặc có thai vì bị hiếp dâm.
Tuy nhiên, giờ đây, phụ nữ tại Colombia có thể phá thai từ 24 tuần trở xuống mà không cần đưa ra lý do hay lời giải thích nào. Trong khi đó, mọi hành vi phá thai trên 24 tuần tuổi sẽ bị pháp luật cấm và phải đối mặt với hình phạt nặng nếu bị phát hiện.
Video đang HOT
“Chúng tôi mong muốn có luật phá thai toàn diện hơn… nhưng đây cũng là bước tiến lịch sử rồi”, Cristina Rosero – luật sư làm việc tại tổ chức Trung tâm Quyền sinh sản ở New York (Mỹ) – bày tỏ. Trung tâm Quyền sinh sản là một trong năm tổ chức đã đệ đơn kiện lên tòa án tối cao xem xét lại luật phá thai của Colombia trong năm 2020. Các tổ chức đệ đơn kiện giải thích lệnh cấm nạo phá thai trước đó đã ngăn cản phụ nữ ở những khu vực thu nhập thấp tiếp cận quy trình phá thai an toàn.
Trước Colombia, một số quốc gia Mỹ Latinh như Argentina, Uruguay và Cuba đã ban hành luật cho phép nạo phá thai đến một thời điểm nhất định trong thai kỳ.
Theo một khảo sát triển khai vào năm ngoái tại Colombia, 25% người tham gia trả lời coi nạo phá thai là một hành vi phạm tội, trong khi 42% phản đối tuyên bố đó. Tại Colombia, phụ nữ phá thai bất hợp pháp có thể phải đối mặt với 3 năm tù giam.
Gần 10 triệu ca phá thai mỗi năm ở Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc sẽ có các biện pháp giảm bớt số ca phá thai không vì lý do y tế. Tỉ lệ phá thai ở Trung Quốc đã tăng trong những năm gần đây dù chính sách dân số đã được nới lỏng.
Trung Quốc đang tìm cách giải quyết tình trạng dân số tăng chậm bằng các biện pháp khuyến khích sinh con và ngăn chặn phá thai - Ảnh chụp màn hình THE GUARDIAN
Trong hướng dẫn y tế ban hành ngày 27-9, Quốc vụ viện Trung Quốc nhấn mạnh số ca phá thai có mục đích "phi y tế" cần phải giảm bớt.
Song song với đó, dịch vụ chăm sóc sức khỏe phụ nữ có thai sẽ được cải thiện, tăng khả năng tiếp cận của phụ nữ.
Hiện vẫn chưa rõ liệu các hướng dẫn mới được đưa ra có phải nhằm giải quyết tỉ lệ sinh đang giảm của Trung Quốc hay không. Việc siết chặt các vụ phá thai cũng được cho là để giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính tại nước này.
Chính quyền Trung Quốc đã ban hành các biện pháp nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn tình trạng phá thai chọn giới tính xuất phát từ tâm lý "trọng nam khinh nữ".
Năm 2018, các cơ quan y tế Trung Quốc cảnh báo việc chọn phá thai để chấm dứt tình trạng mang thai ngoài ý muốn sẽ gây hại cho cơ thể phụ nữ và tiềm ẩn nguy cơ vô sinh.
Dữ liệu của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho thấy từ năm 2014 đến 2018, trung bình có 9,7 triệu ca phá thai mỗi năm, tăng khoảng 51% so với mức trung bình các năm 2009-2013.
Dữ liệu không nói rõ có bao nhiêu ca phá thai vì mục đích y tế. Tuy nhiên, con số 9,7 triệu ca/năm là một tín hiệu báo động, do chính sách kế hoạch hóa gia đình đã được nới lỏng vào năm 2015.
Theo Hãng tin Reuters, tỉ lệ kết hôn và sinh con thấp được xem là một trong những thách thức lớn hiện nay của Trung Quốc.
Nguyên nhân được cho là chính sách 1 con kéo dài quá lâu nên đã ăn sâu vào tâm thức của nhiều người. Thêm vào đó, cuộc sống trong xã hội hiện đại có thêm nhiều vấn đề phức tạp dẫn tới tâm lý ngại sinh và ngại kết hôn.
Mặc dù Trung Quốc vẫn là quốc gia đông dân nhất thế giới, cuộc điều tra dân số mới nhất cho thấy tốc độ tăng dân số từ năm 2011 đến năm 2020 là chậm nhất kể từ năm 1950. Dự kiến tốc độ tăng sẽ còn chậm hơn nữa trong một vài năm tới.
Sau nhiều năm cố gắng hạn chế gia tăng dân số, Bắc Kinh đã đưa ra những chính sách mới nhằm khuyến khích các gia đình sinh thêm con.
Hồi tháng 6 vừa qua, chính quyền đã cho phép tất cả các cặp vợ chồng sinh 3 con thay vì 2. Các chính sách mới nhằm giảm gánh nặng tài chính trong việc nuôi dạy con cái cũng được đưa ra.
Tỷ lệ trẻ vị thành niên mang thai tại Nam Phi tăng mạnh trong đại dịch COVID-19 Ngày 24/8, tổ chức phi chính phủ Save the Children cho biết tỷ lệ trẻ vị thành niên tại Nam Phi mang thai tăng mạnh do các biện pháp giãn cách được áp đặt để phòng dịch COVID-19 hạn chế nhiều bé gái tiếp cận với biện pháp tránh thai và nạo phá thai. Tổ chức Save the Children dẫn số liệu của...