Cõi mạng xôn xao bởi hình ảnh chú chim cánh cụt màu vàng độc lạ
Từ khi những bức ảnh về chú chim cánh cụt màu vàng độc lạ này xuất hiện, chúng đã được lan truyền mạnh mẽ và nhận được hơn trăm nghìn lượt ủng hộ.
Nhiếp ảnh gia Yves Adams đến từ Bỉ cảm thấy rất may mắn khi vô tình bắt gặp chú chim cánh cụt màu vàng độc lạ này.
Trong lúc dừng chân ở quần đảo Nam Georgia, Yves Adams và khách cùng đoàn tới đồng bằng Salisbury để chụp ảnh quần thể hơn 120.000 con chim cánh cụt vua.
Khi Yves tháo thiết bị an toàn, một nhóm chim cánh cụt bơi vào bờ và con chim cánh cụt màu sắc đặc biệt lập tức thu hút sự chú ý của anh. Yves nhanh chóng lấy máy ảnh và chụp con chim cánh cụt vàng mà anh chưa thấy bao giờ.
Theo phỏng đoán của Adams cho rằng con chim màu vàng mắc một tình trạng di truyền được gọi là bệnh leucism, trong đó chỉ mất một số sắc tố melanin.
Dee Boersma, một nhà sinh học bảo tồn và giáo sư tại Đại học Washington, người không tham gia chuyến thám hiểm, đồng ý với quan điểm này: “Con chim cánh cụt này thiếu một số sắc tố nên nó mới có màu kì lạ như vậy trong khi những con bạch tạng thực sự đã mất hết sắc tố”.
Video đang HOT
Trong khi đó, Kevin McGraw, một nhà sinh thái học hành vi tích hợp tại Đại học bang Arizona, người cũng không tham gia chuyến thám hiểm, lại có nhận định khác.
“Tôi sẽ không gọi con chim mắc leucistic vì chim cánh cụt dường như thiếu tất cả sắc tố melanin. Nó trông có vẻ như bị bạch tạng vì nó thiếu tất cả các hắc tố ở bộ lông, bàn chân và mắt của nó. Tuy nhiên, chúng tôi cần các mẫu lông để xét nghiệm sinh hóa nếu chúng tôi muốn khẳng định chắc chắn. Động vật có thể bị bạch tạng nhưng vẫn có sắc tố không phải melanin”, Kevin McGraw cho hay.
Chim cánh cụt vua cao từ 70 đến 100 cm, có trọng lượng khoảng 11 đến 16 kg, lớn thứ hai chỉ sau chim cánh cụt hoàng đế.
Chim cánh cụt vua ăn nhiều loài cá nhỏ, mực và nhuyễn thể. Cá chiếm khoảng 80% chế độ ăn uống ngoại trừ vào những tháng mùa đông như tháng 7 và tháng 8, chúng chỉ chiếm khoảng 30%.
Tuy nhiên trong vòng 30 năm, đàn cánh cụt hoàng đế trên đảo Ile aux Cochons, Pháp, giảm số lượng từ 2 triệu cá thể xuống còn khoảng 200.000, nguyên nhân được cho là vì biến đổi khí hậu.
Hà mã lao vào giành con mồi với cá sấu
Nhiều người vẫn luôn tin rằng danh xưng "sát thủ đầm lầy" vốn thuộc về cá sấu. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại cho rằng cá sấu còn xếp sau một con vật khác.
Đó là loài nào?
Cá sấu - Kẻ săn mồi thượng hạng
Cá sấu là loài bò sát lớn ưa thích môi trường nước, chúng sống trên một diện tích rộng của khu vực nhiệt đới của châu Phi, châu Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Đại Dương. Cá sấu có xu hướng sinh sống ở những vùng sông và hồ có nước chảy chậm. Chúng có quai hàm cực khỏe và bộ răng sắc nhọn để xé thịt, hơn nữa chúng còn rất nhanh nhẹn trong khoảng cách ngắn, thậm chí ngoài môi trường nước. Tất cả những con cá sấu lớn cũng có vuốt sắc và khỏe.
Cá sấu với kích thước khổng lồ được coi là "sát thủ đầm lầy". (Ảnh: Pixabay)
Kích thước của cá sấu thay đổi đáng kể, một số loài có thể dài từ 5 đến 6 mét và nặng khoảng 1.200 kg. Mặc dù có vẻ ngoài chậm chạp, nhưng cá sấu là những kẻ săn mồi thượng hạng trong môi trường của chúng, và người ta còn thấy một số loài cá sấu dám tấn công và giết cả sư tử, động vật móng guốc lớn và thậm chí cả cá mập.
Động vật ăn cỏ hung hãn nhất Trái đất
Hà mã là một trong những động vật hung hãn nhất Trái đất và thường được xem như một trong những động vật nguy hiểm nhất ở châu Phi. Dù có hai đôi chân ngắn và thân hình bè bè, chúng lại có thể dễ dàng chạy nhanh hơn con người. Hà mã có da dày 5cm, dù rất nặng nề nhưng chạy nhanh tới 30 km/giờ trên đất liền và 8 km/giờ dưới nước. Chúng là nguyên nhân khiến khoảng 500 người chết mỗi năm ở châu Phi.
Chúng có trọng lượng trung bình lên tới 1,5 tấn và hàm răng có sức mạnh tương đương với một chiếc búa tạ cỡ lớn. Có thể nói chúng là kẻ thù không đội trời chung của cá sấu. Vì sao nói hà mã là khắc tinh của cá sấu, và nó có vũ khí bí mật gì?
Cuộc chiến khốc liệt giữa hà mã và cá sấu
Nhiếp ảnh gia kỳ cựu Lean van Biljon đã ghi lại một đoạn video tại vườn quốc gia Kruger (Nam Phi) về việc cá sấu dù là thú săn mồi khét tiếng nhưng vẫn phải kiêng nể hà mã và không dám tranh giành thức ăn với loài vật này.
Theo những hình ảnh đoạn video ghi lại, bầy cá sấu phục kích và tấn công con bê khi nó tới bờ sông uống nước, đồng thời nhanh chóng kéo được con mồi xuống nước. Ngay lập tức, rất nhiều con cá sấu khác đã tham gia cùng và chúng chuẩn bị đánh chén con mồi. Tuy nhiên, cá sấu bất ngờ bắt gặp một vật cản mới, đó là những con hà mã. Cuộc tranh đấu đã xảy ra để giành lại con mồi. Tuy nhiên, phần thắng nhanh chóng thuộc về những con hà mã. Thêm một lần nữa, bầy cá sấu chịu "khuất phục" trước kẻ địch đầy khó chịu.
James Souchon, hướng dẫn viên du lịch ở vùng Maputaland, Nam Phi đã mô tả một cuộc chạm trán của hà mã và cá sấu sông Nile: "Trong suốt nhiều giờ, tôi chứng kiến cảnh những con hà mã và cá sấu nằm cách nhau chỉ vài mét. Không hề có dấu hiệu chúng đề phòng lẫn nhau, chúng gần như không quan tâm đến sự hiện diện của đối phương".
Cá sấu và hà mã đều là những con vật có lực cắn mạnh khủng khiếp. (Ảnh: Pixabay)
Theo Souchon, cá sấu biết lượng sức mình và không dám manh động với một loài sinh vật rất hung hãn như hà mã. Những con cá sấu chỉ dám ăn thịt hà mã nếu đối phương đã chết. Theo thống kê, hàm của hà mã có thể nghiền nát một hoặc hai con cá sấu dài khoảng 3m.
Một con cá sấu sông Nile trưởng thành có thể đạt chiều dài cơ thể từ 6 đến 7 mét và lực cắn của nó có thể lên tới 2.500 PSI (175.7 kg/cm2). Đây không phải là mức cao nhất, một con cá sấu nước mặt với chiều dài khoảng 7 mét và nặng 2 tấn, sức mạnh răng hàm của nó lên tới 3.700 PSI (260 kg/cm2).
Với lớp da dày, hà mã có thể dễ dàng xoay chuyển tình thế dù bị cá sấu tấn công. (Ảnh: Pixabay)
Chúng ta hãy phân tích lực cắn của một con hà mã trưởng thành. Lực cắn của chúng chỉ vào khoảng 2.000 PSI (140.6 kg/cm2). Lực cắn này tuy lớn nhưng không thể bằng một con cá sấu trưởng thành. Tuy nhiên, hà mã không chỉ có lực cắn mạnh. Chúng còn có một lớp da dày tới 5cm. Ngoài ra, cái miệng của chúng có thể mở đến hơn 100 độ. Đã có ghi chép về việc một con hà mã từng cắn chết một con linh dương trưởng thành chỉ bằng một cú đớp. Và cũng có ghi chép về việc một con cá sấu muốn đánh lén một con hà mã nhưng kết cục là chính nó bị cắn đứt và ăn thịt.
Bên cạnh đó, hà mã đặc biệt hung dữ khi bị xâm phạm lãnh thổ của chúng. Tất cả những con vật xuống nước đều có khả năng bị hà mã coi là kẻ xâm lược và trở thành mục tiêu tấn công của nó, dù là loài ăn thịt hay ăn chay. Rõ ràng, cá sấu rất khó có thể cắn thủng được lớp da của hà mã. Trong tình huống như vậy, hà mã sẽ nhanh chóng phản công và giết chết cá sấu.
Con chó lớn nhất thế giới có đánh bại con hổ nhỏ nhất không? Loài hổ nhỏ nhất trên hành tinh của chúng ta là hổ Sumatra, với trọng lượng từ 75 đến 150kg, và với trọng lượng này cũng tương đương, thậm chí còn nhẹ hơn cả nhiều giống chó trên hành tinh của chúng ta. Chó là vật nuôi phổ biến trong gia đình, với thân hình thon thả, chạy rất nhanh, phản xạ mạnh...