Cội nguồn sức mạnh từ dân
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, điều hành việc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và nhà nước ta luôn lấy quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân làm kim chỉ nam
Thời nhà Trần, vua Trần Thái Tông nhiều lần chỉ bảo quần thần: “Trẫm muốn ra ngoài dạo chơi, lắng nghe tiếng nói của dân, xem xét lòng dân… để làm cho dân đỡ khổ”.
Thượng sách giữ nước
Nhiều triều đại trong lich sư nươc ta đã thể hiện sự kính trọng, đề cao vai trò làm chủ của nhân dân thể hiện bằng những chiếu dụ rất hợp lòng dân, coi trọng cả việc trực tiếp tiếp xúc với dân bằng viêc vi hành.
Mô hình “3 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) được vua Trần Thái Tông chỉ rõ: “May gối dài, trải chiếu rộng, kê giường liền cùng ngủ”, thể hiện sự khuyên răn của vua đối với quần thần là phải biết gần gũi với sinh hoạt của cộng đồng dân cư, qua đó thu hẹp khoảng cách giữa các thành phần xã hội.
Thời Quốc công Tiết chế Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn cũng từng nêu quan điểm về việc phát huy sức mạnh của nhân dân từ quyền làm chủ. Theo đó, nguồn gốc sức mạnh của đất nước chính là biết khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, “đó là thượng sách giữ nước”.
Qua việc vận động của các cấp ủy Đảng và chính quyền TP HCM, lưc lương đoàn viên, thanh niên tinh nguyên tham gia khơi thông lục bình ứ đọng trên rạch Dừa (quận 2) Anh: HOANG TRIÊU
Video đang HOT
Đến thời đại Hồ Chí Minh cũng tỏ rõ việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong 2 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, quyết giành độc lập tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân. Điều đó càng làm cho chúng ta thấy rõ hơn vai trò và giá trị về sức mạnh của nhân dân.
Thực tế cho thấy trong quá trình lãnh đạo cách mạng, điều hành việc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và nhà nước ta luôn lấy quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân làm kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng; luôn lấy nghĩa vụ cao cả và quyền lợi hợp pháp, chính đáng của nhân dân làm nền tảng chính trị để vạch ra đường lối, chủ trương, chính sách phù hợp nhằm đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với lợi ích của Đảng, Tổ quốc và nhân dân, phù hợp với yêu cầu xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.
Báo Sự Thật phát hành ngày 15-10-1949 đăng bài “Dân vận” của Chu tich Hồ Chí Minh, nội dung bài báo thể hiện rất rõ quan điểm của Người về vai trò to lớn của nhân dân, đó là: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.
Thấm nhuần lời dạy của Ngươi, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng và nhà nước ta luôn thực hiện theo quan điểm “lấy dân làm gốc”, thường xuyên đề cao vai trò lịch sử của nhân dân, tích cực xây dựng bộ máy công quyền các cấp “của dân, do dân và vì dân”, phát huy cao nhất và toàn diện quyền làm chủ của nhân dân. Theo đó, khơi dậy và phát huy được tinh thần yêu nước và sức mạnh vô địch của nhân dân qua các giai đoạn cách mạng.
Nền tảng cho mọi quyết sách
Thực tiễn chứng minh không phải bây giờ chúng ta mới hiểu, mới phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Bởi từ khi Đảng ta ra đời (3-2-1930) cho đến nay đã chứng minh mọi kết qua và thắng lợi của cách mạng đều do sự sáng tạo trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Chính nhân dân vừa là chủ thể sáng tạo vừa là đối tượng, nền tảng cho mọi quyết sách của Đảng và nhà nước ta.
Được tham gia trực tiếp vào những vấn đề có tính “quốc kế dân sinh” chính là điều kiện thuận lợi để mỗi công dân bộc lộ ý nguyện và khả năng của mình. Phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đã được thực hiện lâu nay, là cơ sở chính trị tạo ra mối quan hệ cộng đồng lành mạnh hơn, mối quan hệ giữa Đảng – chính quyền – nhân dân được bền chặt hơn, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy chúng ta: “Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân chứ không phải đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”.
MAI LICH
Theo Nguoilaodong
Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước dâng hoa, dâng hương tại Nghĩa trang Việt-Lào
Trước anh linh các anh hùng liệt sĩ, các đại biểu nguyện hứa sẽ tiếp tục vun đắp, củng cố và phát triển hơn nữa tình hữu nghị thủy chung, hợp tác toàn diện giữa 2 nước Việt Nam và Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.
Nhân chuyến thăm và làm việc tại Nghệ An, ngày 6/12, đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước do đồng chí Xay Xổm Phon Phô Vi Hản - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước dẫn đầu đã đến dâng hoa, dâng hương viếng các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang quốc tế Việt - Lào (huyện Anh Sơn).
Cùng đi có đồng chí Hoàng Thị Hạnh - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cùng các thành viên đoàn công tác. Về phía tỉnh Nghệ An có đồng chí Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.
Đoàn đại biểu dâng vòng hoa lên anh linh các anh hùng liệt sĩ. Ảnh: L.T
Nghĩa trang liệt sỹ quốc tế Việt - Lào nằm ở thị trấn Anh Sơn (huyện Anh Sơn), là một trong những công trình biểu hiện cho tinh thần đoàn kết, hữu nghị truyền thống đặc biệt 2 nước Việt - Lào anh em.
Đây là nơi an nghỉ của hơn 11.000 cán bộ quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam hy sinh trên chiến trường nước bạn. Để ghi nhớ và tri ân các Anh hùng liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam đã kề vai sát cánh cùng với quân và dân chiến đấu bảo vệ 2 đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng nghĩa trang đặc biệt này làm nơi yên nghỉ cho những người lính tình nguyện Việt Nam đã chiến đấu và hy sinh trên đất nước Lào.
Hiện nay, tại nghĩa trang có khoảng 6.900 phần mộ chưa rõ tên, quê quán và gần 600 phần mộ có tên, nhưng chưa rõ quê quán.
Đoàn đại biểu dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Ảnh: L.T
Trong không khí trang nghiêm, đoàn đã dành phút mặc niệm bày tỏ lòng tri ân các Anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do, vì nghĩa tình quốc tế cao cả, sắt son giữa 2 nước Việt - Lào.
Trước anh linh các anh hùng liệt sĩ, các đại biểu nguyện hứa sẽ tiếp tục vun đắp, củng cố và phát triển hơn nữa tình hữu nghị thủy chung, hợp tác toàn diện giữa 2 nước Việt Nam và Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và cố Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản đã dày công vun đắp xây dựng.
Thăm mô hình nông nghiệp công nghệ cao của Tập đoàn TH. Ảnh L.T
Cùng ngày, đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước đã đến thăm tìm hiểu về mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của Tập đoàn TH và HTX nông nghiệp cây ăn quả 1/5 tại xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Đàn.
Lê Thanh
Theo Baonghean
Họp mặt Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ngày 15-11, quận Cái Răng và quận Ô Môn tổ chức họp mặt kỷ niệm 89 năm ngày truyền thống MTTQVN (18/11/1930-18/11/2019) và sơ kết cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" năm 2019. Ông Lê Thanh Tâm, Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Cái Răng trao Giấy khen của UBND...