Còi xe xuất hiện từ bao giờ?
Cơ sở để hình thành những chiếc còi trên xe hơi bắt nguồn từ nước Anh vào những năm đầu của thế kỷ 19.
Đạo luật của nước Anh
Còi xe đã trở nên quen thuộc và thông dụng trong cuộc sống. Thực tế, còi xe và xe cộ là hai khái niệm tương đồng bởi đơn giản khó mà tìm thấy chiếc xe nào thiếu vắng chiếc còi được.
Lịch sử còi xe hình thành từ một đạo luật của nước Anh
Còi xe được phát minh vào cuối thời của những chiếc xe kéo bằng sức ngựa. Vào những năm đầu thế kỉ 19, những chiếc xe chạy bằng hơi nước đã bắt đầu phổ biến tại Anh Quốc. Nhằm bảo vệ an toàn cho khách bộ hành và động vật, một đạo luật đã được ban hành, trong đó nêu rõ: “…Xe cộ vận hành trên đường phố cần có người dẫn đường đi bộ phía trước để phất cờ và thổi còi báo hiệu”.
Vào những năm cuối thế kỉ 19, các tay lái ôtô đã phát minh ra một số thiết bị báo hiệu cho xe bao gồm còi ống bầu, còi và chuông. Ở Mỹ, mọi người chủ yếu dùng chuông. Mặc dù thiết bị này vẫn gây ồn ào trên đường phố, song so với tiếng va đập móng ngựa và tiếng nảy vành xe trên sỏi đá, chuông xe vẫn tỏ ra yên ắng hơn nhiều.
Còi ống bầu trên xe hơi xuất hiện vào cuối thế kỷ 19
Những năm đầu thế kỉ 20, chiếc còi ống bầu đầu tiên đã được giới thiệu tại Pháp và nhanh chóng lan rộng tại Mỹ. Âm thanh của loại còi này êm ái và dễ chịu hơn âm của chiếc còi chuông.
Còi khí xả
Đến năm 1910, nhiều lái xe mong muốn có một thiết bị cảnh báo hiệu quả hơn: một chiếc còi vang xa ít nhất là 1/8 dặm. Các nhà sản xuất đua nhau ra đời hàng loạt kiểu còi mới, một số trong đó còn được chạy bẳng khí xả.
Chiếc còi Sireno, được đặt theo tên của một loài linh vật trong thần thoại Hy Lạp thường dùng tiếng hát quyến rũ các nhà hằng hải rồi tiêu diệt họ, đã từng được quảng cáo là chiếc còi vang xa đến một dặm. Một chiếc còi khác có tên gọi là Godin còn được ra mắt với một câu khẩu hiệu hùng hồn thời đó “Nhấn còi khi lái, thoải mái đường đi”.
Video đang HOT
Còi Gabriel và Klaxon
Một trong những chiếc còi xe nổi tiếng nhất từ năm 1910 đến năm 1920 là chiếc còi Gabriel, được đặt theo tên của vị thần thổi chiếc kèn ống. Còi Gabriel cho nhiều âm sắc khác nhau. Âm thanh phát ra chắc, mạnh nhưng lại khá dễ chịu cho người nghe.
Kiểu dáng của còi Gabriel
Ngoài ra, một chiếc còi nổi tiếng khác là Klaxon. Đây là chiếc còi có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Klaxo nghĩa là “tiếng hét”, tạo ra âm nhờ vào một màng chắn kim loại dao điện. Còi Klaxon là chiếc còi đầu tiên chỉ cần nhấn một lần để phát âm thay vì nhấn liên tục gây chói tai để dẹp đường phía trước.
Âm còi
Còi có màng chắn kiểu Klaxon tiếp tục được phát triển trong nhiều năm sau đó và trở thành nền tảng cho các dạng còi màng chắn hiện đại hiện nay. Các nhà sản xuất đã thử nghiệm các kiểu màng chắn và khoang âm để tạo nên nhiều loại âm thanh khác nhau. Đáng kể nhất là âm “Aoogha” của những chiếc còi trang bị trên xe Ford phiên bản Model T và Model A từ những năm 1920 đến đầu những năm 1930.
Âm còi dựa trên những nốt nhạc
Trong những năm đó, nhiều nghiên cứu cũng như các thiết kế mới đã được ứng dụng trong sản xuất còi xe nhằm tạo ra tiếng còi dễ chịu nhất nhưng vẫn đủ vang trên các tuyến giao thông ồn ào. Mãi đến giữa thập kỉ 60, chiếc còi xe kiểu Mỹ mới được điều chỉnh để tạo ra âm theo nốt Mi bằng hoặc Đô. Kể từ đó, nhiều nhà sản xuất tiếp tục cải thiện âm cho còi xe và nâng nó lên thành nốt Fa sắc hoặc La sắc.
Lịch sử chống lạm dụng còi xe
Mức độ tiếng ồn trong giao thông ngày một tăng và theo đó, các nhà sản xuất ôtô cũng nỗ lực hết mình để tạo ra các thiết kế nội thất có độ ồn giảm xuống gần bằng không.
Trên thực tế, họ đã khá thành công. Thậm chí chiếc còi xe cứu thương, thường kêu to hơn còi thường cũng khó lòng nghe thấy được khi bạn đang ngồi trong xe có bật điều hòa và đóng cửa sổ. Kể cả khi cửa sổ mở, xe chạy với tốc độ cao làm tăng tối đa độ ồn trong cabin, người trong xe cũng khó lòng nghe thấy tiếng còi báo hiệu.
Nhiều quốc gia từ lâu đã khuyến cáo tránh sử dụng còi quá nhiều
Tuy vậy, khách bộ hành và người dân sống gần đường phố lại là những người hứng chịu tiếng còi. Trong nhiều năm liền, họ đã yêu cầu chính quyền ra nhiều đạo luật nhằm hạn chế việc nhấn còi trên phố.
Đến năm 1912, một số lớn thành phố đã ra các biên bản luật yêu cầu các phương tiện đi lại phải trang bị hệ thống còi cảnh báo và tránh sử dụng còi quá nhiều trong thành phố. Trong suốt các thập niên 50, 60, 70, một số tiểu bang tại Mỹ đã thí điểm các bộ luật điều chỉnh việc sử dụng còi xe trong khi vẫn cho phép lái xe sử dụng còi. Nhiều bộ luật địa phương và khu vực vẫn còn hiệu lực đến tận ngày hôm nay.
Theo Autodaily
Lịch sử ra đời mũ bảo hiểm xe máy
Mũ bảo hiểm - thứ mà chúng ta đội hằng ngày khi đi môtô hay xe máy được phát minh ra từ những câu chuyện rất đỗi đời thường.
Cái chết của một người nổi tiếng
Trung tá Thomas Edward Lawrence, thường được gọi là T. E. Lawrence, là một sĩ quan quân đội Anh nổi tiếng vì vai trò của ông trong Cuộc nổi dậy của Ả Rập chống sự thống trị của Đế quốc Ottoman - Thổ Nhĩ Kỳ trong những năm 1916-1918.
T. E. Lawrence là một vị anh hùng trên chiến trận.
Ông được xem là người lãnh đạo chiến tranh du kích nổi danh nhất trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, và là bậc thầy của phương thức "đánh và chạy" nhằm quấy rối và giam châm quân Thổ Nhĩ Kỳ.
Cuộc đời hoạt động rộng rãi và phong phú của ông được mô tả sinh động trong các trang viết của chính ông đem lại cho ông danh tiếng "Lawrence xứ Ả Rập", một cái tên phổ biến rộng rãi nhờ bộ phim năm 1962 dựa trên cuộc đời ông.
Năm 1935, T. E. Lawrence lái chiếc Brough Superior SS100 đã gặp tai nạn trên một đoạn đường hẹp gần ngôi biệt thự của ông tại Wareham. Nguyên nhân của vụ va chạm là do một chiếc hố trên đường đã khiến ông không nhìn thấy hai đứa trẻ đang đạp xe đến gần. Chuyển hướng để tránh chúng, Lawrence đã mất lái và văng ra khỏi xe.
Cuộc đời ông kết thúc bằng một tai nạn đáng tiếc
Vì thời kỳ đó không có khái niệm "mũ bảo hiểm" nên ông bị chấn thương sọ não nặng và rơi vào trạng thái hôn mê. Ông từ trần sau 6 ngày sau, 19/05/1935. Chỗ tai nạn ngày nay được đánh dấu bằng một tấm biển tưởng niệm nhỏ bên đường. Người lính từng vào sinh ra tử, từng nổi tiếng trên nhiều chiến trận đã tử nạn chỉ vì một cú ngã mà đầu ông không được bảo vệ.
Ca tử vong của ông được nghiên cứu kỹ. Một trong số các bác sĩ đã chăm sóc cho ông là nhà phẫu thuật thần kinh Hugh Cairns. Ông bị ấn tượng mạnh bởi tai nạn, và sau đó tiến hành một nghiên cứu lâu dài về sự vong mạng không đáng có của Lawrence, bởi sự thiếu trang bị cho người lái xe dẫn tới chấn thương ở đầu. Nghiên cứu của Hugh đã dẫn tới việc sử dụng mũ bảo hiểm trong khi lái xe môtô quân sự lẫn dân sự sau đó và kéo dài cho tới ngày nay.
Các bộ luật và tiêu chuẩn
Mũ bảo hiểm có thể giảm đáng kể số ca chấn thương và tử vong trong các vụ tai nạn, vì vậy rất nhiều quốc gia đã đưa ra những bộ luật bắt buộc người lái môtô phải đội chúng. Những bộ luật này áp dụng cho rất nhiều loại xe khác nhau, từ mobylette đến các dòng môtô dung tích nhỏ khác. Tại một số nước, điển hình như Mỹ, một số tay lái không đồng ý với bộ luật bắt buộc đội mũ bảo hiểm, do đó không phải bang nào cũng áp dụng nó.
Mũ bảo hiểm ở Mỹ phải đạt tiêu chuẩn DOT
Trên toàn thế giới, rất nhiều quốc gia đã đưa ra những tiêu chuẩn riêng dùng để đánh giá hiệu quả của mũ bảo hiểm môtô trong trường hợp xảy ra tai nạn đồng thời xác định tiêu chuẩn tối thiểu có thể chấp nhận được. Một trong số đó phải kể đến: AS 1698 (Australia), NBR 7471 (Brazil), CSA CAN3-D230-M85 (Canada), SNI (Indonesia), JIS T8133 (Nhật Bản), NZ 5430 (New Zealand), IS 4151 (Ấn Độ), ECE 22.05 (châu Âu), DOT FMVSS 218 (Mỹ).
Tổ chức Snell Memorial đã phát triển những qui định hà khắc hơn và kiểm tra quá trình sản xuất mũ bảo hiểm dùng trong các cuộc đua cũng như nhiều hoạt động khác (ví dụ như đua xe hơi, xe đạp, đua ngựa...).
Tem dán chứng nhận đạt tiêu chuẩn Snell phía trong mũ bảo hiểm
Nhiều tay lái sống tại Bắc Mỹ đã coi giấy chứng nhận Snell như thước đo tiêu chuẩn khi mua mũ bảo hiểm. Trong khi đó, một số khác lại cho rằng các tiêu chuẩn do Snell đưa ra đặt nhiều trọng lực lên đầu người lái hơn tiêu chuẩn của Bộ Giao thông Mỹ (DOT). Tuy nhiên, tiêu chuẩn của DOT không kiểm tra miếng chắn cằm như Snell (và ECE). Người lái đương nhiên sẽ được bảo vệ tốt hơn nếu sử dụng một chiếc mũ bảo hiểm đáp ứng được một trong hai tiêu chuẩn còn hơn là không đội.
Tại Anh, Hiệp hội Auto-Cycle (ACU) lại đề ra một tiêu chuẩn dành cho mũ bảo hiểm đua nghiêm ngặt hơn ECE 22.05. Chỉ những chiếc mũ bảo hiểm có dán nhãn vàng ACU mới được phép sử dụng trong các cuộc đua hoặc mùa giải. Nhiều tay lái tại Anh chọn mũ bảo hiểm dán nhãn vàng ACU ngay cả khi chạy trên phố.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia CR ở Việt Nam
Ở Việt Nam, mức chất lượng của mũ bảo hiểm gắn dấu CS (theo Tiêu chuẩn Việt Nam) trước đây và gắn dấu CR (theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia) hiện nay là như nhau, nhưng quá trình đánh giá để được gắn dấu là khác nhau.
Theo Autodaily
Những phát minh đột phá về giao thông 2012 Tiết kiệm nhiên liệu đi đôi với bảo vệ môi trường là chủ đề bao trùm của những phát minh về giao thông trong năm 2012. 1. Xe đạp tập thể Hãng sản xuất xe đạp Tolkamp Metaalspecials (TM) của Hà Lan vừa cho ra đời một loại xe đạp độc đáo dùng cho các em nhỏ đến trường, hay còn gọi là...