Coi chừng U-23 Myanmar rất khó chịu
U-23 Myanmar là đối thủ thứ hai của U-23 Việt Nam (VN) tại vòng loại U-23 châu Á bảng I sắp khai mạc.
Nhiều người vẫn xem rằng đấy là đối thủ dễ chơi nhưng nên nhớ các đội bóng trẻ Myanmar chưa bao giờ là những đội dễ bắt nạt ở khu vực.
HLV Veliza Popov, người đã gắn bó với lứa U-23 Myanmar được bốn năm. Ảnh: GETTY IMAGES
Video đang HOT
Vì bảng I chỉ có ba đội VN, Đài Loan và Myanmar nên giới chuyên môn đánh giá trận U-23 VN – U-23 Myanmar vào tối 2-11 được đánh giá là trận chung kết bảng.
Các đội bóng trẻ Myanmar, trong có cả đội U-23 hiện nay là tập thể chơi cùng nhau đã lâu và đã thu hoạch thành tích đó là bộ HCĐ SEA Games 2019, giải đấu mà năm đấy Myanmar đưa lứa U-20 tham dự.
Bóng đá trẻ Myanmar rất khó chịu, đó là cầu thủ khỏe, chơi bóng rất khô khốc và mạnh mẽ. Bên cạnh đó, càng ngày Myanmar càng tăng cường yếu tố kỹ thuật cho các cầu thủ trẻ của họ. Dù là đội trẻ ở cấp độ nào nhưng Myanmar vẫn luôn có những cá nhân xuất sắc nổi trội về mặt kỹ thuật, đặc biệt là các tiền đạo Myanmar rất nhanh và có kỹ thuật hoàn hảo. U-23 Myanmar đến Kyrgyzstan với thành phần gồm các cầu thủ đã chơi cùng nhau nhiều năm dưới sự dẫn dắt của HLV Veliza Popov người Bulgaria gắn bó với lứa cầu thủ này suốt bốn năm xuyên suốt từ trước kỳ SEA Games 30 đến nay. Tại SEA Games đấy, các học trò HLV Veliza Popov giành quyền vào chơi bán kết cùng Campuchia sau khi quật ngã Malaysia. Đến bán kết, các cầu thủ Myanmar chơi ngang ngửa Indonesia và chỉ chịu thua do thiếu kinh nghiệm trong những tình huống hiểm nghèo.
Cũng cần điểm lại điểm nhấn của bóng đá trẻ Myanmar rất ổn định khi hồi SEA Games 2015 tại Singapore họ vào đến chung kết và tranh ngôi vô địch với Thái Lan. Trong thành phần U-23 Myanmar hiện nay vẫn còn đó những cái tên đoạt HCĐ SEA Games 2019 như Zin Min Tun, Win Hnai Tun, Htet Phyo Wai, Aung Wanna Soe, Soe Moe Kyaw…
Hãy chờ đợi cuộc chạm trán của hai đội bóng trẻ tuổi U-23 được dẫn dắt bởi hai HLV người Hàn Quốc và Bulgaria trong trận đấu hứa hẹn là chung kết bảng I.
U-23 Việt Nam thuận lợi để tái hiện sự kiện Thường Châu
Kết quả bốc thăm vòng loại U-23 châu Á, Việt Nam (VN) nằm ở bảng I cùng với Myanmar, Hong Kong và Đài Loan.
Vòng loại U-23 thi đấu từ ngày 23 đến 31-10 (đá tập trung từng bảng). Nếu nhìn nhận trách nhiệm của HLV Park Hang-seo với U-23 VN tại vòng loại châu Á và đội tuyển VN đá vòng loại World Cup 2022... mọi chuyện có vẻ ổn.
Với thành tích tại Thường Châu, U-23 Việt Nam nằm ở nhóm hạt giống số 1 I và gặp thuận lợi khi chia bảng. Ảnh: CTV
Trong tháng 10, tuyển VN đá hai trận vòng loại World Cup 2022 ở bảng B, nằm trong khuôn khổ lượt trận thứ ba và tư. Cụ thể, ngày 7-10, VN làm khách tại Trung Quốc rồi năm ngày sau đó (ngày 12-10) sang Oman đá lượt trận thứ tư. Trong khi đó, vòng loại U-23 châu Á đá từ ngày 23 đến 31-10.
Vòng loại U-23 châu Á được chia làm hai khu vực lớn: Tây, Trung, Nam Á làm thành sáu bảng đấu. Đông Á có năm bảng đấu.
Thành tích những giải gần đây, cụ thể là ngôi á quân năm 2018 nên VN nằm ở nhóm hạt giống số 1 cùng các đội Úc, Hàn Quốc, Thái Lan, Triều Tiên.
Các đội rơi vào bảng I cùng VN là Myanmar, Hong Kong và Đài Loan. Nhìn trên mặt bằng chung thì U-23 VN phải đạt được mục tiêu nhất bảng.
11 bảng thi đấu vòng loại xác định 11 đội đầu bảng cùng bốn đội nhì có thành tích tốt nhất và chủ nhà Uzbekistan dự vòng chung kết U-23 châu Á vào năm 2022.
U-23 Việt Nam khó thoát cách ly khi sang Đài Loan U-23 Việt Nam là trùm bảng I nhưng Đài Loan là chủ nhà. Lễ bốc thăm vòng loại U-23 châu Á, U-23 Việt Nam (VN) thuộc nhóm hạt giống số 1 và ở bảng I cùng với Hong Kong, Myanmar và Đài Loan. VN là "trưởng bảng" nhưng quyền chủ nhà thuộc về Đài Loan. Các trận vòng loại diễn ra từ ngày...