Coco Chanel và những câu chuyện đời
Với Coco Chanel, mấu chốt cuối cùng của thương hiệu cá nhân chắc chắn là những gì người khác thừa nhận về mình.
Nhắc đến Coco Chanel, có lẽ trong trí nhớ của nhiều người liền bật lên dòng suy nghĩ: đó là một nhà thiết kế nổi tiếng, người làm nên thương hiệu Chanel xa xỉ bậc nhất. Nhưng, có lẽ hơn cả sự nổi tiếng, cuộc đời bà là một câu chuyện truyền cảm hứng bất diệt. Phong cách sống, cách nhìn cuộc đời, yêu và làm việc… mọi thứ về bà luôn khác biệt và độc đáo.
Những bước ngoặt cuộc đời làm nên Coco Chanel
Nhà thiết kế thời trang huyền thoại ấy tên thật là Gabrielle Bonheur Chanel, sinh năm 1883 tại vùng Saumur thuộc nước Pháp. Bà được xem là biểu tượng thời trang của thế giới trong suốt bao thập kỷ qua và là người phụ nữ tinh tế nhất thế kỷ XX.
Mẹ mất năm 12 tuổi và cha bỏ đi ngay lúc ấy, cô bé Chanel được gửi vào sống trong một tu viện, và được dạy may vá tại đây. Có lẽ tố chất khác biệt đã chảy trong huyết quản của bà từ những ngày xưa bé nên 18 tuổi, bà lên Paris tìm kiếm một chân trời mới. Dường như Paris mới là nơi bà có thể thỏa chí tang bồng.
Bước ngoặt đầu tiên trong cuộc đời Chanel là vào làm thợ cho một tiệm may lớn ở Paris. Công việc phụ việc khiến bà cảm thấy quá nhàm chán nên phải tìm cách sáng tạo. Sáng tạo có lẽ là cụm từ đi chung với bà suốt hành trình cuộc đời mình. Ngay từ những ngày đó, Chanel đã được nhiều người tìm đến khi bà nghĩ ra một thiết kế dành cho người quá khổ: dùng váy lá sen phối với áo cao cổ. Hóa ra tư duy phá cách đã xuất hiện trong cô gái này từ rất sớm.
Bước ngoặt thứ hai đến từ… một người đàn ông. Những ngày còn làm việc ở tiệm may, tối tối, cô gái trẻ đi hát tại Moulins, một quán rượu trong thị trấn. Nhờ công việc này, cô được mọi người biết đến với tên “Coco”. Cô thợ may không biết rằng trong đám đông luôn miệng hò hét “coco, coco” đó, có một người đàn ông sẽ làm thay đổi cuộc đời cô. Người đàn ông ấy đã đưa cô bước vào một cuộc sống xa hoa và sang một trang mới khi kết nối bà với giới quý tộc.
Coco Chanel – người phụ nữ đã viết nên những huyền thoại thời trang của thế kỷ XX
Bước ngoặt chính thức của huyền thoại thời trang này có lẽ chính là lúc bà cảm thấy dù những chiếc nón không vừa đầu nhưng phụ nữ vẫn phải đội chúng khi tham gia đua ngựa. Từ đó, bà thiết kế ra những chiếc nón nhỏ gọn phù hợp với từng người, giúp họ năng động hơn trong các hoạt động ngoài trời. Các thiết kế của Coco Chanel nhanh chóng được đón nhận nồng nhiệt thay cho các “mẩu bánh lớn trên đầu, được đính kết vô số loại lông vũ, trái cây và hoa cúc…” – bà viết như thế trong cuốn hồi ký của mình khi nhắc về giai đoạn khởi đầu kinh doanh. Những chiếc nón do bà thiết kế đã chính thức trở thành phụ kiện không thể thiếu cho bất cứ phụ nữ nào trong giới quý tộc. Riêng với Coco, chiếc nón trở thành “vật bất ly thân”. Khi nhiếp ảnh gia Douglas Kirkland “theo dõi” bà trong ba tuần để thu thập hình ảnh, ông nói “chưa bao giờ thấy bà tháo nón ra”.
Thật thiếu sót nếu không nhắc đến chai nước hoa số 5 trứ danh – điểm nhấn rực rỡ nhất trong công việc kinh doanh của bà kèm theo con số 5 may mắn. Khó có thể tin rằng đến tận bây giờ, 100 năm đã trôi qua, đó vẫn là mùi hương vô giá nhất lịch sử và cứ 30 giây trôi qua, lại có một chai Chanel No.5 được bán ra.
Chuyện của những viên ngọc trai ngọt ngào
Hình ảnh một quý bà thanh mảnh trong chiếc đầm đen, cổ đeo chuỗi ngọc trai sang trọng đã trở thành biểu tượng thời trang bất diệt đối với mọi phụ nữ. Coco có lẽ là người đầu tiên đề cao phong cách cá nhân, chẳng cần phải đi theo xu hướng. Với bà, mỗi con người chỉ cần tập trung vào phong cách và hình tượng cá nhân của bản thân.
Video đang HOT
Cứ 30 giây trôi qua lại có một chai Chanel No.5 được bán ra
Ngọc trai với Coco Chanel thực sự là một câu chuyện rất riêng. Bà là người khởi xướng việc dùng ngọc trai thật kết hợp với ngọc trai giả. Nếu những chiếc mũ đã làm một cuộc cách mạng về phụ kiện thì ngọc trai cũng tương tự. Vào giữa thập niên 1920, một lần nữa Coco khẳng định thương hiệu cá nhân bằng những vòng cổ ngọc trai nhiều lớp, thật và giả xen lẫn nhau nhưng vẫn ngời khí chất. Bà từng khẳng khái tuyên bố “Trang sức được làm ra không phải để tôn vinh sự giàu có mà để giúp phụ nữ xinh đẹp hơn”.
Một tinh thần nữ cường
Coco Chanel đã sống một cuộc đời đáng sống. Rạch ròi. Văn minh. Quyết liệt.
Trước tiên, đó là tinh thần tự khẳng định giá trị bản thân. Thời đó, sống cùng một người đàn ông giàu có, chắc chắn đàn bà chẳng cần phải làm gì. Thế nhưng chính bà đã từ chối lời đề nghị đừng làm gì cả bởi chỉ vì “Coco Chanel chỉ có một trên đời”. Tư tưởng ấy đến nay vẫn là tư tưởng mọi phụ nữ cần hiểu một cách thấu đáo nhất: “không bao giờ lệ thuộc vào bất cứ người đàn ông nào”. Sự nghiệp, với bà, chính là cách tự khẳng định giá trị bản thân.
Giữa một cuộc sống đậm mùi “nhòm ngó” nhau, sợ hãi những phán xét của người khác dành cho mình, phong thái phớt lờ của bà dường như chính là đỉnh cao của sự thanh lịch.
Little Black Dress, thiết kế huyền thoại của Coco Chanel đã làm nên cuộc cách mạng thời trang vào thập niên 20 của thế kỷ trước
Giai thoại về bà còn nhắc mãi cách Chanel nói về Elsa Schiaparelli, người mà truyền thông lúc bấy giờ xem là đối thủ của bà – vì sự đối nghịch trong phong cách. Cách bà nhẹ nhàng gọi Schiaparelli là “quý bà người Ý”, “nghệ sĩ thiết kế người Ý” nhẹ bâng chính là cách bà làm thương hiệu cá nhân cho mình. Bà ứng xử trong cuộc cạnh tranh không chính thức cùng Schiaparelli bằng những hành động như thể chẳng có cuộc cạnh tranh nào đang diễn ra. Từ cách bà chọn để quảng bá sản phẩm cho thương hiệu Chanel đến cách bà khéo léo để mình tỏa sáng qua những câu chuyện của người khác. Khi mà bây giờ, cụm từ “thương hiệu cá nhân” được nhắc đi nhắc lại mỗi ngày, khi mà chúng ta bỏ ra không ít tiền của để học cách xây dựng hình ảnh cho chính mình, thì ở thập niên 20 của thế kỷ trước, người phụ nữ khí chất ấy đã biết chọn cách làm thương hiệu bản thân sao cho người khác tự nói về mình, còn mình thì cứ việc sống hay, sống đúng.
Bởi với Coco Chanel, mấu chốt cuối cùng của thương hiệu cá nhân chắc chắn là những gì người khác thừa nhận về mình.
- “Hiếm ai trong lịch sử thời trang có thể đo đếm hết ảnh hưởng của Coco Chanel” – tác giả Megan Hess.
- “Bí quyết của Chanel là sự trong sáng, hiện đại, và riêng tôi còn thấy nơi bà một cái gì đó đi trước người khác, rất hiện đại, rất sinh động” – nhà phê bình thời trang Suzy Menkes.
- “Có những điều không bao giờ lỗi mốt như quần jeans, sơ mi trắng và chiếc áo khoác Chanel” – nhà thiết kế Karl Lagerfeld.
- “Chanel đã thực sự đặt người phụ nữ làm trọng tâm cho những thiết kế của bà. Tất cả những gì bà thiết kế đều cho thấy người phụ nữ rất tự nhiên và tự do. Và đó là điều mang tính cách mạng đối với một nhà thiết kế còn rất trẻ, cũng như vào thời kỳ ấy” – bà Miren Arzaluz, giám đốc Bảo tàng Thời trang Pái.
Chanel làm show trong mỏ đá
Hãng mốt Pháp Chanel ra mắt bộ sưu tập Cruise 2022 hôm 4/5 trong một mỏ đá tại Pháp.
Vì dịch, Chanel tiếp tục cho người mẫu trình diễn, ghi hình và phát trực tiếp trên Youtube thay vì tổ chức show. Bộ sưu tập dành cho kỳ nghỉ 2022 được giới thiệu tại mỏ đá khổng lồ ở làng Baux-de-Provence, Pháp. Các thiết kế lần này nhằm tôn vinh tình bạn của Coco Chanel và đạo diễn Jean Cocteau. Video: Chanel .
Mỏ đá này từng xuất hiện trong phim đen trắng "Le Testament dOrphée" (Di chúc của Orpheus) của đạo diễn Jean Cocteau. Sinh thời, Coco Chanel rất thân thiết với Cocteau. Theo giám đốc sáng tạo Virginie Viard, trong bộ phim, khung cảnh tráng lệ với hình ảnh người đàn ông và con ngựa đen đi xuống hang động Carrières de Lumières, hình bóng anh nổi bật trên những bức tường đá vôi trắng thể hiện đúng đặc trưng của nhà Chanel với tông đen-trắng.
Khi còn sống, Cocteau coi Coco Chanel là "người thợ may vĩ đại nhất trong thời đại của bà". Đầu những năm 1920, ông mời nhà thiết kế làm trang phục cho ba vở kịch: "Antigone", "Orpheus" và "Oedipus King". Từ đó, Cocteau thường xuyên viết thư cho Coco Chanel. Họ gắn kết, cùng thăng hoa trong nghệ thuật và sáng tạo.
Nét đơn giản, súc tích trong thơ của Cocteau còn truyền cảm hứng cho Viard, khiến cô muốn tạo nên "bộ sưu tập tối giản, gọn gàng, với hai tông đối lập đen thẫm và trắng sáng".
Vogue đánh giá các thiết kế vải tweed, giày hai tông màu hay vest của Chanel là kinh điển. Bộ sưu tập còn ghi điểm bằng những bộ cánh họa tiết đồ họa được thêm thắt các yếu tố punk của thập niên 1960.
Phong cách punk rock được thể hiện ở phụ kiện khuyên môi hay những chiếc áo phông in khuôn mặt một số người mẫu, kèm tất lưới.
Váy lưới, váy da tua rua gợi nét hoang dã, kết hợp sự quý phái của ngọc trai, lộng lẫy của sequin, tạo nên phong cách hiện đại.
Logo của Chanel được thể hiện dày đặc trên áo khoác, quần, váy da hoặc trang sức.
Họa tiết cánh chim thể hiện ước mơ về tương lai tươi sáng được thể hiện trên váy ren.
Quần cạp cao thắt eo được nhà mốt chú trọng lăng xê vào năm sau, tô điểm bằng họa tiết hoa lá thêu, đính 3D với tông pastel.
Một thiết kế pha trộn sự khỏe khoắn, cá tính của đai xích với nét sang trọng của lông vũ nhuộm ombre.
Sau show diễn, nhạc sĩ Sébastien Tellier dàn dựng một buổi biểu diễn âm nhạc dành riêng cho nhà mốt Pháp. Ông biểu diễn cùng nàng thơ, những nhân vật gắn bó lâu năm với Chanel như Charlotte Casiraghi, Juliette Armanet... Trong đó, Vanessa Paradis thể hiện ca khúc "Sunny", ca sĩ Angèle hát "Baby one more time". Video: Chanel .
Chanel - nhà thiết kế 'giải phóng' phụ nữ Chanel vẽ nên chiếc túi 2.55 khi đã ngoài 70 tuổi. Ý tưởng xảy đến khi bà nghĩ tới sự tự do cho đôi tay của người phụ nữ bằng cách không cầm túi mà đeo túi. "2.55" là cách viết tắt của Tháng 2 năm 1955, thời điểm mà chiếc túi ra mắt. Hơn 60 năm sau, tức là bây giờ, phái...