Cõi Phật giữa chốn trần gian
Chùa Linh Ứng nằm trên đỉnh núi thuộc Bãi Bụt, bán đảo Sơn Trà, TP Đà Nẵng hướng nhìn ra biển Đông, một bên là đảo Cù lao Chàm, phía bên kia là ngọn Hải Vân phía còn lại là dòng sông Hàn yên ả đang đổ về cửa biển.
Từ chùa Linh Ứng nhìn về phía biển Đông
Bán đảo Sơn Trà còn là nơi giao hòa giữa biển trời với núi sông trong khoảng không trầm lặng, với tiếng vỗ rì rầm của biển cả và lời kể về một câu chuyện thuở xưa: Vào thời vua Minh Mạng, dân chài ven biển nơi đây tìm thấy một tượng Phật từ đâu trôi về, sóng đánh vào bãi cát, họ cho đấy là điềm lành, liền lập am thờ tự. Kể từ đó, sóng yên biển lặng, dân chài yên ổn làm ăn, cũng từ đó nơi đây có tên gọi là Bãi Bụt, hay còn gọi là Cõi Phật giữa chốn trần gian nơi Quan Thế Âm độ thế, cứu khổ, giúp con người vượt vòng trầm luân.
Sau khi leo lên hết những bậc đá trên con đường dẫn vào chùa, bước qua cổng chính, ngay trên lối vào chính điện, nằm giữa trung tâm của khoảng sân rộng với những hàng cây cảnh đẹp mắt là tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, bên phải là Quan Thế Âm Bồ Tát, và bên trái là Tam Tạng Phật, bốn vị Thần Long Hộ Pháp cùng 18 vị La Hán được sắp xếp hai hàng bảo vệ cho chính điện. Phía bên trái là tượng Phật Quan Thế Âm cao 67m, đường kính tòa sen 35m được xem là cao nhất Việt Nam. Dưới chân đài sen của bức tượng luôn thu hút rất đông du khách và phật tử tới lễ Phật và thưởng ngoạn nét đẹp từ bi của bức tượng có một không hai này. Trong lòng tượng có 17 tầng, mỗi tầng đều có bệ thờ tổng cộng 21 bức tượng Phật với hình dáng, vẻ mặt, tư thế khác nhau, gọi là “Phật trung hữu Phật”. Tượng đứng tựa lưng vào núi, hướng ra biển, đôi mắt hiền từ nhìn xuống, một tay bắt ấn tam muội, tay kia cầm bình nước cam lồ như rưới an bình cho những ngư dân đang vươn khơi xa. Cảnh quan gian chính điện kết hợp với bức tượng Phật Quan Thế Âm tạo nên một bức tranh toàn cảnh linh thiêng, thanh tịnh mà tao nhã như chốn bồng lai.
Đến thăm chùa Linh Ứng, du khách thập phương còn có dịp tham quan bức tranh toàn cảnh của một đô thị đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Từ chùa phóng tầm mắt về phía biển sẽ thấy bao quanh bởi một màu xanh bát ngát biển trời, bờ cát dài trắng mịn chạy vòng cung theo con đường dưới chân núi lấp lánh dưới cái nắng dịu của vùng bán đảo. Nếu đổi hướng nhìn về thành phố, những tòa nhà cao tầng nổi phía bên kia bờ sông Hàn như những ngọn tháp in trên nền trời xanh mây trắng. Trên con đường từ trung tâm thành phố ra bán đảo Sơn Trà, du khách sẽ dừng chân trên cầu Thuận Phước, cầu nằm vắt ngang đúng nơi con sông Hàn đổ về với biển. Đứng trên cầu, phóng tầm mắt về bốn phía mới thực sự cảm nhận được những nét đẹp của thiên nhiên, biển cả và sức sống mạnh mẽ của một thành phố tràn đầy sức sống.
Theo ANTD
Đua nhau ghi lời cầu ước lên trái đào tiên
Mùa cây đào tiên trên chùa Linh Ứng (Đà Nẵng) ra quả cũng là lúc hàng trăm người đua nhau khắc lời nguyện cầu lên trái. Có người xin tình duyên, học giỏi, cũng có người xin có con, chồng bỏ rượu, thậm chí là trúng cá độ.
Video đang HOT
Chùa Linh Ứng nằm trên bán đảo Sơn Trà (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) nổi tiếng với bức tượng Phật cao nhất Việt Nam không chỉ phục vụ cho tín ngưỡng Phật giáo mà còn là điểm tham quan phục vụ khách du lịch khi đến thành phố biển.
Chùa hiện có hai cây trường sinh với hơn 200 trái được lấy giống từ các tỉnh phía Nam. Người dân địa phương gọi đây là cây đào tiên. Cây ra trái vào mùa thu đông. Trái đào không ăn được mà chủ yếu dùng phần ruột để làm thuốc nam.
Loại cây này thân gỗ, cao chừng 5-7 m, các trái ra ngay sát thân, cành. Mùa đào ra quả cũng là mùa phải "gánh" chi chít những lời cầu xin lên trên lớp vỏ trái đào.
Không chỉ viết, vẽ bằng tiếng Việt, nhiều người còn kỳ công khắc chữ Hán lên trên.
Người đến chùa thường tìm đến hai cây đào tiên, dùng bút, chìa khóa để khắc chữ. Một chú tiểu tại chùa cho biết, hai cây đào tiên này có quả vài năm nay và đợt nào cũng bị khách du lịch hay người đi chùa khắc chữ lên trên, chủ yếu là người Việt Nam. "Tâm lý của người Việt cứ thấy cây nào to ở chùa có quả là khắc chữ cầu may", chú tiểu này nói.
Những lời xin như học giỏi, thi đậu đại học, sức khỏe, thượng lộ bình an được khắc chi chít lên trái đào. Trong đó nhiều nhất là xin tình duyên, tỏ tình...
Có cô gái xin cho lấy được người mình yêu và không quên đề luôn số điện thoại.
Người ham giàu sang thì xin lấy được chồng đại gia, đẹp trai.
Hay cặp vợ chồng hiếm muộn xin được có con.
Người xin đi xuất ngoại, trúng cá độ bóng đá, làm được nhiều tiền...
Nhiều trái đào hết nhựa sống bị héo ngay trên thân cây nhưng vẫn hằn hàng chục lời nguyện xin.
Nhiều trái đào bị rụng nằm lăn lóc trong vườn chùa.
Nhiều người tò mò xem lời cầu nguyện trên trái đào. Theo Hòa thượng trụ trì chùa Linh Ứng Thích Thiện Nguyện, nhà chùa thường xuyên nhắc nhở du khách và người dân địa phương. Tơi đây nhà chùa sẽ đặt tấm bảng cấm viết bậy lên đào tiên để đặt dưới gốc hai cây đào này.
Trao đổi với VnExpress, hòa thượng Thích Từ Nghiêm, Phó ban trị sự Thành hội Phật giáo Đà Nẵng, cho biết việc khắc lời cầu xin lên trái đào tại chùa Linh Ứng chỉ là một việc làm mê tín của những người lên chùa xin lễ. Người dân cũng như du khách thập phương không nên khắc chữ lên trái đào, hay thân cây trong khuôn viên, làm mất cảnh quan nhà chùa. Điều cần nhất khi đến chùa xin lễ là lòng thành. Người có ý muốn xin nên đến lễ Phật dâng hương để bày tỏ lòng thành của mình với đức Phật.
Theo VNE
Trống đồng Cảnh Thịnh: Tỏa sáng tinh thần Tây Sơn Trống Cảnh Thịnh được đúc vào tháng 4 năm thứ 8 niên hiệu Cảnh Thịnh đời Nguyễn Quang Toản (năm 1800, thời đại Tây Sơn) tại xã Phù Ninh, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn (nay thuộc xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội). Trống Cảnh Thịnh được lưu giữ tại chùa Nành (chùa Linh Ứng, Gia Lâm, Hà Nội). Trống được đúc...