Coi chừng ổ muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết từ… lọ hoa
Một trong những ổ muỗi truyền bệnh ngay tại gia đình mà người dân thường ít khi để ý tới đó chính là… lọ cắm hoa. Theo các bác sĩ, lọ hoa là nơi “lý tưởng” cho loại muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết (SXH) đẻ trứng phát triển.
Mầm bệnh từ lọ hoa, bình nước
Bệnh SXH hiện đang có chiều hướng gia tăng số mắc tại nhiều địa phương trên cả nước. Tính đến giữa tháng 9 cả nước đã có 41.200 trường hợp mắc, trong đó có tới 32 ca tử vong.
TS. Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Nhiệt đới T.Ư cho biết, mặc dù người dân đã được khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh như phun thuốc, diệt bọ gậy, ngủ màn… nhưng tình hình bệnh tật vẫn đang rất nóng. Do chủ quan, nhiều người không hề biết “ổ muỗi” lại đang tồn tại ngay trong chính gia đình mình.
Cẩn trọng với lọ hoa để trong phòng.
Video đang HOT
“Chúng tôi đã đi kiểm tra giám sát tại nhiều vùng dịch về công tác phòng chống SXH. Người dân cứ nói là đã áp dụng đủ các biện pháp phòng dịch mà không hiệu quả, thế nhưng khi vào kiểm tra thì “ổ muỗi” chính trong lọ cắm hoa để liu kĩu trong góc phòng”- TS. Kính nói.
Bệnh SXH xuất hiện do người bệnh bị nhiễm virus dengue thường do vật trung gian là muỗi Aedes aegypti, Ae.albopictus đã hút máu của người nhiễm bệnh truyền cho người lành, tốc độ lây truyền rất nhanh và sau từ 3-14 ngày có thể phát bệnh.
Qua theo dõi hàng năm của các nhà dịch tễ học cho thấy, bệnh SXH xảy ra quanh năm nhưng thường gia tăng vào các mùa mưa là mùa sinh sôi nảy nở mạnh. Muỗi Aedes lại thường đẻ trứng ở các vật dụng chứa nước gần người hoặc ở trong nhà. Tuy nhiên, loại muỗi này không bay xa được (chỉ bay khoảng 400m) nên sự di chuyển mang mầm bệnh SXH thường do các phương tiện giao thông.
Không lạm dụng truyền dịch
Bệnh nhân mắc SXH thường có biểu hiện sốt cao đột ngột, đau đầu, đau mỏi người, đau mỏi cơ, khớp, mệt mỏi, có thể chảy máu mũi hoặc chảy máu chân răng. Người bệnh có biểu hiện các chấm nốt xuất huyết dưới da với các nốt bầm đỏ, tím.
Ảnh minh họa.
Phần lớn bệnh nhân hết sốt, không có biến chứng nặng sẽ khỏi bệnh trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, nhiều trường hợp nhập viện muộn nên quá trình điều trị khó khăn, kéo dài. Bệnh nhân không được điều trị đặc hiệu có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu và suy tạng dễ dẫn đến tử vong.
“Bệnh nhân mắc SXH thường rất dễ bị sốc khi truyền dịch nhưng các gia đình lại thích truyền dịch, đặc biệt là truyền dịch tại nhà vì nghĩ nhanh khỏe hơn. Vì vậy, người nhà cần hết sức thận trọng, tránh lạm dụng truyền dịch khi không cần thiết, gây nguy hiểm tính mạng”- TS. Kính cho biết thêm.
Hiện bệnh SXH chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vaccine phòng bệnh mới đang được nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng. Theo khuyến cáo các bác sĩ, người dân cần tích cực diệt bọ gậy, loại trừ dụng cụ chứa nước nơi muỗi đẻ trứng và phun thuốc diệt muỗi, nằm màn khi ngủ, dùng màn tẩm hóa chất, áp dụng các biện pháp diệt muỗi (đèn bẫy, vợt muỗi, hương diệt muỗi, hóa chất)…
Theo Lao Động
90% bệnh nhân ung thư phổi do hút thuốc lá
Thống kê của BV K (Hà Nội) cho thấy, hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư phổi, có đến 90% bệnh nhân ung thư phổi là do hút chất độc này vào người.
Ghi nhận tại Hà Nội, ung thư phổi chiếm 20%, đứng đầu trong hàng trăm loại ung thư. Đa số các bệnh nhân ung thư phổi đã hút hơn 10 điếu thuốc lá/ngày trong 20 năm. Số bệnh nhân còn lại bị ung thư phổi không hút thuốc nhưng đã hít phải một lượng đáng kể khói thuốc lá của người khác hút.
Ảnh minh họa.
Những công nhân tiếp xúc với bụi silic (trong quá trình luyện thép, niken, crôm, khí than) cũng có nguy cơ cao bị ung thư phổi và nguy cơ này sẽ tăng gấp nhiều lần nếu những người này đồng thời có hút thuốc lá.
Theo các bác sĩ, triệu chứng hay gặp nhất của ung thư phổi là ho kéo dài, thở ngắn, ho có đờm lẫn máu, đau ngực.... Một thời gian sau bệnh nhân có thể gầy sút, mệt mỏi, thở nông, khản giọng, khó nuốt, đau xương, thở khò khè và tràn dịch màng phổi. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cho biết, cũng có khoảng 13% bệnh nhân không biểu hiện bất cứ một triệu chứng nào khi khối u của họ được phát hiện.
Hiện đã có nhiều phương pháp điều trị ung thư phổi như đưa chất đồng vị phóng xạ vào phế quản, điều trị bằng tia xạ, laser, các thuốc hóa chất mới, những nghiên cứu sinh học phân tử cũng đang được tiến hành và đạt kết quả khá khả quan. Sau khi được chẩn đoán, điều trị có khoảng 10% bệnh nhân sống thêm được 5 năm.
Để phòng chống bệnh ung thư phổi, các chuyên gia khuyến cáo yếu tố quan trọng nhất là làm giảm số người hút thuốc lá bởi lẽ, 90% bệnh nhân ung thư phổi có liên quan trực tiếp đến hút thuốc là và do vậy có thể phòng tránh được. Tỷ lệ chết giảm xuống rõ rệt ở bệnh ung thư phổi sau khi họ ngừng hút thuốc lá. Bên cạnh đó cần cải thiện vệ sinh công nghiệp, tránh tiếp xúc với bụi silic...
Theo Lao Động
Nhiễm trùng vì nhai gạo nếp, đỗ xanh đắp vết "giời leo" Những ngày gần đây các bệnh viện da liễu tiếp nhận khá đông bệnh nhân đến khám "giời leo". Nhiều bệnh nhân đến viện với vết thương bị nhiễm trùng nặng, do nhai gạo nếp, đỗ xanh đắp vào vết "giời leo". Các bác sĩ khuyến cáo, khi thời tiết giao mùa rất nhiều người bị bệnh viêm da do côn trùng, người...