Cốc thủy tinh Trung Quốc chứa chất độc
Bộ 4 cốc uống nước chứa catmi
Loại cốc thủy tinh in hình ảnh và các nhân vật hoạt hình xuất xứ từ Trung Quốc có chứa hàm lượng chì cao gấp hàng nghìn lần mức độ cho phép, đặc biệt trong đó còn chứa các chất độc khác có thể làm giảm chỉ số thông minh của trẻ em.
Cốc thủy tinh chứa chất độc
Cục Quản lý chất lượng sản phẩm – Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm vừa có công văn cảnh báo về việc cốc thủy tinh có xuất xứ từ Trung Quốc chứa chất độc hại gây nguy hiểm cho trẻ em.
Theo Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, loại cốc thủy tinh in hình ảnh và các nhân vật hoạt hình có chứa hàm lượng chì cao gấp hàng nghìn lần mức độ cho phép. Đặc biệt, trong đó còn có chứa các chất độc khác có thể làm giảm chỉ số thông minh của trẻ em.
Loại cốc thủy tinh này đang được bày bán nhiều trên thị trường Việt Nam
Một nghiên cứu khoa học của phòng thí nghiệm ToyTestingLab (Mỹ) đã chỉ ra rằng những chiếc cốc thủy tinh in hình nhân vật hoạt hình được bán tại Mỹ có chứa hàm lượng chì cao gấp 1000 so với mức độ cho phép của cơ quan y tế. Chúng chứa hàm lượng kim loại nặng cao gấp 16-30% so với mức các chuyên gia y tế cảnh báo có thể làm giảm chỉ số thông minh của trẻ em. Những chiếc cốc này đa phần được sản xuất tại Trung Quốc.
Tràn lan các sản phẩm Trung Quốc độc hại
Không chỉ có cốc thủy tinh, mà rất nhiều sản phẩm khác của Trung Quốc cũng chứa nhiều chất độc có hại cho sức khỏe con người.
Video đang HOT
Hãng AP mới đây đã công bố kết quả điều tra cho thấy 12 trong số 103 mẫu trang sức trẻ em bán tại Mỹ có xuất xứ từ Trung Quốc có chứa ít nhất 10% hàm lượng catmi, đặc biệt trong số này có hàm lượng catmi chiếm tới 80-90% trọng lượng sản phẩm. Kim loại nặng catmi rất được giới làm đồ trang sức Trung Quốc ưa chuộng vì kim loại này sáng bóng, dẻo dai, dễ dát mỏng ở nhiệt độ thấp và đặc biệt là rất rẻ.
Đồ chơi Trung Quốc chứa nhiều chất độc hại vẫn được bày bán tràn lan ở Việt Nam
Báo China Daily năm 2009 đã đăng tải kết quả điều tra của các nhà chức trách tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc cho thấy gần một nửa mặt hàng quần áo và 1/3 số đồ dùng dành cho trẻ em được sản xuất tại Quảng Đông – nơi được coi là trung tâm của ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Trung Quốc – không an toàn vì chứa hóa chất formaldehye, một chất gây ung thư. Theo đó, gần 47% sản phẩm may mặc được kiểm tra không đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn, nhiều mặt hàng chứa lượng formaldehyde vượt quá mức cho phép. 30% đồ dùng dành cho trẻ em không an toàn, trong đó nhiều loại chứa quá nhiều hàm lượng formadehyde hoặc những kim loại nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe như chì, catmi và crom.
Từ tháng 1/2005 đến tháng 9/2006, các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc chiếm đến 48% số lượng sản phẩm không đảm bảo quy chuẩn bị Mỹ và EU tiêu huỷ. Điều này là do đồ chơi của Trung Quốc chứa các chất độc hại vượt mức cho phép như chì, phthalates trong lớp sơn phủ hoặc các bộ phận nhỏ lỏng lẻo dễ gây hóc, tắc cổ họng ở trẻ nhỏ.
Cũng theo báo này thì 100% mẫu đồ chơi đĩa bay UFO xuất xứ từ Trung Quốc có hàm lượng phthalates vượt quá tiêu chuẩn cho phép, thậm chí tới 5.000 lần. Phthalates là chất có thể gây dị thường ở bộ phận sinh dục của bé trai.
Ông Nguyễn Trung Việt – Trưởng phòng Quản lý chất thải rắn, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho biết, thực tế cho thấy, ở Việt Nam, việc trẻ em tiếp xúc với đồ chơi có hóa chất độc hại gây ra các triệu chứng như loét miệng, tay, chân, viêm mũi dị ứng… khá phổ biến. Tuy nhiên, những căn bệnh trên chưa nguy hiểm bằng các chứng bệnh liên quan đến nội tạng mà phải 10 đến 15 năm mới phát bệnh như tiêu chảy, mất khả năng tiết các chất dịch vị tiêu hóa, loét bộ phận như dạ dày, đường ruột…
Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng các kim loại nặng như chì hay catmi có thể gây tổn thương đến não; gây hại cho thận và xương. Nếu hàm lượng kim loại nặng cao thì có thể dẫn đến ung thư.
Theo Vietnamnet
Phẩm nhuộm quần áo "chế màu" tương ớt
Tương ớt lên màu nhờ phẩm nhuộm quần áo
Cơ quan chức năng đã cảnh báo chất rhodamine B độc hại có trong hạt dưa, thuốc đông y. Mới đây, cơ quan hữu trách lại lên tiếng chất này có trong một số loại tương ớt. Tương ớt bày bán ở khắp nơi nhưng không mấy ai biết nó được làm như thế nào.
Rẻ nhưng không rõ chất lượng
Chủ một quán phở trên phố Núi Trúc, Hà Nội cho biết, mình lấy tương ớt từ đại lý ở Hà Đông (thuộc Hà Tây cũ - PV), cứ hết hàng, gọi điện là có người chở ra tận nơi. Tương ớt được đong thành từng can (thùng nhựa) 5 lít, hầu hết những can này là can đựng dầu ăn cũ được rửa sạch, dùng lại.
Chị Nghị, bán hàng khô tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy - Hà Nội), nói, mình lấy tương ớt ở chợ đầu mối Đồng Xuân, sau đó chia ra chai nhỏ để bán lẻ. Nơi sản xuất tương ớt được in trên một tờ giấy rồi dán vào can dầu ăn cũ. Do mua nhiều thành quen nên cũng không mấy quan tâm đến nơi sản xuất, cũng chẳng biết thành phần trong tương ớt có gì!
Tương ớt ngoài chợ thường được đựng trong các can nhựa như thế này
9 giờ sáng 14 - 12, tại chợ Nguyễn Đình Chiểu (quận Phú Nhuận TP.HCM), anh N.A.T đang cột lại năm chiếc thùng đựng tương ớt đã bán hết. Anh cho biết, khách hàng chủ yếu là các tiệm phở, bún bò, hủ tíu và những nhà hàng, quán ăn lớn nhỏ. Vì họ là mối quen nên anh chỉ bán 5.500 - 6.000 đồng/kg, còn khách mua lẻ 1 - 2kg thì giá 7.000 đồng.
Trong khi đó, theo ghi nhận của phóng viên, những loại tương ớt có nhãn hiệu, bao bì đàng hoàng trên thị trường có giá cao hơn bốn đến năm lần.
Làm màu bằng chất nhuộm quần áo
Thời gian qua, cơ quan chức năng đã bắt nhiều vụ làm tương ớt không đảm bảo chất lượng vệ sinh. Gần đây nhất là tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại Tuấn Thành, có trụ sở tại phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội).
Kết quả xét nghiệm cho thấy, mẫu tương ớt của công ty này chứa rhodamine B, một loại phẩm màu công nghiệp độc hại. Cơ quan chức năng đã tiêu huỷ khoảng 300 lít tương ớt. Cùng thời gian này năm ngoái, cơ quan chức năng cũng thu giữ 3 tấn tương ớt "bẩn" trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
"Về lý thuyết, quy trình làm tương như sau: ớt tươi bỏ cuống, bỏ hạt, rửa rồi cho vào nồi luộc hoặc hấp cách thuỷ, sau đó cho vào máy xay nhuyễn. Thêm đường, muối, tỏi xay nhuyễn và giấm vào với nhau rồi đun sôi lại. Để nguội hỗn hợp rồi đóng chai thành phẩm. Để tương có màu đẹp, chủ sản xuất không ngần ngại cho các chất tạo màu, thậm chí là chất độc hại vào. Ngoài ra, dụng cụ làm tương ớt mất vệ sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến tương ớt bẩn", một vị đại diện viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh quốc gia cảnh báo.
Tại TP.HCM, từ tháng 3 đến 10 - 2010, trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm thành phố đã nhận 8/161 mẫu tương ớt gửi đến kiểm nghiệm có chất rhodamine B.
Theo ông Nguyễn Xuân Hướng, chủ tịch hội Đông y Việt Nam, rhodamine B là loại hoá chất độc, dùng để nhuộm quần áo, bị cấm sử dụng tuyệt đối trong thực phẩm và thuốc.
Tùy từng cơ thể, loại hoá chất này có thể ảnh hưởng đến gan, thận. Tồn dư lâu ngày, chất này có thể gây ung thư.
Thạc sĩ Phan Thị Ngọc Tuyết, giảng viên công nghệ thực phẩm khoa sư phạm kỹ thuật, trường đại học Sài Gòn, cho rằng nếu mua tương ớt có nhãn hiệu thì giá sẽ mắc, sản xuất theo nguyên liệu nguyên thuỷ thì màu sẽ không tươi. Sản phẩm, muốn vừa rẻ, vừa đẹp, thông thường phải dùng đến phụ gia cho sắc đỏ tươi.
Riêng tương ớt, nếu dùng các chất chứa axít sẽ không để được lâu nên nhà sản xuất thường dùng phẩm màu rhodamine B, vừa tiện, rẻ tiền và kéo dài hạn sử dụng.
Theo SGTT
Sự thật kinh hoàng về mật gấu nuôi Cái mặt trắng trẻo đâu rồi? Sao lại sưng húp, đỏ tấy và nổi đầy mụn, đến nỗi cặp mắt hai mí to đen, thường hút hồn phái nữ, nay thành một mí và hùm hụp. Cả giọng nói nữa, khàn như vịt đực. Hoàng buông một câu: "Do mật gấu đấy". Đại diện Hiệp hội Bảo vệ Động vật Thế giới (WSPA)...