Colombia chính thức trở thành thành viên thứ 37 của OECD
Tối ngày 28/4, Bộ Ngoại giao Colombia ra thông cáo khẳng định quốc gia Nam Mỹ này đã chính thức trở thành nước thành viên thứ 37 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Thủ đô Bogota, Colombia. (Ảnh: THX/TTXVN)
Tối 28/4, Bộ Ngoại giao Colombia ra thông cáo khẳng định quốc gia Nam Mỹ này đã chính thức trở thành nước thành viên thứ 37 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Thông cáo này có đoạn viết: “Ngày hôm nay, Bộ Ngoại giao Colombia đã chính thức trao Văn bản gia nhập OECD cho Chính phủ Pháp, nước giữ Hiến chương của tổ chức. Sau khi được Quốc hội (Colombia) thông qua và Tòa án Hiến pháp (Colombia) rà soát ba văn kiện pháp lý liên quan tới OECD, việc trao văn bản này là bước cuối cùng trong tiến trình đưa Colombia vào hiệu lực của Hiến chương OECD.”
Trong một thông cáo khác, Tổng thư ký OECD Ángel Gurría đã gửi lời chào mừng tới Colombia, quốc gia Mỹ Latinh thứ ba gia nhập tổ chức này sau Mexico và Chile, đồng thời ca ngợi những cam kết của Bogota trong tiến trình gia nhập bắt đầu từ năm 2018, khi Colombia được các nước thành viên khác của OECD gửi lời mời.
Ông Gurría cũng khẳng định: “Việc kết nạp Colombia cũng là một bằng chứng sinh động về cam kết của chúng tôi muốn gắn kết với các nước đấu tranh vì những chuẩn mực cao nhất trong chính sách công toàn cầu, với mục đích cải thiện phúc lợi và chất lượng cuộc sống của người dân.”
Trong khi đó, cựu Bộ trưởng Tài chính Colombia Mauricio Cárdenas, người bắt đầu tiến trình kỹ thuật gia nhập OECD của Colombia, khẳng định trên tài khoảng Twitter cá nhân rằng việc trở thành thành viên của OECD và những cải cách mà Bogota đã thực hiện để đạt được mục tiêu này sẽ mang lại lợi ích cho quốc gia Nam Mỹ này trong hàng thập kỷ./.
'Bóng ma' nCoV ập tới nhà tù Mỹ Latinh
Những nhà tù chật hẹp và đông đúc ở Mỹ Latinh đang biến thành địa ngục, khi gần 1.400 tù nhân và nhân viên đã nhiễm nCoV.
Video đang HOT
Nỗ lực giảm thiểu tiếp xúc ở El Salvador đã bị phá vỡ hôm 25/4, khi các tù nhân bị nhồi nhét ngồi xếp lớp sát nhau, hầu hết đeo khẩu trang, dưới sự giám sát của cảnh sát tại nhà tù Izalco ở San Salvador. Trong khi đó, các quan chức nhà tù lục soát phòng giam của họ.
Tổng thống Nayib Bukele đã ra lệnh tiến hành cuộc trấn áp sau khi hơn 20 người bị sát hại ở nước này hôm 24/4 và cơ quan tình báo cho rằng các thủ lĩnh băng nhóm trong nhà tù đã ra lệnh giết người.
Các nhà tù ở khu vực Mỹ Latinh đang giam giữ 1,5 triệu tù nhân và thường bị chính các tù nhân thống trị do các cai ngục thiếu năng lực và tham nhũng. Ngân sách ít ỏi cũng tạo điều kiện lý tưởng cho virus lây lan, bởi các nhà tù trang bị rất ít xà phòng, nước sinh hoạt, còn các phòng giam thì vô cùng đông đúc.
Trong ảnh, cảnh sát El Salvador trấn áp tù nhân ở nhà tù Izalco.
Trực thăng cảnh sát bay phía trên các tù nhân đang biểu tình ở nóc nhà tù Villa Devoto, thủ đô Buenos Aires, Argentina, hôm 24/4. Bạo loạn nổ ra khi các tù nhân than phiền rằng giới chức đã không nỗ lực hết sức để ngăn chặn nCoV lây lan trong nhà tù.
Mỹ Latinh đã ghi nhận gần 1.400 trường hợp tù nhân và nhân viên nhà tù nhiễm nCoV. Trong đó, Peru là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 613 ca, ít nhất 13 ca tử vong, dù số ca nhiễm cũng phụ thuộc vào quy mô xét nghiệm của từng nước.
Puerto Rico được cho là nước có quy mô xét nghiệm lớn nhất, khi giới chức tuần trước cho biết sẽ lấy mẫu toàn bộ gần 9.000 tù nhân và 6.000 nhân viên nhà tù.
Các tù nhân đốt đệm trên nóc nhà tù Villa Devoto.
Thân nhân của các tù nhân phản đối bên ngoài nhà tù Villa Devoto cùng ngày.
Nhằm ngăn chặn nCoV lây lan, các nhà tù Mỹ Latinh đều đã dừng chính sách thăm thân, khiến tù nhân cảm thấy bị tổn thương và đơn độc. Họ cho biết giá cả tại các cửa hàng chính thức và phi chính thức trong nhà tù đã tăng vọt giữa đại dịch, trong khi người thân không được phép mang đồ ăn và các đồ dùng vệ sinh từ bên ngoài vào cho họ nữa.
"Bây giờ, một túi bột giặt có giá 29 peso (1,2 USD), dù trước đây chỉ 20 peso", một tù nhân ở Mexico sống trong phòng giam 4x4 mét cùng hơn chục người khác, tiết lộ.
Các tù nhân ở nhà tù La Modelo, thủ đô Bogota, Colombia, trưng tấm vải viết dòng chữ "Hơn 30 người chết" hôm 22/3.
Nỗi sợ nCoV trong những nhà tù đông đúc và chật hẹp dẫn tới nhiều cuộc bạo loạn. 23 người đã thiệt mạng trong các cuộc bạo loạn ở những nhà tù Colombia kể từ khi Covid-19 bùng phát. Tại Brazil, hơn 1.300 tù nhân vượt ngục sau khi chương trình phóng thích tạm thời bị hủy do dịch bệnh và ở Argentina, hơn 1.000 người tuyệt thực.
Một y tá tiêm vaccine cúm cho tù nhân tại phòng tập thể dục của trại giam ở Santiago, Chile, hôm 13/3. Chính phủ Chile đã tiến hành chương trình tiêm vaccine cúm cho những người có nguy cơ cao mắc bệnh về đường hô hấp.
Nhà tù Puente Alto ở trung tâm Santiago là nơi ghi nhận số ca nhiễm nCoV cao nhất trong số các nhà tù Mỹ Latinh với hơn 300 ca. 1.100 tù nhân ở đây đang sống trong sợ hãi vì việc giãn cách rất khó thực hiện.
"Tất cả họ đều tiếp xúc với nhau", y tá của nhà tù, Ximena Graniffo, cho hay.
Một tù nhân phạm tội nhẹ được phóng thích khỏi Nhà tù Quốc gia ở Santiago hôm 18/4 theo lệnh ân xá của chính phủ Chile.
Các nước như Chile và Colombia đã thả khoảng 7.500 tù nhân nhằm ngăn chặn nCoV lây lan do tình trạng quá tải trong các nhà tù. Thượng viện Mexico tuần trước cũng thông qua quyết định phóng thích hàng nghìn tù nhân.
Để xoa dịu nỗi lo lắng của các tù nhân còn lại, một số nhà tù ở Chile cho phép tù nhân gọi điện cho người thân. Tại Argentina, nơi có 13.000 tù nhân, họ còn được phép liên lạc bằng video.
Các tù nhân ở nhà tù San Pedro tại thủ đô La Paz, Bolivia, thì tự nguyện dừng hoạt động thăm thân và biến các phòng giam thành nơi cách ly 14 ngày với các tù nhân mới đến.
Ảnh: AP
Bạo loạn trong tù vì dịch bệnh COVID-19 ở Colombia, 23 người chết Một vụ bạo loạn chết chóc đã xảy ra ở một nhà tù đông đúc ở thủ đô Bogota của Colombia ngày 22-3 làm 23 người thiệt mạng. Nguyên nhân do tù nhân lo sợ sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 xảy ra trong hệ thống nhà tù ở nước này. Người thân của các tù nhân tập trung bên ngoài trại...