‘Cocaine hồng’, gương mặt đáng sợ trong thế giới ma túy cấm
Cocaine hồng là một dạng ma túy tổng hợp mới, nguy hiểm nhưng lại rất được ưa chuộng trong khung cảnh các hộp đêm ở nhiều thành phố Mỹ.
Cocaine hồng là dạng ma túy tổng hợp mới đang thu hút sự chú ý của nhà chức trách Mỹ. (Nguồn: NY Times)
Cocaine hồng là một sản phẩm pha trộn, với thành phần có thể chứa ketamine, ecstasy và meth, nhưng lại hiếm khi thực sự chứa cocaine.
Một loại ma túy mới có tên “cocain hồng” đang xâm nhập nhanh chóng vào các hộp đêm ở nhiều thành phố tại Mỹ. Đây là một dạng ma túy tổng hợp mới, nguy hiểm nhưng lại rất được ưa chuộng trong khung cảnh các hộp đêm ở nhiều thành phố Mỹ.
Theo Cơ quan Phòng chống Ma túy Mỹ (DEA) và các nhà dịch tễ học nghiên cứu về việc sử dụng ma túy cho mục đích “giải trí”, cocaine hồng được tạo thành từ việc pha trộn nhiều chất ma túy khác nhau.
Hầu hết các mẫu xét nghiệm của cocaine hồng đều chứa ít nhất một loại chất kích thích và một loại thuốc gây ức chế. Thông thường, cocaine hồng có chứa ketamine, một loại thuốc gây mê nhưng có thêm tác dụng tạo ảo giác, cùng với các loại ma túy khác như ecstasy, methamphetamine, opioid và các chất khác.
Thuật ngữ “cocaine hồng” thực ra không chính xác về mặt ngữ nghĩa, vì loại “cocktail ma túy” này hiếm khi chứa cocaine, theo lời Joseph Palamar, một giáo sư tại Đại học New York Langone Health chuyên nghiên cứu về ma túy dùng trong các buổi tiệc tùng thác loạn. Việc được gọi là cocaine hồng xuất phát từ thực tế rằng ma túy tổng hợp mới được bán dưới dạng bột và được nhuộm hồng bằng phẩm màu thực phẩm.
Cocaine hồng, còn được gọi là “tusi”, bắt nguồn từ các nước Nam Mỹ, đặc biệt là Colombia, nơi nó xuất hiện trong các bữa tiệc âm nhạc điện tử. Ban đầu, “tusi” là tên gọi dành cho một dạng thuốc bột màu hồng chứa ketamine và chất tạo màu. Sau đó, công thức chế tạo được lan rộng và phát triển thông qua việc bổ sung nhiều thành phần khác, nhằm tạo ra hiệu ứng hưng phấn mạnh mẽ hơn.
Cocaine hồng nhanh chóng trở nên phổ biến trong giới trẻ ở các thành phố lớn vì hiệu ứng kích thích và cảm giác “phê” mạnh mà nó mang lại. Tuy nhiên, việc sử dụng cocaine hồng có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe.
Trước tiên, do thành phần không rõ ràng và không đồng nhất, tác động của cocaine hồng lên hệ thần kinh có thể rất mạnh và khó kiểm soát. Người sử dụng có thể gặp ảo giác, lo âu, hoảng loạn, và cảm giác mất kiểm soát.Ngoài ra, các hợp chất trong cocaine hồng, đặc biệt là ketamine, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng ghi nhớ và suy nghĩ, đặc biệt khi sử dụng lâu dài.
Video đang HOT
Giống như nhiều loại chất kích thích khác, cocaine hồng có khả năng gây nghiện rất cao, khiến người dùng dễ rơi vào trạng thái phụ thuộc. Cocaine hồng cũng có thể gây tác động xấu đến tim mạch và hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tổn thương gan và thận.Người dùng cocaine hồng lâu dài thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, suy nhược và mất ngủ, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể.
Dù gây hại mạnh như thế, nhưng cocaine hồng lại có sức hút rất lớn. Theo lời giải thích của tiến sĩ Linda Cottler, một nhà dịch tễ học nghiên cứu về lạm dụng chất cấm tại Đại học Florida, cocaine hồng “thường rất rẻ”. Đây là điểm chính khiến nó thu hút người dùng ma túy sử dụng nhiều.
Hiện cocaine hồng đang mở rộng tầm ảnh hưởng ở Mỹ. Vào tháng 9 năm nay, DEA thông báo hoạt động phân phối cocaine hồng đang tăng lên và ma túy này chủ yếu được bán trực tuyến, qua mạng xã hội. Trong một bản đánh giá về các mối đe dọa ma túy năm nay, DEA cho rằng băng Sinaloa Cartel ở Mexico là lực lượng đứng sau hoạt động sản xuất và buôn bán ngày càng nhiều loại ma túy này vào Mỹ.
Bridget G. Brennan, công tố viên đặc biệt về ma túy ở thành phố New York, cho biết rằng cocaine hồng có khả năng gây ra chứng mất trí nhớ và đã được sử dụng trong một số vụ hiếp dâm. “Cocain hồng đưa người dùng vào trạng thái ‘K-hole,’ khiến họ cảm thấy như đang ở trong một không gian trống rỗng, tách rời khỏi cơ thể, bộ não của mình và không biết chuyện gì đang xảy ra,” bà cho biết.
Trong những tháng gần đây, cocaine hồng có liên quan tới hai vụ bắt giữ nổi bật. Vụ thứ nhất chứng kiến ông trùm âm nhạc Sean Combs bị bắt vào tháng 9 vừa qua. Khi khám phòng khách sạn của nam rapper ở New York, nhà chức trách đã phát hiện chất bột màu hồng.
Vụ thứ hai liên quan tới Maecee Marie Lathers, một nhà sáng tạo nội dung trên Instagram. Cô khai với cảnh sát rằng đã sử dụng cocaine hồng trước khi đâm xe của mình vào hai xe khác, khiến hai người thiệt mạng ở Miami hồi tháng 8. Lathers đang phải đối mặt với nhiều cáo buộc, bao gồm hai tội ngộ sát do lái xe trong tình trạng say rượu./.
Nghiên cứu đột phá về ketamine có thể mang lại hy vọng cho hàng triệu người bị trầm cảm
Nghiên cứu do nhóm khoa học Trung Quốc dẫn đầu đã phát hiện ra cơ chế đằng sau lý do tại sao ketamine được một số bác sĩ tâm thần kê đơn để điều trị chứng trầm cảm nhanh chóng.
Các nhà nghiên cứu từ Trung Quốc và Mỹ cho biết việc sử dụng ketamine "có thể coi là bước tiến quan trọng nhất trong sức khỏe tâm thần nhiều thập kỷ" và điều quan trọng là phải hiểu cách thức hoạt động của nó.
"Với hoạt động chống trầm cảm nhanh chóng và mạnh mẽ của ketamine, một thách thức lớn ở khoa học thần kinh là hiểu mục tiêu trực tiếp của nó trong não", nhóm nghiên cứu cho biết ở một bài báo được công bố trên tạp chí khoa học Science được bình duyệt.
Các nhà nghiên cứu cho biết nghiên cứu của họ phát hiện ra rằng loại thuốc này kích hoạt những tác động tích cực lan rộng trong não bằng cách ức chế hoạt động ở một vùng được biết là trở nên tăng động khi người ta trong trạng thái trầm cảm.
Ketamine có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm trong vòng vài phút và có tác động kéo dài nhiều ngày, được giới thiệu là thuốc gây mê vào những năm 1960. Nó được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc giải thích vì gây ra các hiệu ứng phân ly (tách biệt khỏi thực tại) và ảo giác (những trải nghiệm giác quan không thực sự tồn tại).
Việc sử dụng ketamine để giải trí là bất hợp pháp trên toàn thế giới, gồm cả ở Trung Quốc. Trung Quốc đã đệ trình nhiều bản kiến nghị lên Liên Hợp Quốc kêu gọi phân loại lại ketamine thành chất gây nghiện bất hợp pháp do tình trạng lạm dụng ngày càng gia tăng.
Một số tác dụng phụ lâu dài liên quan đến việc lạm dụng ketamine gồm tổn thương bàng quang không hồi phục, suy giảm nhận thức và thậm chí là tổn thương gan.
Việc sử dụng ketamine để giải trí là bất hợp pháp trên toàn thế giới, gồm cả ở Trung Quốc. Ảnh: Shutterstock
Mãi đến những năm 2000, các thử nghiệm lâm sàng mới cho thấy tiềm năng của ketamine như một loại thuốc chống trầm cảm, ngay cả ở những bệnh nhân bị trầm cảm kháng trị, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn chính xác loại thuốc này đạt được kết quả đáng chú ý như thế nào.
Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng mục tiêu chính của ketamine có thể là thụ thể N-methyl-D-aspartate (NMDAR), nhưng sự hiện diện của thụ thể này trong não khiến người ta không rõ chính xác cách thức hoạt động của nó.
Ketamine hoạt động bằng cách ức chế các thụ thể NMDAR chỉ khi chúng đang hoạt động, một đặc điểm khiến những nhà khoa học phải kiểm tra xem nó có nhắm vào các vùng não biểu hiện hoạt động thần kinh tăng lên khi ở trạng thái trầm cảm hay không.
Nhóm nghiên cứu do các nhà khoa học thần kinh từ Đại học Chiết Giang dẫn đầu phát hiện ra rằng ketamine được tiêm cho những con chuột ở trạng thái giống trầm cảm đã ức chế chọn lọc hoạt động thần kinh ở vùng habenula bên, một vùng não liên quan đến trầm cảm.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng một mũi tiêm ketamine đã chặn NMDAR trong vùng habenula bên, nơi được biết là biểu hiện tăng động, gồm cả tăng hoạt động thần kinh và bùng nổ, trong thời kỳ trầm cảm.
Song song đó, ketamine không chặn NMDAR ở các tế bào thần kinh hồi hải mã, dù đây là một vùng não khác có liên quan đến trầm cảm. Nghiên cứu cho biết điều này là do hồi hải mã có hoạt động NMDAR nội tại thấp hơn trong trạng thái trầm cảm.
Để xác nhận phát hiện của mình, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng họ có thể hoán đổi độ nhạy cảm của não với ketamine bằng cách tăng hoạt động các tế bào thần kinh hồi hải mã hoặc thực hiện hành động ngược lại ở những tế bào thần kinh habenula bên của chuột.
Nghiên cứu do các nhà khoa học thần kinh Trung Quốc dẫn đầu đã tiết lộ lý do tại sao ketamine được kê đơn để điều trị chứng trầm cảm - Ảnh: Shutterstock
Phát hiện của nhóm khoa học có thể dẫn đến sự hiểu biết thống nhất hơn về ketamine như một chất chống trầm cảm và phát triển các phương pháp điều trị hiệu quả, chính xác hơn cho tình trạng này, ảnh hưởng đến khoảng 280 triệu người trên toàn thế giới.
Các loại thuốc chống trầm cảm truyền thống nhắm vào các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine và serotonin thường mất nhiều tuần để có hiệu quả.
Các nhà nghiên cứu cũng đặt câu hỏi về cách ketamine duy trì hiệu quả của nó. Dù có thời gian bán hủy ngắn nhưng tác dụng chống trầm cảm của thuốc với con người có thể kéo dài nhiều ngày. Trong hóa học, bán hủy có thể ám chỉ quá trình một hợp chất phân hủy thành các chất đơn giản hơn.
Theo bài viết trên tạp chí Science, trong khi hồi hải mã có một nhóm lớn các NMDAR mở để trao đổi với các thụ thể bị chặn, dẫn đến phục hồi nhanh hơn, thì nhóm của habenula bên "nhỏ hơn gần 10 lần", khiến nó phục hồi chậm hơn sau khi bị chặn ketamine.
Những con chuột không ở trong trạng thái giống trầm cảm không nhận được cùng một tác dụng từ ketamine, cho thấy thuốc "sẽ có ít tác dụng hơn với những cá thể không bị trầm cảm" có hoạt động habenula bên thấp hơn, theo các nhà nghiên cứu.
Một nghiên cứu năm 2019 của nhóm khoa học Mỹ đã có những phát hiện tương tự.
"Thật vậy, trong thử nghiệm mù đôi, được kiểm soát bằng giả dược, ketamine được tiêm ở liều dưới gây mê chỉ có tác dụng nâng cao tâm trạng ở những bệnh nhân mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng, không phải ở những người khỏe mạnh", họ viết.
Dù habenula bên được phát hiện là mục tiêu chính của tác động ketamine, nhóm nghiên cứu cho biết nó có thể không phải là mục tiêu duy nhất, vì tác động của thuốc có thể mở rộng đến các vùng não khác có tính chất tương tự trong quá trình điều trị hoặc vào những thời điểm sau đó.
"Nghiên cứu hiện tại có thể cung cấp hiểu biết thống nhất hơn về kết quả phức tạp từ các nghiên cứu trước đây về tác dụng chống trầm cảm của ketamine, hỗ trợ thiết kế phương pháp điều trị trầm cảm chính xác và hiệu quả hơn", nhóm nghiên cứu cho hay.
Cảnh báo về ma túy nấm thức thần Ngày 17-7, Công an thành phố Hà Nội đã đưa ra cảnh báo về loại ma túy 'nấm thần' gây ảo giác và có nguy cơ tử vong cao. Theo đó, những tác dụng phụ khi sử dụng "nấm thần" sẽ dẫn đến các trạng thái thức thần, buồn nôn, nôn. Đây là chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y...