Coi chừng Việt Nam thành trung tâm sản xuất ma túy
Chỉ hơn 1 tháng, 3 vụ đại án liên quan đến người Trung Quốc được phát hiện. Cả 3 đều có chung phương thức hoạt động là núp bóng người Việt để qua mặt chính quyền và pháp luật.
Lực lượng công an phát hiện, thu giữ 286 thùng chứa dung dịch hóa chất để chế biến ma túy tại TP.Quy Nhơn
Chiều ngày 10.9, tại buổi họp báo thông tin kết quả Hội nghị cấp bộ trưởng về nâng cao hiệu quả hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy xuyên quốc gia ở Hà Nội (hơn 200 đại biểu quốc tế; có cả Liên Hiệp Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Úc… tham dự hội nghị); đại tá Vũ Văn Hậu – Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Ma túy (C04) đã công bố thông tin Bộ Công An vừa phá vụ án sản xuất ma túy lớn ở Tây Nguyên.
Ngày 6.8.2019, tại kho công ty Xuất nhập khẩu Nông sản Đông An Viên (gọi tắt là ĐAV – thị trấn Dăk Hà, huyện Dăk Hà, Kon Tum); công an phát hiện có hàng trăm lít dung dịch và 13 tấn hóa chất tiền ma túy. Mở rộng điều tra, công an phát hiện thêm ĐAV không chỉ là tổng kho mà còn là công xưởng sản xuất ma túy với hơn 20 tấn trang thiết bị chuyên dụng, được điều hành bởi cả tiểu đội người Trung Quốc. Công ty này của người Việt, được người Trung Quốc thuê lại.
Trưa 11.9, Phòng Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Ma túy, Công an tỉnh Bình Định xác nhận vừa phối hợp cùng Bộ Công an phát hiện 2 kho chứa hóa chất dùng để chế biến ma túy tại tổ 8, khu vực 7, phường Bùi Thị Xuân, TP.Quy Nhơn. Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng đã niêm phong một khối lượng lớn hóa chất được cất giữ trong kho gồm 286 thùng phuy, trên 300 bao bột (ước tính hơn 80 tấn) và nhiều dụng cụ khác để tinh chế ma túy.
Theo thông tin ban đầu, nhà kho này được người Trung Quốc thuê nhằm qua mặt cơ quan chức năng, nhân dân và chính quyền địa phương. Công an đã bắt giữ 6 người Trung Quốc điều hành công xưởng.
Cuối tháng 7, Việt Nam đã trục xuất hơn 400 người nhập cư trái phép và tổ chức cả “Thành phố đánh bạc quốc tế” qua mạng internet, có mức giao dịch lên tới hơn 3 tỉ nhân dân tệ (khoảng 10.000 tỉ đồng Việt Nam) tại Our City thuộc phường Hải Thành, quận Dương Kinh, TP.Hải Phòng.
Khách du lịch, cả nội địa lẫn quốc tế, khi lưu trú tại Việt Nam đều phải nộp chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu để đăng ký tạm trú. Không có nước nào quản lý chạt chẽ đến thế. Làm sao mà hàng trăm người Trung Quốc, ngang nhiên phạm pháp cả thời gian dài như vậy. Cả chính quyền, công an, khu phố, tổ dân phố không ai biết hay giả vờ không biết? Người dân biết nhưng không dám làm gì. Phản ánh thì lãnh đạo bảo “Chưa nghe báo cáo” theo quy trình.
Chỉ hơn 1 tháng, 3 vụ đại án liên quan đến người Trung Quốc được phát hiện. Cả 3 đều có chung phương thức hoạt động là núp bóng người Việt để qua mặt chính quyền và pháp luật. Thông tin chưa cho biết số người Trung Quốc trong 2 đại án ma túy vào Việt Nam theo đường nào, có giấy phép lao động thường trú, tạm trú hay là ở lụi như tại Hải Phòng? Hai đại án sản xuất ma túy Ở Bình Định và Kon Tum; nếu êm xuối, trót lọt thì sản lượng ma túy từ hai công xưởng này đủ cung cấp cho cả Asean.
Video đang HOT
Hàng loạt câu hỏi được đặt ra mà chưa có câu trả lời thỏa đáng. Việc quản lý người nước ngoài ở lại Việt Nam bất hợp pháp cực kỳ lỏng lẻo. Những đại án trên có liên hệ mật thiết với vấn nạn ngáo đá, ma túy ngày càng trầm trọng; gây rất nhiều hệ lụy nhức nhối trong cuộc sống hiện nay.
Đã đến lúc phải quy trách nhiệm cá nhân, cụ thể là người đứng đầu với những vụ việc tương tự. Khi cho thuê nhà, xưởng cũng phải có hợp đồng cam kết là tuân thủ pháp luật Việt Nam. Nếu phát hiện tiếp tay, đồng phạm thì phải xử thật nặng để răn đe. Việc dẫn độ cũng cần xem lại. Chỉ dẫn độ khi thủ phạm trốn ra nước ngoài. Thông lệ quốc tế là phạm pháp ở đâu thì xử lý theo pháp luật ở đó. Sản xuất ma túy có tổ chức, tội nặng hơn cả mua bán ma túy, mà chỉ trục xuất, bàn giao cho họ tự xử thì không ổn chút nào. Tự phê bình, kiểm điểm không thể thay thế pháp luật được.
Nhân đây, đề nghị Bộ Công An tổng kiểm tra toàn bộ hoạt động của người nước ngoài bất hợp pháp tại Việt Nam. Có người nghi ngờ Trung Quốc chủ trương xuất khẩu tệ nạn. Người khác cam đoan là tỉnh nào cũng có những vụ việc tương tự, không riêng gì Hải Phòng, Kon Tum, Bình Định. Tôi ở quận 7, chung cư cao cấp mà cũng xô bồ. Khá nhiều người nước ngoài nhưng ồn ào, nhí nhố thì chỉ người Trung Quốc, áp đảo luôn số lượng với nhiều hiện tượng khả nghi.
Việt Nam không phân biệt khách đến, càng không bài người Trung Quốc nhưng có quyền cấm cửa với những vị khách xấu xí. Dù mang quốc tịch nào, đến Việt Nam làm bậy, không tôn trọng pháp luật thì phải đươc xử nghiêm theo luật Việt Nam. Biển Đông đang dậy sóng. Đất liền lại bị bão ma túy và tệ nạn hoành hành thì không thể nào chống đỡ.
Không chừng Việt Nam sẽ thay thế khu vực tam giác vàng, trở thành trung tâm sản xuất ma túy và thuốc phiện của Asean thì chí nguy.
Vi Văn Hưởng
Theo motthegioi
Bộ Công an: Tội phạm đang lợi dụng địa bàn Việt Nam để sản xuất và trung chuyển ma túy
Các tổ chức tội phạm quốc tế đang lợi dụng địa bàn Việt Nam để tổ chức sản xuất ma túy, một phần phục vụ nhu cầu trong nước, phần lớn được chuyển đi các nước.
Nếu như trước đây, ma túy tổng hợp được vận chuyển từ biên giới Trung Quốc vào Việt Nam, thì hiện nay ma túy tổng hợp dạng viên và dạng đá được vận chuyển từ Tam Giác Vàng vào Việt Nam.
Một đối tượng bị bắt quả tang khi đang vận chuyển ma túy.
Đó là nhận định được đưa ra tại Hội nghị cấp Bộ trưởng về nâng cao hiệu quả hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy xuyên quốc gia, vừa diễn ra chiều nay (10/9).
Thông tin tại Hội nghị cho biết, thế giới và khu vực đang đối mặt với diễn biến phức tạp của tình hình sản xuất, mua bán, vận chuyển bất hợp pháp và lạm dụng ma túy. Trong thời gian qua, tại khu vực Đông Nam Á, sản lượng ma túy đã tăng 30%, đặc biệt số lượng thu giữ heroin và morphine đã tăng 88% (từ 7,1 tấn lên 13,3 tấn). Điều này cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ của lượng heroin và morphine trong khu vực.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nhấn mạnh, tội phạm ngày càng có xu hướng gắn kết và có tổ chức cao, có sự móc nối giữa các đối tượng, các địa bàn bản địa và quốc tế để mua bán, vận chuyển ma túy.
Do đó, không một quốc gia đơn lẻ nào có thể giải quyết được vấn đề này và hợp tác quốc tế trong phòng, chống ma túy là một đòi hỏi tất yếu mà tất cả các quốc gia cần quan tâm, đẩy mạnh.
Việt Nam và các nước thành viên khác trong khu vực chịu tác động bởi tình hình ma túy trong khu vực và trên thế giới.
Do vị trị địa lý nằm tiếp giáp và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tình hình ma túy ở khu vực Tam Giác Vàng, "điểm nóng" về trồng cây thuốc phiện và là một trong những trung tâm sản xuất ma túy tổng hợp lớn nhất thế giới, tình hình ma túy tại Việt Nam trong những năm gần đây diễn biến rất phức tạp, khó lường.
Gia tăng hoạt động sản xuất ma túy tổng hợp tại Tam Giác Vàng khiến cho lượng ma túy tổng hợp từ khu vực này thẩm lậu vào Việt Nam gia tăng đột biến.
Trong 9 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã đấu tranh, phát hiện và bắt giữ hơn 13 nghìn vụ, hơn 20 nghìn đối tượng, thu giữ gần 5 tấn và hơn 500 nghìn viên ma túy tổng hợp, hơn 750 kg heroin, 571 kg cần sa khô.
Riêng ngày 20/3/2019, lực lượng chức năng đã thu giữ hơn 300 kg ma túy, bắt 11 đối tượng. Đáng chú ý, số ma túy trên được ngụy trang cất giấu tinh vi trong lô hàng vận chuyển từ TPHCM đi nước ngoài qua đường biển.
Ngày 15/4/2019, tại Nghệ An, lực lượng chức năng bắt 5 đối tượng có hành vi vận chuyển bất hợp pháp chất ma túy, thu giữ 60 loa thùng, trong có chứa 580 kg ma túy đá, 40 bánh heroin.
Ngày 6/8/2019, Bộ Công an Việt Nam đã phối hợp với Bộ Công an Trung Quốc triệt phá đường dây sản xuất ma túy tại Việt Nam, thu trên 13 tấn tiền chất, ma túy tổng hợp và trên 20 tấn thiết bị, bắt 8 đối tượng người nước ngoài.
Như vậy, đúng theo dự báo của lãnh đạo Bộ Công an Việt Nam, các tổ chức tội phạm quốc tế đang lợi dụng địa bàn Việt Nam để tổ chức sản xuất ma túy, một phần phục vụ nhu cầu trong nước, phần lớn được chuyển đi các nước trong và ngoài khu vực.
Toàn cảnh hội nghị diễn ra chiều nay (10/9).
"Sự thay đổi tuyến đường vận chuyển ma túy cũng gây ra nhiều khó khăn cho cơ quan chức năng Việt Nam trong điều tra, triệt phá. Nếu như trước đây, ma túy tổng hợp được vận chuyển từ biên giới Trung Quốc vào Việt Nam, thì hiện nay ma túy tổng hợp dạng viên và dạng đá được vận chuyển từ Tam Giác Vàng, theo các tuyến biên giới Bắc, Trung, Nam vào Việt Nam", Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nói.
Các đường dây tội phạm sản xuất vận chuyển ma túy rất tinh vi, xảo quyệt và có tổ chức chặt chẽ. Các đối tượng cầm đầu cốt cán chủ yếu là người Trung Quốc, Đài Loan có sự câu móc liên kết chặt chẽ với các đối tượng tội phạm trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông và Việt Nam.
Theo báo cáo của UNODC, số vụ bắt giữ methamphetamine ở Đông Á và Đông Nam Á đã tăng hơn 8 lần trong giai đoạn 2007 - 2017 lên 82 tấn - chiếm 45% các vụ bắt giữ toàn cầu (năm 2016 là 60 tấn). Năm 2018, số lượng methamphetamine bị thu giữ ở khu vực này ước tính lên đến 116 tấn.
Đây là những con số rất báo động, có thể nói, sản xuất và thu giữ methamphetamine đang bùng nổ lớn nhất kể từ trước tới nay trong khu vực.
Đáng chú ý methamphetamine dạng tinh thể (đá) bị thu giữ trong năm 2018 ở khu vực tiểu vùng sông Mê Kông tăng đạt 50 tấn (các năm 2017, 2016, 2015 lần lượt là 39, 34 và 35 tấn). Riêng số lượng methamphetamine dạng viên bị thu giữ năm 2018 đạt 650 triệu viên, tăng kỉ lục so với 420 triệu viên năm 2017.
Theo viettimes
Kiểm tra quán karaoke ở Bình Dương phát hiện 16 người phê ma túy nháo nhào chạy trốn cảnh sát Phát hiện công an, 14 khách và 2 nhân viên quán chạy lên sân thượng và trèo sang mái nhà của người dân xung quanh lẩn trốn. Qua kiểm tra, tất cả những người này dương tính với ma túy. Thông tin trên Zing, rạng sáng 6/9, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về Trật tự xã hội, Công an tỉnh Bình...