Coi thường pháp luật, 12 người trong 1 gia đình cùng vướng vòng lao lý
Trước tòa, nhiều bị cáo đã khai mâu thuẫn với chính lời khai trước đó của mình tại cơ quan điều tra và mâu thuẫn với các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án.
Vợ chồng ông Kiếm, bà Hiến (đứng phía trước), Bé đeo khẩu trang và Nguyên tại tòa.
Người con nhận hết tội trạng
Trong 2 ngày 9 và 10/9, TAND huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Phạm Hoàng Kiếm, SN 1959 và Phạm Công Nguyên, SN 1996, con ruột Kiếm, cùng ngụ xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước bị VKSND huyện truy tố về tội Chống người thi hành công vụ và Cố ý gây thương tích. Riêng bị cáo Lê Thị Hiến, SN 1967, vợ Kiếm và Nguyễn Văn Bé, SN 1990, con rể Kiếm bị VKSND huyện truy tố về tội Chống người thi hành công vụ. Đây là vụ án từng gây chấn động dư luận khi có đến 12 người trong đoàn cưỡng chế đất bị chủ nhà tạt xăng, châm lửa đốt gây bị thương.
Theo cáo trạng, vào ngày 23/7/2019, ông Kiếm và bà Hiến nhận được thông báo của chi cục Thi hành án dân sự (THADS) huyện Cái Nước về việc ngày 7/8/2019 sẽ tiến hành cưỡng chế tháo dỡ nhà của gia đình để giao đất theo quyết định của bản án dân sự sơ thẩm số 148/2018/DSST ngày 12/7/2018 của TAND huyện này. Sau khi nhận được thông báo, do không thống nhất với bản án của tòa án nên ông Kiếm, bà Hiến cùng Nguyên và Bé bàn việc chống đối. Kiếm nói nếu không dừng việc cưỡng chế thì ông ta sẽ tự sát chết chung. Sau đó, Kiếm nói với Nguyên “nếu cha ngã xuống thì mày tưới xăng thiêu cha luôn”.
Video đang HOT
Sáng 7/8, Kiếm kêu Nguyên đi mua 5 lít xăng đem về để sẵn trong nhà. Khi Nguyên đi mua xăng về, Kiếm kêu con trai lấy sợi dây điện tuốt vỏ, lấy lõi đồng bên trong, 1 đầu gắn vào vách thiếc phía trước nhà, đầu còn lại ghim vào chui điện rồi kéo sợi dây ra để trên cỏ chắn lối đi vào để chờ lực lượng cưỡng chế đến tháo dỡ nhà sẽ ghim chui điện vào ổ cắm. Đến 9h cùng ngày, khi lực lượng thi hành án đến thực hiện việc cưỡng chế, gia đình ông Kiếm la lớn, dùng lời lẽ đe dọa.
Trong lúc lực lượng chức năng làm nhiệm vụ thì Kiếm ra phía sau nhà lấy xăng đổ ra thau và tạt lên mấy bó lá dừa khô rồi kêu Nguyên và Bé đem những bó lá dừa này từ nhà sau đến nhà trước để chuẩn bị sẵn. Sau đó, Kiếm lấy cây dao nhỏ giấu vào lưng. Tiếp đó, Kiếm kêu Nguyên và Bé chặn cửa sau không cho lực lượng vào nhà, khi chống đối thì lấy chén, dĩa chọi vào lực lượng chức năng.
Khi lực lượng cưỡng chế khống chế ông Kiếm và bà Hiến đưa ra ngoài thì Nguyên châm lửa đốt mấy bó lá dừa khô ném vào 1 cán bộ trong đoàn cưỡng chế, rồi châm lửa đốt thau xăng hất thẳng vào lực lượng cưỡng chế gây cháy và làm một số cán bộ trong đoàn cưỡng chế bị bỏng. Ngay sau đó, lực lượng cưỡng chế đã kịp thời dập tắt ngọn lửa, bắt giữ ông Kiếm và bà Hiến, còn Nguyên và Bé bỏ trốn khỏi hiện trường. Đến ngày 9/8/2019, Nguyên và Bé ra đầu thú.
Tại bản kết luận giám định pháp y về thương tích đối với 12 bị hại gồm các cán bộ: Trần Khánh Hội 16%; Tô Vũ Linh 23%; Giang Minh Thạnh 18%; Đặng Văn Dũ 13%; Dương Huyền Trân 13%; Lư Văn Thống 12%; Lê Minh Tiến 12%; Đặng Hoàng Khang 7%; Mai Hoàng Dương 1%; Bùi Trọng Tính 1%; Trương Hồng Nuôi 1%; Đỗ Huyền Chân 1%. Ngoài ra, các bị cáo còn làm hư hỏng 1 máy quay phim của chi cục THADS huyện Cái Nước.
VKSND đề nghị mức án cao nhất 13 – 15 năm tù
Tại phiên xét xử sơ thẩm, các bị cáo đều không đồng ý với một phần nội dung cáo trạng về việc cho rằng “gia đình ông Kiếm bàn bạc chống đối lực lượng cưỡng chế”. Ngoài ra, bị cáo Kiếm còn thay đổi lời khai và cho rằng mình không chỉ đạo, không tham gia tạt xăng đoàn cưỡng chế. Bị cáo Bé cũng phủ nhận mọi lời khai trong quá trình điều tra, chỉ thừa nhận có dùng 2 trái dừa chọi vào phía cửa sau, không trúng ai. Trong khi đó, bị cáo Nguyên thừa nhận chính mình “lên kịch bản” từ việc mắc sợi dây điện tuốt vỏ cho đến tự mình mua xăng, chiết xăng vào các thau và châm lửa tạt xăng vào đoàn cưỡng chế.
Cũng tại phiên tòa, đại diện VKSND huyện Cái Nước cho rằng, hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, gây mất an ninh trật tự địa phương, làm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của lực lượng cưỡng chế thi hành án. Hành vi của các bị cáo cần phải áp dụng mức hình phạt thật nghiêm để giáo dục, cải tạo và răn đe chung cho toàn xã hội. Do đó, đại diện VKS đề nghị HĐXX xử phạt bị cáo Kiếm, Nguyên 5 – 6 năm về tội Chống người thi hành công vụ và 8 – 9 năm tù đối với tội Cố ý gây thương tích; Đề nghị xử phạt bị cáo Hiến 1 năm 1 tháng 2 ngày tù và bị cáo Bé từ 2 đến 2 năm 6 tháng tù về tội Chống người thi hành công vụ.
Trong phần xét hỏi ngày 10/9, mọi người trong phòng xử án nín lặng khi nghe HĐXX phân tích: “Trong vụ án này, hoàn cảnh gia đình của bị cáo Kiếm cũng rất đáng thương, mất nhà, mất đất, cả nhà đi tù. Nhưng điều đáng trách đối với bị cáo chính là việc không tôn trọng pháp luật. Gia đình, thân nhân của bị cáo có công với cách mạng mà bị cáo không noi gương. Trong quá trình điều tra, bị cáo còn bao che lẫn nhau, quanh co, chối tội, coi thường pháp luật”.
Trước khi tòa nghỉ nghị án, các bị cáo được nói lời sau cùng. Tất cả bốn bị cáo Kiếm, Nguyên, Bé, Hiến đều gửi lời xin lỗi đến lực lượng cưỡng chế thi hành án của huyện Cái Nước. Riêng bị cáo Bé mong HĐXX xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự do hoàn cảnh của bị cáo rất khó khăn, cha mẹ thì nay ốm mai đau, con còn nhỏ không ai chăm sóc. Trong khi đó, vợ bị cáo Bé cũng sắp phải trả án trong 1 vụ án khác.
Ngày 14/9, kết thúc phiên tòa xét xử sơ thẩm, TAND huyện Cái Nước (Cà Mau) tuyên phạt bị cáo Phạm Hoàng Kiếm; Phạm Công Nguyên 5 năm tù về tội Chống người thi hành công vụ và 8 năm tù về tội Cố ý gây thương tích. Cũng với tội danh Chống người thi hành công vụ, HĐXX đã tuyên bị cáo Lê Thị Hiến 1 năm, 1 tháng, 7 ngày tù; 1 năm 1 tháng 5 ngày tù đối với bị cáo Nguyễn Văn Bé. Do thời gian tạm giam bằng thời gian chấp hành án nên bị cáo Hiến và Bé được trả tự do tại tòa. Về trách nhiệm dân sự, 4 bị cáo phải bồi thường số tiền hơn 20 triệu đồng cho người bị hại.
Thêm hai người nhập cảnh dương tính nCoV
Bộ Y tế chiều 18/9 ghi nhận thêm hai ca nhiễm nCoV, đều là người Cà Mau từ Pakistan về cách ly ngay tại Khánh Hòa.
"Bệnh nhân 1067", nam, 36 tuổi, ở xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
"Bệnh nhân 1068", nam, 36 tuổi, ở xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.
Ngày 11/9, cả hai có tiền sử tiếp xúc ca dương tính với nCoV tại Pakistan. Ngày 13-15/9, hai người từ Pakistan quá cảnh Qatar, Hàn Quốc, nhập cảnh sân bay Cam Ranh trên chuyến bay QH461, cách ly ngay tại Khánh Hòa. Ngày 16/9, họ được lấy mẫu xét nghiệm gửi Viện Pasteur Nha Trang. Kết quả xét nghiệm ngày 17/9 cả hai dương tính với nCoV. Hiện họ điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
Như vậy, hôm nay thêm hai ca nhiễm mới, một người khỏi bệnh. Tổng số ca nhiễm 1.068, tổng số khỏi 941. Số người tử vong do Covid-19 là 35, ba người tử vong sau ba đến bốn lần xét nghiệm âm tính.
Trong các bệnh nhân đang điều trị, 14 người xét nghiệm âm tính nCoV lần một, 3 người âm tính lần hai và 22 người âm tính lần ba.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly là hơn 31.000. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện hơn 400; cách ly tập trung hơn 15.000, còn lại ở nhà, nơi lưu trú.
Thế giới ghi nhận hơn 30 triệu người mắc Covid-19, hơn 940.000 người tử vong. Mỹ và Brazil là hai nước có số ca nhiễm và số tử vong cao nhất.
Cả nhà lĩnh án vì tạt xăng đốt đoàn cưỡng chế Ông Kiếm cùng người thân không chịu giao tài sản, tạt xăng vào đoàn cưỡng chế khiến 12 người bị thương. Sáng 14/9, TAND huyện Cái Nước (tỉnh Cà Mau) tuyên phạt hai cha con ông Phạm Hoàng Kiếm (61 tuổi), Phạm Công Nguyên (24 tuổi, cùng ngụ xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước) mỗi người 13 năm tù về tội Cố ý...