Coi chừng chứng viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ trẻ
Mọi người thường quan niệm chỉ những người đã quan hệ tình dục mới bị bệnh chỗ kín như viêm nhiễm phụ khoa. Điều này hoàn toàn sai lầm.
Thực tế, nhiều bé gái ở độ tuổi dậy thì phải tới bệnh viện điều trị do viêm nhiễm bộ phận sinh dục.
Dễ tái phát do không thê đặt thuốc
Viêm nhiễm bộ phận sinh dục chiếm tỷ lệ từ 70-80% trong các bệnh lý phụ khoa. Viêm nhiễm phụ khoa ở độ tuổi dậy thì đang ngày một gia tăng. Bác sĩ (BS) Hoàng Thị Diễm Tuyết, Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM từng điều trị bệnh vùng kín cho không ít bé gái ở độ tuổi từ 12-13.
Các bé gái thường không biết cách vệ sinh vùng kín. Ngoài ra, việc đi học cả ngày ở trường cũng là những yếu tố khó khăn để giữ vệ sinh tốt. Các bé lai không có thói quen thông báo với người lớn các bất thường, đến khi không thể nào chịu nổi thì bệnh đã quá nặng. Nhiều người nhầm lẫn rằng ở tuổi dậy thì, khi chưa có quan hệ tình dục thì không thể có sự xâm nhập của vi trùng và khó có nguy cơ viêm nhiễm. Điều này hoàn toàn sai lầm.
Khu vực âm đạo, âm hộ thường xuyên bị vi trùng xâm nhập từ ngoài da, đường tiêu hóa (gần hậu môn). Vì thế, các vùng này rất dễ bị viêm nhiễm nếu không biết cách giữ vệ sinh.
Các bé gái mặc quần áo chật, đổ mồ hôi nhiều, rất dễ bị nhiễm nấm âm hộ, âm đạo vì môi trường ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển. Những bé gái bị nhiễm giun, đặc biệt là giun kim, nếu không được điều trị rất dễ bị viêm nhiễm âm đạo.
Rất ít bé gái tự đi khám hoặc hỏi ý kiến mẹ hoặc chị gái, hầu hết các em chỉ rửa bằng nước sạch, một số dùng xà bông để rửa vùng kín, một số lại tự thụt rửa sâu âm đạo khi không có chỉ định của thầy thuốc. Đây là nguyên nhân khiến số lượng trẻ dậy thì mắc bệnh vùng kín gia tăng.
Chứng viêm nhiễm đường sinh dục tuy không gây hại trực tiếp đến tính mạng nhưng gây xáo trộn trong sinh hoạt cá nhân. Viêm âm đạo ở lứa tuổi dậy thì rất khó điều trị và dễ tái phát, vì trẻ không thể dùng các loại thuốc đặt âm đạo do sợ tổn thương màng trinh.
Video đang HOT
Kháng thuốc do tự ý điều trị
BS Diêm Tuyết cho biết, khá nhiều bệnh nhân đã tự mua thuốc điều trị khi vùng kín ngứa ngáy, tiết dịch hôi bởi xấu hổ không dám kể với cha mẹ, sợ phải vào bệnh viện.
“Việc tự dùng thuốc có thể gây kháng thuốc và làm BS gặp khó khăn khi chẩn đoán bệnh. Nếu bị viêm nhiễm âm đạo mà lạm dụng thuốc kháng viêm không có chỉ định của BS, có thể làm bệnh nặng hơn”, BS Tuyết khuyến cáo.
Để phòng ngừa viêm nhiễm vùng kín ở bé gái trong độ tuổi dậy thì, BS Tuyết khuyên nên tắm rửa thường xuyên (nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt), vệ sinh âm hộ hằng ngày. Đặc biệt, các bé phải luôn giữ khô ráo vùng kín: dùng khăn giấy lau khô sau mỗi lần tắm rửa, đi vệ sinh.
Lưu ý, không sử dụng khăn, vật lạ đưa vào trong để lau âm đạo, âm hộ. Tránh mặc quần chật, cần thay quần lót thường xuyên. Sử dụng băng vệ sinh đúng cách cũng làm giảm bớt nguy cơ viêm nhiễm vùng kín. Cụ thể, băng vệ sinh phải đảm bảo sạch, đủ thấm và thay băng sau bốn giờ sử dụng. Các bé không nên dùng xà bông hay các chất tẩy rửa mạnh, chất kháng khuẩn để vệ sinh vùng kín. Khi có mụn mủ, viêm nang lông vùng kín, cần đi khám và điều trị, không tự ý làm vỡ mụn mủ. Ngoài ra, cần uống thuốc tẩy giun. Khi có dấu hiệu ngứa rát bộ phận sinh dục, sưng tấy hoặc tiểu rát… các bé cần nói với cha mẹ để được đưa đi khám ngay. Nếu để nặng, việc điều trị sẽ khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, để lại hậu quả khó lường.
BS Hồ Thị Ngọc, Khoa Sản phụ Bệnh viện FV (TP.HCM) cho biết từng điều trị rất nhiều bé gái tuổi dậy thì bị viêm nhiễm vùng kín do thiếu kiến thức vệ sinh cá nhân. Mới đây, BS Ngọc điều trị cho bé gái 16 tuổi, tới khám trong tình trạng viêm nhiễm quá nặng, ra nhiều khí hư. Bé gái được dùng thuốc nhưng tình trạng không cải thiện, BS phải quyết định rạch màng trinh đặt thuốc âm đạo. Nếu can thiệp trễ, nhiều khả năng bé gái này bị vô sinh.
Theo VNE
Hướng dẫn cách vệ sinh vùng kín đúng cách
Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, cẩn thận giúp giảm thiểu bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Tuy nhiên, chăm sóc quá chu đáo bằng thụt rửa âm đạo liên tục có thể gây nhiều hậu quả đáng tiếc.
Sạch quá thành ra họa
Chị Hòa (Hà Đông, Hà Nội) từng có tiền sử bệnh viêm nhiễm phụ khoa, vùng kín bị ngứa và ra nhiều khí hư. Nhiều lần chị phải vừa đặt vừa uống thuốc nửa tháng mới khỏi. Được bác sĩ tư vấn, phải vệ sinh sạch sẽ vùng kín mỗi ngày, nhất là sau khi quan hệ, chị răm rắp làm theo đúng như vậy.
Thậm chí chị tực hiện vệ sinh sạch sẽ hơn cả những lời khuyên của bác sĩ, không chỉ ngày 2 lần mà sau mỗi lần đi vệ sinh chị lại dùng vòi nước để xịt rửa vùng kín. Có lần, chị còn thụt mạnh vào bên trong âm đạo vì cho rằng như vậy sẽ sạch hơn.
Thế nhưng trong một thời gian ngắn bệnh liên tục tái phát. Cứ mỗi lần bệnh tái phát là chị lại đặt thuốc theo đơn cũ và tăng cường vệ sinh nhiều hơn. Tuy vệ sinh rất nhiều lần bằng dung dịch vệ sinh và thụt rửa bên trong âm đạo nhưng bệnh không thuyên giảm.
Đến bác sĩ chuyên khoa tìm hiểu nguyên nhân, bác sĩ kết luận chị bị viêm âm đạo rất nặng lan ngược dòng vào bên trong, lúc này chị mới biết đó là do vệ sinh quá sạch thành ra họa.
Bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trưởng một phòng khám sản phụ khoa ở Hà Nội cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chị em bị viêm nhiễm vùng kín. Vệ sinh quá sạch như bệnh nhân trên đây cũng là một nguyên nhân khá phổ biến. Do suy nghĩ sai lầm nhiều mà không ít chị em đã lạm dụng dung dịch vệ sinh hoặc thụt rửa sâu vào bên trong dẫn tới mất cân bằng môi trường âm đạo, giảm lợi khuẩn tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh dễ dàng hơn.
Thậm chí, chính việc thụt rửa âm đạo như vậy vô tình đưa vi khuẩn lạ vào âm đạo, tấn công âm đạo. Nếu không xử lý kịp thời vi khuẩn nhiễm ngược dòng vào tử cung và vòi trứng gây khó khăn cho việc thụ thai, thậm chí có thể vô sinh. Những phụ nữ thường xuyên bơm rửa âm đạo hay bị ngứa âm đạo, viêm âm đạo và tăng tỷ lệ bị lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Vệ sinh vùng kín đúng cách
Vệ sinh vùng kiến là công việc hàng ngày mà người phụ nữ nào cũng có kiến thức tối thiểu. Tuy nhiên, có nhiều chị em lại chủ quan nên mắc phải một số lỗi khi vệ sinh "cô bé". Chính sự chủ quan, vô tình đó đã mang đến không ít rắc rối ảnh hưởng sức khỏe, đời sống vợ chồng và thiên chức làm mẹ cũng bị đe dọa. Vì vậy, việc vệ sinh vùng kín đúng cách, khoa học rất quan trọng.
Bác sĩ Dung cho biết, một điều phụ nữ cần nắm rõ, môi trường tự nhiên trong âm đạo phụ nữ chứa rất nhiều vi khuẩn hữu ích có khả năng tự làm sạch, ngăn chặn sự phát triển của nhiều mầm bệnh, phòng vệ trước sự tấn công của vi khuẩn lạ. Thụt rửa nhiều sâu, nhiều lần sẽ vô tình làm mất đi những vi khuẩn có ích này.
Thực tế, một vùng kín khỏe mạnh thì lượng vi sinh có trong đó luôn ổn định mà không cần phải thụt rửa nhiều. Khi thực hiện động tác chăm sóc quá kỹ từ bên trong có thể phá vỡ môi trường tự nhiên. Điều đó có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, thậm chí thụt rửa âm đạo còn có thể gây tác hại tới tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng.
Theo bác sĩ Dung thì để cải thiện tình trạng này, trước tiên, bạn hãy nên tạm ngưng sử dụng xà phòng và nước thụt rửa nhiều lần trong ngày. Cách duy nhất để làm sạch âm đạo là vệ sinh từ 2-3 lần/ngày bằng nước sạch.
Đặc biệt, không nên lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ để thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo sẽ làm mất cân bằng sinh thái môi trường âm đạo. Một số thành phần trong dung dịch dễ gây viêm âm đạo. Thụt rửa trong tình trạng viêm nhiễm âm hộ, âm đạo có thể gây nhiễm trùng ngược lan rộng, khiến tình trạng viêm nhiễm đang ở tại chỗ sẽ lây lan rộng, bệnh tình trầm trọng và khó chữa hơn.
Bác Dung khuyên, tốt nhất chị em nên vệ sinh vệ sinh và giữ vùng kín khô ráo, tránh mặc quần áo chật, ẩm ướt,; không thụt rửa âm đạo khi không có chỉ dẫn của thầy thuốc; không nên dùng xà phòng hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín; không dùng nước bẩn có nhiều vi sinh vật như: nước ao hồ, kênh rạch để tắm rửa vệ sinh; khi đã mắc bệnh phải đi khám phụ khoa ngay để xác định nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời.
Theo VNE
Những nguy hại có thể gặp từ các loại băng vệ sinh Ngày nay, có rất nhiều loại băng vệ sinh trên thị trường. Tuy nhiên, nếu không biết cách lựa chọn và sử dụng, chị em có thể gặp phải nhiều tác hại từ chính người "bạn đồng hành" này. Viêm nhiễm do dùng băng vệ sinh kém chất lượng Trên thị trường hiện nay, nhiều loại băng vệ sinh giả, nhái, kém chất...