Cõi lòng thanh thản
Bà sinh ra ở miền đồng chiêm trũng Hà Nam, còn ông quê ở miền trung du Phú Thọ, cùng thoát ly đi xây dựng kinh tế ở tận Lai Châu. Ông bà cùng ở khu nhà tập thể, tình yêu tuổi trẻ đã nhanh chóng gắn kết hai người với nhau.
Ngoài đồng lương ông giáo trường làng và bà cán bộ xã viên HTX, việc kiếm thêm đồng tiền ở nơi này không dễ dàng. Để có cái ăn, các gia đình đều tự trồng rau, nuôi gà, tự cung tự cấp, rồi vào rừng chặt những cây con, cây bụi về làm củi đun. Vợ chồng bà sinh lần lượt 2 cậu con trai. Hạnh phúc cứ thế lớn dần theo năm tháng trong khó khăn.
Sau này, vợ chồng bà được Nhà nước cắm miếng đất ở ngoài con phố nhỏ. Tích góp, vay mượn tiền của họ hàng, anh em ở quê, cũng xây được căn nhà mái bằng nho nhỏ. Khi con cả học đại học xong rồi xin được việc làm, ông bà theo con xuống Hà Nội, mua căn nhà nhỏ ở ngoại thành. Nhờ quan hệ của con làm nghề kinh doanh, ông bà đều xin vào làm nhân viên của Nhà máy diêm đóng ở khu vực huyện Đông Anh, ông làm bảo vệ. Thi thoảng vào ngày nghỉ lễ, vợ chồng bà và con cái mới kéo nhau lên Lai Châu thăm con út và bạn cũ.
Vậy mà, bỗng dưng ông lại đòi ly dị. Ông cố gắng nói ngập ngừng nhưng quả quyết: Mẹ con bà hãy tha lỗi cho tôi, tôi và bà phải ly dị, tôi không còn tình cảm với bà nữa. Tai bà ù đi. Bà không tin ông có thể nói với bà những lời trống rỗng như thế. Ông bà đã ăn ở với nhau hơn 30 năm rồi, tình nghĩa vợ chồng thiêng liêng thế, thời gian khốn khó nhất cũng đã cùng nhau vượt qua để nuôi dạy con nên người. Ông thú thực là muốn đến sống cùng chị Tình, người phụ nữ chỉ hơn con lớn của ông bà 5 tuổi. Nghe bố nói, cậu con cả nổi khùng lên, anh đập cái bát đang ăn cơm xuống đất rồi nói: Bố mà bỏ mẹ con con, con sẽ giết chết con mụ ấy. Nói rồi, cậu bỏ lên phòng đóng chặt cửa. Bà ngồi chết lặng, không nói được một câu, cho dù ông liên tục xin bà cảm thông, tha thứ. Ông ngồi thừ ở phòng khách, hút thuốc liên tục. Bà lẳng lặng bỏ vào giường nằm, lúc này nước mắt bà mới cay xè, ướt đẫm gối. Bà đau đớn vì bị phụ bạc. Gần sáng, bà vẫn không thể chợp mắt. Tiếng cửa mở ken két rồi đóng lại, tiếng xe máy của ông đã đi xa.
3 ngày sau ông vẫn không về nhà. Các con bà lùng sục đi tìm bố. Linh tính của người mẹ mách bảo, bà lật đật đi xe ôm đến căn nhà nhỏ ven đê, thấy 2 bố con ông đang lớn tiếng cãi vã, con trai bà đòi vào đánh người phụ nữ trẻ. Nhiều bà con ở khu phố chạy ra xem. Không hiểu sao, sức mạnh của sự nhẫn nại lại cho bà nói rành rọt: “Bố mẹ đã sống gần trọn đời người, giờ cũng đến lúc cạn tình cạn nghĩa. Chuyện tình cảm của bố mẹ, các con hãy để mẹ quyết định, đừng làm điều gì dại dột, người ta lại bảo mẹ không biết dạy con”.
Video đang HOT
Trở về nhà, bà lại thậm thụt khóc trong đêm. Bà nghĩ đến liều thuốc ngủ, chết rồi có khi trái tim bà bớt đau. Nhưng nếu bà chết, bố đã có mối quan tâm khác, ai sẽ ở bên các con cháu bà những lúc khó khăn? Mà biết đâu, bà chết đi lại gây thêm bức xúc cho các con, chúng lại vi phạm pháp luật cũng nên. Chỉ còn 9 tháng nữa bà nghỉ hưu, nhưng bà viết đơn đến cơ quan xin nghỉ phép dài hạn đợi đến ngày chuyển sổ về hưu. Bà cũng viết luôn đơn xin ly hôn, nhờ cháu gái mang đến cho ông nó.
Ngày giông bão của đời bà đã qua 5 năm. Bên bà lúc nào cũng có con cháu quây quần. Hàng ngày, bà lo đón đưa cháu đến lớp, lo đi chợ giúp các con, rồi ngày Rằm, mồng Một, bà lại giúp các sư sãi ở ngôi chùa gần nhà sắp lễ, lau chùi, quét dọn các am thờ. Bà cũng cùng các bạn già đi làm từ thiện. Bà không thể ngờ, không có ông, bà vẫn có những việc làm khiến cho cõi lòng thanh thản lúc cuối đời.
Theo Dantri
Xô xát, cãi cọ bên mâm cơm
'Choang!', tiếng đĩa cá vỡ toang, rồi đến chồng bát và cuối cùng bát canh cua bay ra cửa, tung tóe...
Người bố vừa thượng cẳng chân hạ cẳng tay chưa hết cơn bực bội lại gầm lên: "Này thì ăn này!", bé Quân giật bắn mình, ngơ ngác nhìn theo mớ bát đĩa. Chợt thấy đứa em gái mếu máo rồi òa khóc, Quân luống cuống ôm lấy em rồi lầm lũi dắt nhau ra cửa...
Bữa cơm gia đình thường là thời điểm để mọi người quây quần và thể hiện sự quan tâm lẫn nhau. Ngày nay, đối với nhiều gia đình bữa tối là khoảng thời gian duy nhất trong ngày có đầy đủ mọi người, vừa ăn cơm vừa trò chuyện giúp gắn kết tình thân giữa các thành viên trong tổ ấm.
Thế nhưng làm thế nào để tạo một không khí ấm cúng không phải là chuyện dễ dàng. Có những người vợ biến bữa ăn thành nơi để than vãn, nào tháng này hụt thu ở cửa hàng, giá điện, giá nước tăng, thằng út vừa bị điểm kém... Chồng cau mặt chán nản, con cái lùa vội bát cơm rồi về phòng. Hôm sau, hôm sau nữa, tình hình vẫn không có gì thay đổi...
Con sắp thi học kỳ, chị Ngọc An cố gắng nấu nướng những món con thích. Gắp vào bát con tôm, chị bảo: "Ăn đi con, mỗi cân 300.000 đồng đấy" khiến không khí trở nên nặng nề. Chị phân bua: "Phải làm thế thì cả chồng lẫn con mình mới biết giá trị của đồng tiền".
Ảnh minh họa.
Còn chị Hòa sống cùng bố mẹ chồng nên luôn phải cân đối các món ăn sao cho vừa đủ dinh dưỡng vừa hợp khẩu vị các cụ lẫn con cái. Vậy mà trong bữa cơm thế nào cũng có vài lời than vãn. Sườn ninh nhừ, hai đứa con kêu bã. Cơm cả nhà vừa thì hai cụ nhai trệu trạo được lưng bát rồi bỏ bữa. Nước mắm luôn phải ba bát: Một không tỏi, một không cay, một đủ vị. Hôm nào các thành viên trong gia đình mỗi người một ý, không có sự thông cảm và dung hòa thì bữa cơm luôn nặng nề và phức tạp.
Những gia đình hạnh phúc đều giống nhau, nhưng bất hạnh thì quả là thiên hình vạn trạng. Cho đến bây giờ, chị Thương vẫn không thể nào hiểu nổi tại sao mọi thứ lại diễn biến theo chiều hướng xấu đến vậy. Cuộc sống những năm đầu thật hạnh phúc. Chị chăm chút cho anh từ bộ quần áo là phẳng ly đến bát canh rau, đĩa cá rô đồng rán. Từ ngày lên chức trưởng phòng, anh trở nên bê trễ với vợ con.
Vô tình, một lần chị bắt gặp chồng trong một khách sạn sang trọng. Máu ghen trong người chị sôi lên. Vốn gắn bó với nhau từ những ngày còn hàn vi, chị không bao giờ nghĩ anh có thể chê chị để tìm thú vui nào khác. Thì ra đấy là những ngày đi "tiếp đối tác" của anh. Từ đó, chị kiểm soát gắt gao giờ giấc cũng như tiền bạc của chồng. Nhà vang đầy tiếng bấc tiếng chì. Bực mình, anh thẳng tay gạt mâm cơm ra cửa, mặc cho hai đứa trẻ sợ xanh mặt.
Không ít ông bố bà mẹ không kiềm chế, để cuộc xô xát, cãi cọ xảy ra ngay bên mâm cơm. Lý do phổ biến nhất là các ông chồng về muộn trong khi đã ngà ngà hơi men. Thấy bóng chồng, vợ nổi cơn tam bành, thế là cãi cọ, bát đĩa trên bàn ăn trở thành vật hy sinh.
Các tiểu thương chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn râm ran kháo nhau chuyện gia đình chị Bình, bán thịt lợn trong chợ. Chồng chị làm xây dựng, tính gia trưởng nhưng người vợ cũng không vừa. Một hôm, giữa bữa cơm, do bực tức anh vung tay tát thẳng vào mặt vợ. Uất ức, chị vợ liệng luôn cái bát ăn cơm vào mặt chồng. Kết quả, anh chồng phải vào viện khâu 4 mũi. Có người còn bảo, may là anh không đánh vợ lúc chị đang thái thịt, không thì mất mạng như chơi.
Tâm lý chung của con cái trong những bữa cơm lục đục như thế thường cảm thấy sợ hãi. Trẻ càng nhỏ tuổi thì những tổn thương tinh thần càng lớn. Về sau, nếu không khí gia đình yên ấm trở lại, trong tâm trí trẻ vẫn lởn vởn ấn tượng đáng sợ đó. Như lời kể của một câu bé tên Tùy, làm nghề đánh giày: "Đói lả, em vừa ăn vừa kể hôm đó em làm rơi 50.000 đồng, mẹ em cho ngay một tát. Cái bát trên tay em đổ ụp xuống. Em ngồi thụp xuống, bốc lớp cơm trên ăn ngon lành. Ngẩng lên thấy mẹ em nước mắt ròng ròng".
Mỗi lần gia đình bất hòa, trẻ em là người hứng chịu cơn giận của bố mẹ ngay trong bữa cơm. Chị Dung, chủ sạp hoa quả vẫn còn nhớ ký ức đau buồn hồi còn bé: "Không hiểu sao, mỗi lần ngồi bên mâm cơm đợi chồng về, hình ảnh bố tôi, tay huơ chai rượu đập lên đầu mấy anh em lại hiện lên. Làm ăn thua lỗ, bố tôi sinh ra rượu chè. Bữa nào cũng thế, bố tôi ngồi vào bàn trong trạng thái say khướt. Không đứa nào được bỏ đũa khi ông chưa cho phép. Nếu bỏ đũa, ông lấy chai đập vào đầu. Cho đến hôm con bé út suýt chết sặc vì vừa ăn vừa khóc nấc, anh trai tôi không chịu được nữa. Gia đình tôi tan nát từ đó".
Theo Giadinh.net.vn
Cười người chớ có cười lâu! Giờ giải lao mấy chị em đang quây quần gọt hoa quả ăn uống vui vẻ, thân mật, thì bỗng cái Tuyết hét lên: "Chị Lan, chị về "ken" ngay cái bụng vào đi, kẻo chồng chán nó ruồng bỏ, khóc cũng không ai thương đâu". Chị Lan nghe ức lắm, vừa sinh đứa thứ hai xong, hớt hơ hớt hải chăm chúng...