Có ý định mua xe cũ chơi Tết, cần phải biết những thông tin này
Cận Tết, nhiều người có tâm lý mua xe để chơi Tết. Do thiếu kinh nghiệm cộng với tâm lý muốn có xe đi Tết khiến không ít người khóc dở mếu dở vì rước về nhà “cục nợ”. Những kinh nghiệm mua xe cũ dưới đây sẽ giúp bạn chọn được những chiếc xe ưng ý, vừa túi tiền và chất lượng tốt dịp sát Tết.
Xác định khả năng tài chính
Trước khi quyết định mua xe, bạn nên xác định mục tiêu và tiêu chí khi chọn lựa mẫu xe để tránh lãng phí thời gian không cần thiết vì chẳng có chiếc xe nào thỏa mãn đầy đủ tiện ích mà ai cũng mong muốn.
Mặc dù mua xe cũ tiết kiệm hơn so với việc bạn mua một chiếc xe mới nhưng không vì thế mà bạn bỏ qua những tính toán về khoản chi tài chính kèm theo bao gồm: Đăng ký, bảo hiểm, bảo dưỡng, sửa chữa chiếc xe.
Kiểm tra chất lượng xe, tránh mua ôtô ngập nước, tai nạn
Để xác định xe cũ có bị đâm đụng, hay ngập nước hay không, bạn nên mang theo đèn pin để kiểm tra gầm xe cho chính xác. Chú ý các vết rỉ sét dưới gầm xe, các dấu hiệu cong vênh do va chạm, các vết hàn do sửa chữa…
Video đang HOT
Quan sát vị trí ở trống phanh và calip phanh xem có chất lỏng thấm ra không? Mặt đất dưới sàn xe có dầu hay chất lỏng nhỏ xuống không.
Trong trường hợp bạn không biết nhiều về xe thì có thể nhờ những người am hiểu về xe đi cùng để đánh giá hoặc thuê những thợ sửa xe ôtô để nhận định xem tình trạng xe như thế nào, có bị đâm đụng hay ngập nước hay chưa.
Mua xe cũ chơi Tết cần phải kiểm tra thật kỹ lưỡng. Ảnh minh hoạ: Vũ Tuấn
Quan tâm đến năm sản xuất (đời xe) và nơi sản xuất
Mua xe cũ, bạn cần quan tâm đến năm sản xuất (đời xe) để định giá được chính xác. Có nhiều mẫu xe, năm sản xuất chỉ chênh lệch nhau một năm nhưng khác rất nhiều về kiểu dáng và giá xe cũng khác xa. Do vậy, để có thể định giá chính xác, bạn hãy xem kỹ giấy tờ xe.
Với những chiếc xe đời sâu (sản xuất cách đây 15 – 20 năm) thường có giá khá “mềm”. Tuy nhiên, lại ít công nghệ, tốn xăng, thậm chí nhiều mẫu xe không còn linh kiện để thay thế.
Do hoạt động trong thời gian quá dài nên xe loại này có hàng loạt vấn đề phát sinh như ồn, phanh không ăn, chất lượng khí thải kém, tiêu hao nhiều nhiên liệu, chòng chành… Đó là những yếu tố cần cân nhắc trước khi “xuống tiền”.
Xem kỹ hồ sơ pháp lý của xe
Đây là một bước quan trọng không kém. Khi bạn đã ưng ý, hãy yêu cầu chủ sở hữu xe đưa 3 loại giấy gồm: Giấy đăng ký xe (cà vẹt), đăng kiểm, giấy ủy quyền (nếu có) để kiểm tra chéo các thông tin cho thật trùng khớp. Những thông tin cần kiểm tra: Tên chủ sở hữu, biển số, số khung, số máy, màu sơn…
Có một số trường hợp xe đang được cầm cố trong ngân hàng, người mua xe nên hỏi và nắm rõ việc giải quyết các thủ tục ngân hàng trước khi ra công chứng mua bán.
Đặc biệt, để hạn chế tối đa việc mua xe về chỉ để sửa hoặc phải bỏ thêm tiền để thay mới hàng loạt linh kiện xuống cấp, nên kiểm tra kỹ nguồn gốc, lịch sử lưu hành và thói quen sử dụng của những chủ sở hữu trước.
Nguồn gốc xuất xứ chiếc xe rõ ràng cũng giúp bên mua tiết kiệm được không ít thời gian tìm hiểu chiếc xe, bởi không chỉ cho biết những người chủ sở hữu trước đó, mà còn liên quan đến hàng loạt các vấn đề trong quá trình hợp thức hóa để chiếc xe về với chủ nhân mới và còn là điều kiện để lưu hành xe về sau.
'Ôtô cũ - không có xe ngon mà lại rẻ'
Mua xe cũ, đôi khi biết nguồn gốc, lịch sử bảo dưỡng và sửa chữa mà vẫn bị lừa.
Theo tôi 'Cùng tầm tiền, mua xe cũ kinh tế hơn xe mới' chỉ là khi bạn may mắn mua được xe có nguồn gốc, lịch sử bảo dưỡng và sửa chữa thật. Nên nếu đã quyết định mua xe cũ tốt nhất nên mua xe của người quen nhưng đôi khi vì cái xe mà mất luôn cả tình thân. Nên quan điểm mua xe của tôi như sau:
Thứ nhất, mua xe để nó phục vụ mình, cảm thấy đời sống vật chất và tinh thần của mình và gia đình được nâng lên, trong lòng mình và mọi người đều hoan hỉ. Không mua xe quá cũ về để phục vụ nó, mang sự bực dọc vào thân.
Thứ hai, mua xe phù hợp với khả năng tài chính và công việc của mình. Không nên cố. Cách đây một tháng, một đồng chí thuộc bộ phận xe cũ tại Hà Nội có đăng bán một chiếc xe biển TP HCM. Theo thông tin, xe này do nữ đăng ký một chủ từ đầu, mới đi được 5.700 km. Giá bán chưa đàm phán là 855 triệu. Tôi xin giấy tờ và nhờ một người quen kiểm tra lịch sử xe thì thấy không có vấn đề gì.
Tuy nhiên, bằng nghiệp vụ, một người bạn khác của tôi kiểm tra thì thấy trên hệ thống, tồn tại một chiếc xe tương tự bị tai nạn, tổng số tiền sửa chữa gần 50 triệu gồm: thay đèn trái, thay nắp ca-pô, sơn lại một số chỗ. Chiếc xe bị tai nạn có số khung, số máy, biển số chỉ sai khác với xe đang rao bán trên một số (trong dãy số). Thông tin về chủ nhân của hai chiếc xe là một. Đặc biệt, số khung, số máy của xe bị tai nạn là một số hoàn toàn ảo, không có trong cơ sở dữ liệu của hãng xe tại Việt Nam.
Đấy các bạn ạ, trên đời này chẳng có gì là "Ngon - Bổ - Rẻ", mọi thứ đều có giá của nó. Chỉ có duy nhất một thứ miễn phí đó là tình yêu của bố mẹ dành cho con cái.
Chúc các bạn chọn được xe tốt.
Mua ô tô cũ đi Tết, có nên "tậu" xe ngay từ bây giờ? Mua ô tô cũ ngay bây giờ để có nguồn cung dồi dào, nhiều sự lựa chọn hay để đến cận Tết mới mua sẽ có lợi về giá hơn? Tôi mới có giấy phép lái xe hồi đầu năm nay và đang có nhu cầu mua một chiếc xe ô tô đã qua sử dụng để phục vụ gia đình, nhất là...