Cốc Cốc ra mắt trình duyệt Internet riêng cho thị trường Việt Nam
Sau một thời gian thử nghiệm, Cốc Cốc chính thức ra mắt trình duyệt Cờ Rôm https://corom.vn/. Mục tiêu của Cốc Cốc là mang lại một trải nghiệm lướt Web được “may đo” theo nhu cầu hàng ngày của người dùng Việt Nam, ví dụ: giờ đây người dùng có thể gõ văn bản không dấu tại bất kỳ vị trí nào trên internet, trình duyệt sẽ tự động thêm dấu.
Dựa trên công nghệ xử lý tiếng Việt của Cốc Cốc, Cờ Rôm có khả năng hiểu được nội dung của các đoạn văn bản không dấu mà người dùng gõ trên internet khi chat, comment, viết email, viết blog… Sau đó, Cờ Rôm sẽ tự động thêm dấu vào đoạn văn bản với độ chính xác 99%. Độ dài văn bản mà Cờ Rôm có thể xử lý trong vòng nửa giây lên tới vài nghìn từ.
Tính năng này cải thiện đáng kể trải nghiệm internet…. Thử nghiệm thực tế cho thấy tính năng này tăng 50% tốc độ gõ phím cho người dùng thông thường (không thành thạo kỹ năng gõ 10 ngón) và 20% cho người dùng thành thạo gõ 10 ngón.
Video đang HOT
Cốc Cốc cũng tích hợp khả năng tự động vượt chặn Facebook trong Cờ Rôm . Người dùng không cần đổi DNS hay sử dụng phần mềm bên ngoài như Hotspot hay Ultrasulf, từ đó tránh được các trải nghiệm khó chịu như mạng chậm hay quảng cáo từ bên thứ 3.
Một tính năng quan trọng khác của Cờ Rôm là khả năng tải mọi loại dữ liệu với độ tốc có thể nhanh gấp 8 lần một trình duyệt thông thường. Cờ Rôm có thể dễ dàng tải nội dung từ các trang web chia sẻ file như Youtube, Zing, Nhaccuatui… với. Ngoài ra, trình duyệt này cũng tự động khôi phục download những file bị lỗi trong quá trình tải xuống. Với những tính năng này, Cờ Rôm có thể thay thế Internet Download Manager (IDM)
Cờ Rôm là một sản phẩm được Cốc Cốc phát triển trên nền tảng mã nguồn mở Chromium. Do mã nguồn này cũng là nền tảng của Google Chrome nên 2 trình duyệt này có chất lượng và độ ổn định khá tương đồng, đây cũng là lý do Cốc Cốc chọn tên gọi Cờ Rôm nhằm tạo cảm giác quen thuộc cho người dùng.
Theo cc
Cốc Cốc gõ cửa thị trường Việt bằng phiên bản mới
Sau một thời gian thử nghiệm, Cốc Cốc đã cho ra mắt trình duyệt Cờ Rôm nhằm mang lại một trải nghiệm lướt web mới mẻ phù hợp với nhu cầu hàng ngày của người dùng trong nước.
Với Cờ Rôm , người dùng có thể gõ văn bản không dấu tại bất kỳ vị trí nào trên Internet, trình duyệt sẽ tự động thêm dấu. Dựa trên công nghệ xử lý tiếng Việt của Cốc Cốc, Cờ Rôm có khả năng hiểu được nội dung của các đoạn văn bản không dấu mà người dùng gõ trên Internet khi chat, comment, viết e-mail, blog...
Sau đó, Cờ Rôm sẽ tự động thêm dấu vào đoạn văn bản với độ chính xác 99%. Độ dài văn bản mà Cờ Rôm có thể xử lý trong vòng nửa giây lên tới vài nghìn từ. Tính năng này cải thiện đáng kể trải nghiệm Internet. Thử nghiệm thực tế cho thấy tính năng này tăng 50% tốc độ gõ phím cho người dùng thông thường (không thành thạo kỹ năng gõ 10 ngón) và 20% cho người dùng thành thạo gõ 10 ngón.
Cốc Cốc cũng tích hợp khả năng tự động vượt chặn Facebook trong Cờ Rôm . Người dùng không cần đổi DNS hay sử dụng phần mềm bên ngoài như Hotspot hay Ultrasulf, từ đó tránh được các trải nghiệm khó chịu như mạng chậm hay quảng cáo từ bên thứ 3.
Một tính năng quan trọng khác của Cờ Rôm là khả năng tải mọi loại dữ liệu với độ tốc có thể nhanh gấp 8 lần một trình duyệt thông thường. Cờ Rôm có thể dễ dàng tải nội dung từ các trang web chia sẻ file như YouTube. Ngoài ra, trình duyệt này cũng tự động khôi phục download những file bị lỗi trong quá trình tải xuống. Với những tính năng này, Cờ Rôm có thể thay thế tốt ứng dụng Internet Download Manager (IDM).
Cờ Rôm là một sản phẩm được Cốc Cốc phát triển trên nền tảng mã nguồn mở Chromium. Do mã nguồn này cũng là nền tảng của Google Chrome nên 2 trình duyệt này có chất lượng và độ ổn định khá tương đồng. Đây cũng là lý do Cốc Cốc chọn tên gọi Cờ Rôm nhằm tạo cảm giác quen thuộc cho người dùng.
Theo VNE
Thêm chú thích vào bảng tính trên Excel 2013 Khi thiết lập một bảng tính với hàng trăm, hàng ngàn ô số liệu, các ô số liệu này sẽ liên kết với nhau nhưng với số lượng lớn các ô như thế ngay cả bản thân bạn cũng có thể quên một số thông tin về ô đó như số liệu này nằm ở hồ sơ nào, chứng từ nào... Còn nếu...