Coi trọng yếu tố an toàn khi mở lại đường bay quốc tế
Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) vừa có đề xuất khôi phục trở lại 6 đường bay quốc tế từ 15-9-2020, trong đó, có các đường bay đến Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Những đường bay này có đảm bảo an toàn phòng dịch, có đáp ứng được nhu cầu về nước của công dân Việt Nam đang mắc kẹt tại nước ngoài hay không? Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục HKVN, xung quanh vấn đề này.
Kiểm tra thân nhiệt hành khách trước khi vào phòng chờ. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Ý nghĩa quan trọng trong chính trị, kinh tế
Phóng viên: Xin ông cho biết, cơ sở nào để Cục HKVN chọn mở lại 6 đường bay quốc tế như đã đề xuất?
Ông ĐINH VIỆT THẮNG: Tiêu chí lựa chọn thị trường để đón khách vào Việt Nam trong giai đoạn đầu được đánh giá qua một số yêu cầu, như thị trường đạt hiệu quả trong kiểm soát việc lây nhiễm dịch bệnh, hành khách phải tuân thủ các yêu cầu về kiểm dịch y tế, số lượng nhập cảnh từng thời điểm phù hợp với năng lực cách ly của các địa phương và quân đội…
Ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục HKVN
Đặc biệt, các điểm đến có ý nghĩa quan trọng trong kết nối chính trị, kinh tế, xã hội nhằm đảm bảo mục tiêu kép là phòng, chống dịch và khôi phục kinh tế. Qua hơn 3 tháng liên tục cập nhật tình hình dịch của các quốc gia trên thế giới, các mô hình mở cửa từ nhóm quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới, với sự phối hợp đánh giá của các bộ ngành liên quan, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về chủ trương nối lại đường bay quốc tế đến Việt Nam, trong đó, giai đoạn đầu có 6 thị trường là Trung Quốc, Hàn Quốc, lãnh thổ Đài Loan, Nhật Bản, Lào, Campuchia.
Để mở lại đường bay, chúng ta đã phải đáp ứng những yêu cầu gì từ phía đối tác và ngược lại?
Video đang HOT
Qua trao đổi sơ bộ, về cơ bản, các đối tác đều có các yêu cầu khá tương đồng với Việt Nam về phòng, chống dịch như cách ly bắt buộc sau khi nhập cảnh, các xét nghiệm SARS-CoV-2 theo phương pháp real-time PCR, cài đặt ứng dụng di động bắt buộc để theo dõi từ xa. Các khác biệt chủ yếu đến từ yêu cầu của mỗi bên về công tác cách ly và tần suất khai thác chuyến bay cho mỗi bên. Cho đến nay, phương án trình Thủ tướng Chính phủ vẫn thống nhất theo hướng tuân thủ yêu cầu kiểm dịch y tế của mỗi bên và bước đầu khai thác với tần suất chưa vượt quá 2 chuyến/tuần/đường bay.
Hành khách lên máy bay phải đảm bảo yêu cầu về y tế
Đối tượng hành khách của những đường bay này có giới hạn gì hay không? Những hành khách bay từ các nước như Mỹ, Australia về Nhật Bản, Hàn Quốc để bay tiếp về Việt Nam có được chấp nhận không?
Theo phương án đã báo cáo, hành khách phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về kiểm dịch y tế trước khi lên máy bay vào Việt Nam và cách ly sau khi nhập cảnh Việt Nam. Các yêu cầu về kiểm dịch y tế trước khi lên máy bay và cách ly sau khi nhập cảnh sẽ được Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể. Như vậy, phương án đề xuất sẽ không hạn chế đối tượng khách nối chuyến qua các quốc gia/vùng lãnh thổ có đường bay chở khách vào Việt Nam.
Sắp tới, các chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ Mỹ về nước có được tổ chức tiếp không?
Trong tháng 9 và 10-2020, trên cơ sở phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ với phương án tiếp tục thực hiện các chuyến bay giải cứu công dân Việt Nam mắc kẹt trên thế giới về nước, Cục HKVN phối hợp các cơ quan chuyên môn Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng đã giao cả 4 hãng hàng không Việt Nam là Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Vietjet Air và Bamboo Airways tổ chức hơn 50 chuyến bay đón hơn 17.000 công dân Việt Nam từ các khu vực trên thế giới như Bắc Mỹ, châu Âu, châu Phi, Trung Đông và châu Á về nước.
Hành khách mặc bảo hộ hoàn toàn trên chuyến bay về nước từ thành phố Houston, bang Texas, Hoa Kỳ
Các chuyến bay này độc lập với kế hoạch khôi phục hoạt động chở khách vào Việt Nam đang báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Đối với kế hoạch giải cứu công dân, các cơ quan đã tính toán để mỗi tuần sẽ có 6 – 7 chuyến bay về nước, với các điểm hạ cánh được phân bổ đều các cảng hàng không quốc tế là Nội Bài (Hà Nội), Vân Đồn (Quảng Ninh), Cam Ranh (Khánh Hòa), Tân Sơn Nhất (TPHCM) và Cần Thơ (TP Cần Thơ) để đảm bảo năng lực cách ly tại các địa phương.
Riêng khu vực Bắc Mỹ, mỗi tuần dự kiến sẽ có 1 chuyến từ Mỹ hoặc Canada về nước. Các chuyến bay này sẽ giải tỏa nhu cầu cấp bách của công dân, trong đó có những du học sinh đã hết hạn visa, không có chỗ ở, đã đăng ký với Đại sứ quán Việt Nam từ lâu… trước khi có các chuyến bay thương mại thường lệ, có thể đón các hành khách này nối chuyến từ Mỹ qua Nhật Bản, Hàn Quốc… về Việt Nam.
Mở lại đường bay với 6 nước, thực hiện cách ly thế nào với 5.000 khách nhập cảnh?
Với việc mở lại đường bay quốc tế với 6 quốc gia và dự kiến có khoảng 5.000 khách sẽ nhập cảnh trong tháng 9.
Việc cách ly sau khi nhập cảnh thực hiện như thế nào để không bùng phát dịch lần thứ 3 là câu hỏi dư luận quan tâm.
Dự kiến có khoảng 5.000 khách sẽ nhập cảnh trong tháng 9
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2020 mới diễn ra, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết: Bộ GTVT đã có văn bản báo cáo lên Chính phủ từ ngày 3/9 về việc mở lại các đường bay quốc tế được đánh giá là có tính an toàn cao cũng như theo đề xuất của nước bạn. Chúng tôi có đề xuất 2 mốc là 15/9 mở lại đường bay quốc tế với Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và ngày 22/9 dự kiến mở lại đường bay tới Đài Loan (Trung Quốc), Lào, Campuchia.
Các đối tượng được Bộ GTVT kiến nghị gồm: Các nhà ngoại giao, các nhà hoạt động công vụ, công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài có nhu cầu về nước, công dân Việt Nam đi lao động ở nước ngoài, các chuyên gia nước ngoài đang thực hiện các dự án tại Việt Nam.
Về quy định kiểm dịch, Bộ GTVT đã đánh giá trên cơ sở năng lực cách ly của các địa phương, đưa ra tần suất bay 1 tuần/chuyến/quốc gia và chuyến bay chiều ngược lại. Dự kiến có khoảng 5.000 khách sẽ nhập cảnh trong tháng 9.
Quy trình kiểm dịch hiện đã có nhiều văn bản của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 đối với công dân Việt Nam, đối với các chuyên gia sẽ được áp dụng để đảm bảo chống dịch... Bộ GTVT đã thảo luận các nhà chức trách hàng không, các hãng bay... để có thể đưa ra giải pháp tốt nhất như đã trình.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường trả lời báo chí tại buổi họp báo
Đại diện ngành Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết: Dưới sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và thống nhất mở lại đường bay quốc tế từ 15/9. Các phương án đã được bàn bạc rất kỹ lưỡng để bảo đảm an toàn cho người dân. Lực lượng quân đội có vai trò quan trọng trong việc cách ly. Bộ Y tế đã ban hành một loạt quy trình hướng dẫn cách ly từ gia đình, công xưởng, nhà máy, trường học, nơi công cộng...
"Chúng tôi tin tưởng sau khi mở lại đường bay quốc tế sẽ vừa bảo đảm an toàn cho người dân vừa bảo đảm phát triển kinh tế", Thứ trưởng Bộ Y tế bày tỏ.
Phải có hướng dẫn cụ thể của các cơ quan chức năng
Liên quan vấn đề này, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thông tin thêm, Thủ tướng đã giao Bộ GTVT chủ trì cùng Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Y tế, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tham mưu Thủ tướng quyết định vấn đề mở lại đường bay quốc tế. Việc mở đường bay thương mại quốc tế tới 6 quốc gia trên nguyên tắc là mở đường bay tới các nước đã kiểm soát bệnh tốt và tương đồng với chúng ta, xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của nước đó. Trên tinh thần thực hiện mục tiêu kép như Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, chúng ta mở lại các đường bay một cách cẩn trọng, mở dần từng bước và đúc kết kinh nghiệm.
Bộ GTVT đã có văn bản báo cáo Chính phủ từ 3/9 nhưng hiện nay các bộ, ngành chưa có ý kiến về việc này và chưa đưa ra các giải pháp.
Theo Bộ trưởng, đây là giải pháp về ứng xử, mang tính chất có đi có lại với nước bạn theo nguyên tắc đối ngoại.
Ngoài chuyên gia, lao động, các cơ quan ngoại giao, người dân du lịch... chúng ta cũng sẽ phải tính toán đối tượng và tần suất bay, vừa làm vừa thí điểm sau đó mới nâng tần suất.
Về kiểm dịch, khách lên máy bay phải được xét nghiệm âm tính, sau khi nhập cảnh phải kiểm soát, cách ly. Câu chuyện đặt ra là phải tổ chức cách ly như thế nào? Nếu khách chỉ sang công tác 5 ngày mà chúng ta lại cách ly tới 14 ngày thì không ai sang nữa.
Bộ trưởng nói và cho biết: Vừa rồi, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã quyết định cho 1 trường hợp được nhập cảnh ngắn ngày. Cụ thể là, một vị Phó Chủ tịch của Tập đoàn Samsung sang Việt Nam công tác 5 ngày. Chúng ta không cách ly, nhưng bố trí khách ở tại khách sạn. Ngày thứ nhất chúng ta tiến xét nghiệm, sau khi cho kết quả âm tính đến ngày thứ hai mới để họ thực hiện các hoạt động công vụ theo lịch trình. Trong quá trình này vẫn bảo đảm các giải pháp về phòng, chống dịch (đeo khẩu trang, không tiếp xúc gần...).
Dự kiến ngày 17-18/9 tới, Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc cũng sẽ sang thăm chính thức Việt Nam, nếu ta đặt vấn đề cách ly 14 ngày thì khách sẽ không sang nữa.
Qua đó, có thể thấy đây là vấn đề ứng xử có đi có lại giữa các quốc gia.
"Tới đây, Bộ GTVT cùng các bộ, ngành sẽ báo cáo Thủ tướng để có hướng dẫn cụ thể của các cơ quan chức năng về việc cách ly hành khách sau khi mở lại đường bay quốc tế", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết.
Tình nguyện viên chống dịch COVID-19: Vào hiểm nguy tìm 'bài học lịch sử' Hơn 200 tình nguyện viên đến từ 4 trường ĐH có đào tạo ngành y - dược trên địa bàn TP Đà Nẵng đăng ký làm việc lâu dài tại Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn, vừa góp một tay chống dịch, vừa mong nhận lại những bài học quý giá cho nghề nghiệp. Chuyên gia từ Bộ Y tế hướng dẫn sinh...