Cội bồ đề
Mọi nhân duyên ở đời có lẽ không phải đều bỗng nhiên vô cớ. Nó là một quá trình đi và sống, tích lũy đủ thì thành duyên!
1. Hoàng hôn ở Lâm Tỳ ni buông xuống rất nhanh. Một hoàng hôn với những quầng sáng rực rỡ, cùng màu với những bóng cà sa tư thế ngồi thiền tĩnh lặng, từng góc, từng góc. Thời gian như ngưng lại ở nơi này. Khi đứng ở Lâm Tỳ ni – nơi mà vào năm 624 trước Công nguyên là một địa danh cách kinh thành Ca Tỳ La Vệ khoảng 25 km (nay là một địa danh thuộc Nepal), nơi Hoàng hậu Maya hạ sinh Thái tử Siddhattha Gotama – nghe kể về cuộc đời Đức Phật, về những ngàn năm bãi bể nương dâu lại khiến cho người ta bỗng nhiên có cảm giác rất bùi ngùi.
Này đây là phiến đá in dấu bàn chân nhỏ, nơi mà Ngài bước đi bảy bước mỗi bước nở một đoá sen. Những phiến đá đã có nhiều thế kỷ vùi sâu dưới lòng đất qua những cuộc hưng vong dâu bể. Tôn giáo nào cũng hướng thiện nhưng cuộc đấu tranh giữa các hệ tư tưởng trên thế giới thì chưa bao giờ bình lặng.
2. Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng) là một thành phố ở quận Gaya, Bihar (Ấn Độ). Dòng thông tin ít ỏi ấy không lý giải được hết lý do vì sao thái tử Tất đạt đa Cổ đàm lại chọn bờ sông Falgu này để ngồi thiền dưới bóng cây bồ đề – sau 49 ngày đêm – Ngài đã đạt tới giác ngộ và thấu hiểu. Bây giờ ở nơi này bóng bồ đề vẫn quanh năm râm mát. Một đồng nghiệp thì thào khi chúng tôi cùng đi nhiễu xung quanh tháp Đại Giác: Chạm vào Đức Phật em như thấy có luồng điện toả ra.
Chắc chắn không phải mình cô nhà báo có cảm giác ấy, những dòng người quanh năm suốt tháng không bao giờ dứt vẫn tìm về đây, chọn một chỗ ngồi thiền hay đi nhiễu quanh tháp và cội bồ đề, vẫn tìm thấy cho mình năng lượng toả ra từ trí tuệ và từ bi của Đức Phật. Hành trình tới giác ngộ và giải thoát cho dù đã được Đức Phật bằng cuộc đời mình chỉ ra, thì sống để đạt tới an lạc vẫn là sự vật lộn chưa bao giờ dễ dàng đối với mỗi con người trong thế giới bao la đầy rẫy khó khăn, cám dỗ và phù hoa này…
Chỉ có điều, cái cảm giác ngồi dưới tán bồ đề là rất thật, rằng trước Phật, mọi người đều bình đẳng, dù đến đây trong tâm thế nào, thực hành nghi lễ bằng hình thức nào thì ở trên cao, Phật vẫn mỉm cười, bao dung. Cũng rất thật, ở bên ngoài cổng, chỗ bắt đầu bước vào khu thánh tích này, những người bán hàng rong và những đứa trẻ Ấn Độ đã học để nói được câu niệm chú bằng tiếng Việt:
Nam mô bổn sư Thích ca Mâu ni Phật, chỉ cốt để khách người Việt mềm lòng mà mua hàng hay cho tiền. Không phong phú, bộn bề phức tạp không phải là cuộc đời. Mà đa phần chúng ta, tìm đến gốc bồ đề, chiêm nghiệm để tiếp thêm năng lượng, là để tiếp tục cuộc đời mỗi người, theo mỗi cách.
3. Thành phố Varanasi (thành Ba La Nại) nơi có vườn Lộc Uyển nằm bên sông Hằng huyền thoại. Chúng tôi ngồi ở vườn Lộc Uyển (Sarnath), đọc theo thầy bài kinh Chuyển Pháp Luân – bài pháp đầu tiên Đức Phật giảng ở đây. Nắng vàng rực rỡ trên đỉnh tháp Chuyển Pháp Luân, trên những nền móng di tích được trưng bày nguyên trạng. Ở đây, trong khu vườn này còn có tháp mang tên Hạnh Ngộ. Quả là hạnh ngộ trong cuộc đời không dễ giải thích, đành phải nương vào chữ duyên. Mỗi chuyến đi là một nhân duyên đẹp đẽ.
Và đôi khi bài học nhận được trong cuộc đời lại không phải chỉ ở bài giảng kinh pháp. Ví dụ như tôi học được bài học tự xoay xở không phiền nhiễu đến ai và bao giờ cũng có mặt đúng giờ từ Thượng tọa Thích Giác Hiệp trong suốt cả hành trình. Ở sân bay, thầy bao giờ cũng đi trước, và luôn có ý chờ để hướng dẫn cho người phía sau. Cũng ở sân bay, thầy khuyến khích tôi nên ăn thử một cốc mì tôm, để biết gia vị masala đặc trưng Ấn Độ…
Ví dụ như tôi học được ở bà – chúng tôi nhất loạt gọi bà như thế chứ không gọi tên, bà cụ 84 tuổi trong đoàn – một bài học tinh thần vô giá. Không có điều gì được mang tên là ưu tiên đối với bà. Bà bình đẳng với thanh niên, không chịu cho ai nhường chỗ. Bà đi nhiễu ở các thánh tích đủ 3 vòng, bền bỉ, không mỏi mệt. Bà tươi cười và ân cần chu đáo hỏi han mọi người… Đôi khi, trong lúc đi bộ, tôi định ngồi xuống nghỉ, nhìn thấy bà đang kiêu hãnh bước đi, bèn bỏ ngay ý định đấy.
Sẽ còn đọng lại rất lâu hình ảnh ngài Đại sứ cúi xuống cầm dép của mình và của người thân đi bộ một quãng rồi xếp lên chỗ giá để dép theo đúng qui định khi chúng tôi bước vào Lâm Tỳ ni vào một buổi xế chiều. Ở bên kia biên giới là đất nước Ấn Độ rộng lớn – nơi Đức Phật thành đạo, hành đạo và nhập Niết bàn, bước qua bên này là Nepal – nơi có thánh tích Đức Phật đản sinh.
Video đang HOT
Nhưng dù bên kia hay bên này thì Đại sứ Việt Nam vẫn chỉ là một người – Đại sứ Phạm Sanh Châu là Đại sứ Việt Nam ở cả 3 nước Ấn Độ, Nepal và Butan. Thế cho nên cái hình ảnh giản dị của Đại sứ gây ấn tượng khá mạnh, như lúc nhập cảnh vào Nepal, ông trực tiếp trình bày câu chuyện với bộ phận xuất nhập cảnh, hay ông tận tình hướng dẫn mọi người như một tourguide sành điệu, chả nề hà gì…
Mọi nhân duyên ở đời có lẽ không phải đều bỗng nhiên vô cớ. Nó là một quá trình đi và sống, tích lũy đủ thì thành duyên!
Cẩm Thúy
Theo daidoanket.vn
Khám phá kỳ quan Phật giáo tinh xảo và lớn nhất thế giới
Borobudur là một kỳ quan Phật giáo tinh xảo và lớn nhất thế giới, xây dựng vào thế kỷ thứ VIII, tọa lạc ở trung tâm của đảo Java, quốc gia Indonesia, và đã được UNESCO xếp vào di sản thế giới vào năm 1991.
Borobudur trong tiếng Indonesia có nghĩa là "Tháp Phật trên đồi cao". Toàn bộ tháp do 300 nghìn viên đá xếp thành, được xây dựng trên một mặt bằng hình vuông rộng 2 500 m, theo mô hình của một Mạn-đà-la, tức sơ đồ về khái niệm vũ trụ của Phật giáo Tây tạng.
Toàn cảnh Borobudur nhìn từ trên cao
Sừng sững trên một đỉnh đồi cao, Borobudur khiến người ta trầm trồ vì vẻ ngoài uy nghi, đồ sộ nhưng rất cổ kính và tôn nghiêm. Được xây dựng theo mô hình một Mạn đà la (Madala), tức là một mô hình về vũ trụ hoàn hảo theo quan niệm của Phật Giáo Đại Thừa hay Kim Cương Thừa (tương tự Phật Giáo Mật Tông ở Tây Tạng), Borobudur có 4 lối lên xuống Đông, Tây, Nam, Bắc, trong đó cổng chính nằm ở hướng Đông.
Đền cao 42 m, bao gồm 12 tầng to, nhỏ, vuông, tròn xem kẽ, kế tiếp nhau. Chiều dài mỗi mặt ở chân đền là 123 m. Móng tháp là một đài hình vuông có cạnh là 123m. Phía trên là 6 tầng hình vuông cắt góc mỗi cạnh lần lượt là 120, 89, 69, 61, 54, 58m, tượng trưng mặt đất mênh mông.
Ba tầng còn lại hình tròn có đường kính lần lượt là 51, 38, 26m tượng trưng cho vũ trụ bao la hùng vĩ. Trên ba tầng này còn có rất nhiều tháp nhỏ trông giống như những cái sọt, nên có người con gọi đến tháp Borobudur là "Sọt Phật Java".
Nguồn gốc của đền Borobudur đến nay vẫn còn là một điều bí ẩn? Có ý kiến cho rằng, nguồn gốc của đền tháp Borobudur bắt nguồn từ Campuchia nước cổ Phật giáo. Đó là vào đầu thế kỷ thứ VIII, hoàng triều Sanjaya theo Ấn giáo và thờ thần Shiva, đóng đô ở vùng Bắc trung tâm Đảo Java.
Ngoài các phù điêu, còn có trên 400 tượng Phật được đặt trong các stupa và 4 mặt của Borobudur.
Một hoàng thân người Campuchia được hoàng triều này che chở, nhưng sau đó ông trở về Campuchia vào năm 802 và lên ngôi vua. Có thể chính ông đã đem theo về nước dự án đầu tiên của Borobudur, vì người ta tìm thấy trên đất Campuchia một ngôi đền nhỏ xây bằng gạch hình tháp tương tợ với mô hình của Borobudur.
Tọa thiền bên Bảo tháp Borobudur
Năm 850 có thể xem là năm hoàn thành Borobudur. Nhưng vào khoảng đầu thế kỷ XIII, những người buôn bán Á rập đã đưa Hồi giáo vào Indonesia. Chỉ trong vòng hai trăm năm, cả quần đảo Indonesia gần như hoàn toàn bị Hồi giáo hoá. Borobodur trở nêđn hoang tàn.
Mãi đến sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc ( năm 1945), Indonesia mới ý thức được tầm quan trọng của Borobudur liền mời nhiều nhà khảo cổ trên thế giới đến nghiên cứu, đồng thời yêu cầu UNESCO giúp sức để trùng tu. Một chương trình cấp thời vào năm 1948 do Liên Hiệp Quốc đưa ra đã giúp cho Borobudur thoát khỏi cảnh hoang tàn và quên lãng. Tiếp theo là một chương trình trùng tu rộng lớn hơn kéo dài từ 1973 đến 1982 do UNESCO đảm trách với sự hợp tác của 27 quốc gia trên thế giới đã hồi phục cho Borobudur. Chương trình trùng tu tốn 17 triệu đô-la.
Nhìn từ xa, ngôi đền giống như một ngọn đồi hay một kim tự tháp với nhiều tượng Phật và bảo tháp, công trình hoàn toàn được xây dựng và tạc bằng một loại đá núi lửa màu xám khai thác trên đảo Java.
Kiến trúc tổng quát của ngôi đền có thể chia làm ba phần từ thấp lên cao, tượng trưng cho ba cảnh giới của Ta-bà : các tầng thấp nhất là Dục giới, tiếp theo là Sắc giới và những tầng trên hết là Vô sắc giới. Đối với các tín đồ Phật giáo dưới vương triều Sailendra, thì Borobudur là đại diện cho Phật giáo thực nghiệm. Họ có thể dễ dàng hình dung quá trình tu luyện của bản thân qua kiến trúc đền.
Viếng Borobudur bắt đầu từ cổng phía Đông, đi theo chiều kim đồng hồ, mỗi tầng đều có bậc thang để trèo lên tầng cao hơn, hết tầng này đến tầng khác. Trên vách đá hiện ra các cảnh tượng điêu khắc của Dục giới, phô bày những cảnh tượng của thế giới tham dục (kamadhatu), gồm đủ loại chúng sinh như quỷ đói, súc sinh, loài người, các cảnh tượng tham lam, những xung năng thấp kém, tham dục và hận thù.
Tiếp theo là cảnh tượng của Sắc giới gồm những bậc thánh nhân, và sau hết là các thiên nhân thuộc Vô sắc giới. Những tầng cao hơn hết kể lại sự tích tiền thân của Đức Phật trong nhiều kiếp trước, sau đó là ngày đản sinh, ngày Đức Phật từ bỏ cung điện đi tìm đạo, ngày đạt được Giác ngộ, và ngày Đức Phật thành đạo...Vào năm 2012, Tổ chức Kỷ lục thế Giới Guinness đã công nhận đây là công trình đền tháp Phật giáo lớn nhất thế giới.
Ngày nay, Borobudur là thắng cảnh thu hút nhiều khách du lịch nhất tại Indonesia. Borobudur không chỉ là một kỳ quan đáng ngưỡng mộ của Indonesia mà còn là công trình nghệ thuật kiến trúc vĩ đại nhất và giá trị nhất của thế giới Phật giáo và của cả nhân loại./.
Đồng Hoa (tổng hợp)
Theo dulich.petrotimes.vn
Chiêm ngưỡng tòa lâu đài dát vàng của tỷ phú Thái Lan, cho du khách húp cháo loãng khi đến tham quan Không chỉ đơn giản là lâu đài, lâu đài của tỷ phú BaanSukhawadee còn là một quần thể kiến trúc được kết hợp hài hòa giữa hiện đại, cổ kính, hiện thực và tâm linh; giữa thiên nhiên và nhân tạo mang đến cho du khách một cảm nhận đặc biệt khi đến đây. Nằm trong Top địa danh thu hút hàng triệu...