Cỗ xe cầu hiền bị xí phần bên tả
Tôi tin tưởng rằng, thông qua đổi mới phương thức tuyển chọn lãnh đạo, quản lý sẽ góp phần lựa chọn được những người xứng đáng, có đức, có tài bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo trong nền công vụ, phòng chống được tiêu cực mà dư luận lo ngại lâu nay về “chạy chức chạy quyền”, hay “sống lâu lên lão làng”, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn đã khẳng định như vậy.
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Đã có một số địa phương, ngành tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo như tinh Quảng Ninh, Bộ Giao thông Vận tải, không chỉ thi tuyển lãnh đạo các cơ quan mà thi làm lãnh đạo doanh nghiệp.
Thi tài để làm quan có gì mới không? Chẳng có gì mới, bởi vì cha ông chúng ta đã làm từ xưa, có thể nói là “xưa như trái đất”. Chỉ có điều, sau này con cháu tuyển người tài kiểu khác, bỏ thi cử, mà cơ cấu trong phòng kín và xin – cho. Tìm người tài phụng sự đất nước mà không thi thố năng lực thì hậu quả đã rõ, giờ phải làm lại.
Đừng nghiên cứu đề án này, đề án kia cho mất thì giờ, cứ giở sách của ông cha ra mà làm. Đó là mở khoa thi. Ai cũng có quyền thi, không phân biệt con nhà quan hay con nhà dân, không chủ nghĩa lý lịch, đỗ tới đâu làm quan tới đó. Dù là con của kẻ thứ dân, nhưng thi đỗ trạng nguyên là vinh quy bái tổ, ra làm quan lớn ngay lập tức.Thời nay làm quan mà không thi, cho nên mới có chuyện không ít vị chữ ít đức mỏng, nhưng vẫn cứ tìm cho được cái ghế quan trường, chỉ làm ô danh cho bản thân và gây hại cho xã tắc.
Mới đây, chỉ vài đơn vị tổ chức thi tuyển lãnh đạo (thi làm quan), như vậy cũng đã có dấu hiệu lành mạnh chốn quan trường. Dù chưa loại trừ hoàn toàn, nhưng chắc chắn đã bớt đi nạn chạy chọt để chui sâu leo cao, nạn cửa trước, cửa sau để đấu thầu chiếc ghế cũng được hạn chế. Những kẻ cậy mình công thần, nhiều năm cống hiến, cũng sẽ phải nhường chỗ cho người trẻ hơn, nếu như lão làng nhưng bất tài vô năng.
Video đang HOT
Thi tuyển lãnh đạo thật (không phải làm hình thức), ít ra cũng tuyển được người khá nhất trong những người được “cơ cấu”. Bởi vì tổ chức thi tuyển, nhưng chỉ tuyển trong những người được chỉ định. Có nghĩa là tổ chức thi, nhưng chỉ có những người được cho thi mới đi thi. Cửa quan trường mở, nhưng chỉ mới mở một cánh.
Tiến tới, cần mở rộng đối tượng dự thi, bỏ đi những điều kiện thuộc về “chủ nghĩa lý lịch”, may ra mới tìm được người tài trong chốn nhân gian. Ngày xưa, khao khát người hiền, Nguyễn Trãi viết: “Cỗ xe cầu hiền thường chăm chắm còn dành phía tả” (Bình ngô đại cáo). Nay, cỗ xe cầu hiền không còn chỗ phía tả bởi vì đã có con cha cháu ông xí phần ngay từ trong trong danh sách thi tuyển, thì rút cuộc cỗ xe đó cũng đâu dành cho người hiền.
Đến khi nào đối tượng dự thi được mở rộng tối đa thì mới thực sự cầu hiền, và tất nhiên mới tìm ra người tài thực sự.
Theo Dân Trí
Ngành Nội vụ: Tinh giảm biên chế vẫn là bài toán khó
Từ thực tế cho thấy, việc tinh giảm biên chế bộ máy hành chính nhà nước trong tình hình hiện nay sẽ không đơn giản.
Năm 2014, Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 108 về chính sách tinh giản biên chế để kịp thời phục vụ yêu cầu quản lý và tinh giản biên chế. Do đó, về cơ bản biên chế năm 2014 đã được quản lý chặt chẽ theo đúng chủ trương của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI, giữ ổn định đến năm 2016. Tuy nhiên, bộ máy nhà nước vẫn cồng kềnh do những bất cập trong việc tuyển dụng cán bộ, công chức, trong khi đó việc đánh giá, nhận xét cán bộ, công chức không phản ánh đúng tình hình dẫn đến khó khăn trong việc tinh giảm biên chế.
Nghị định về chính sách tinh giản biên chế được dư luận cả nước đặc biệt quan tâm. Đây được coi là một trong những bước tiến tiếp theo trong thực hiện lộ trình chiến lược cải cách hành chính của Chính phủ đến năm 2020. Theo đó, đến hết năm 2020 sẽ có khoảng 100.000 cán bộ, công chức, viên chức bị loại khỏi biên chế. Hướng tới xây dựng một bộ máy hành chính từ Trung ương tới địa phương gọn nhẹ, làm việc minh bạch, năng động, hiệu quả. Đây cũng là mong muốn chính đáng của cử tri cả nước.
Tinh giảm biên chế vẫn là bài toán khó (Ảnh minh họa)
Ông Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng: "Qua thực tế chúng ta cải cách hành chính, sắp xếp lại một bước cơ quan, đã giảm cấp Bộ và tương đương. Tuy nhiên, một số Bộ có bộ máy phình ra. Vì vậy, cơ bản nhất là rà soát lại chức năng, nhiệm vụ cơ quan hành chính, vì hiện nay, các Bộ, ngành, địa phương đều có nhu cầu tăng biên chế và tăng tổ chức bộ máy để đáp ứng nhiệm vụ. Thời gian tới phải rà soát, tinh giảm nhiệm vụ mà cơ quan nhà nước không làm và làm không hiệu quả thì mạnh dạn giao cho các tổ chức xã hội, có như vậy mới góp phần tinh giảm đội ngũ cán bộ".
Nguyên nhân cơ bản khiến bộ máy nhà nước ngày càng cồng kềnh và nặng nề là đầu vào, tức là việc tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức quá dễ dàng trong khi đầu ra lại bị nhiều lực cản. Trong 10 năm qua, Chính phủ đã 4 lần thực hiện tinh giản biên chế bộ máy hành chính, nhưng có một thực tế đáng buồn là càng tinh giản biên chế thì bộ máy hành chính nhà nước càng phát sinh.
Qua tổng hợp số liệu phân loại, xếp hạng cán bộ-công chức, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết, chỉ có chưa đầy 1% cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ, trong đó, hơn 92 % hoàn thành xuất sắc và 5,6% không hoàn thành hoặc hoàn thành nhiệm vụ nhưng có hạn chế về năng lực. Nhìn vào thực tế và qua các con số thống kê này cho thấy, việc tinh giảm biên chế bộ máy hành chính nhà nước trong tình hình hiện nay sẽ không đơn giản và không dễ dàng thực hiện được đúng lộ trình.
Là một trong những tỉnh thí điểm thi tuyển công chức thông qua việc xác định vị trí việc làm, ông Hoàng Văn Thuyên, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái cho rằng cần đổi mới quy trình tuyển dụng cán bộ công chức, nhìn việc để bố trí người một cách phù hợp sẽ góp phần tinh giảm bộ máy.
Ông Thuyên cho biết: "Cần bổ sung phương thức tính khối lượng công việc, thời gian thực hiện công việc cho mỗi vị trí việc làm, từ đó xác định rõ số lượng người làm việc cần thiết là bao nhiêu. Phải đánh giá, xác định khối lượng công việc hiện tại, khả năng đáp ứng khối lượng công việc của cán bộ công chức trong cơ quan, đơn vị và dự kiến công việc mới để làm căn cứ đề xuất biên chế, số lượng người làm việc cần thiết".
Hằng năm, kế hoạch biên chế công chức của các Bộ, ngành, địa phương gửi về Bộ Nội vụ luôn tăng từ 9-11% so với biên chế công chức giao của năm trước. Bộ máy hành chính nhà nước cồng kềnh là do chưa có cơ chế chịu trách nhiệm về chất lượng nhân sự rõ ràng. Bên cạnh đó, có một thực tế tồn tại ở cơ quan hành chính là kiểu làm việc thiên về tình cảm, thiếu kiên quyết khi xử lý sai sót, thậm chí là sai sót vẫn tồn tại nên việc đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, viên chức hằng năm dường như chỉ mang tính hình thức.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, Bộ Nội vụ đang trình Chính phủ Nghị định về đánh giá, phân loại cán bộ công chức, viên chức, đây sẽ là cơ sở để người đứng đầu đánh giá cán bộ, công chức, góp phần tinh giảm biên chế theo lộ trình.
"Trong Dự thảo Nghị định này chúng tôi đưa ra tiêu chí đối với những người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bên cạnh đó đưa ra hàng loạt hệ thống tiêu chí để xác định để những người không làm việc được việc, hạn chế về năng lực hoặc lười biếng, không chấp hành kỷ luật tốt. Nếu có 1 tiêu chí trong số các tiêu chí đó thì xác định người đó không hoàn thành nhiệm vụ. Đó cũng là công cụ giúp người đứng đầu thực hiện tốt đánh giá", Thứ trưởng Trần Anh Tuấn nhấn mạnh.
Ngành Nội vụ đang tích cực thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao là phải thực hiện nghiêm yêu cầu không tăng biên chế trong năm 2015. Phải hướng tới một nền hành chính tinh gọn, minh bạch, rõ ràng, làm việc năng động và hiệu quả, bắt đầu từ việc xóa các tiền lệ lạc hậu, thiên về tình cảm trong công tác tuyển chọn nhân sự và xây dựng cơ chế người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm nếu để xảy ra phát sinh biên chế./.
Lại Hoa
Theo_VOV
Chính thức thi tuyển Vụ trưởng An toàn giao thông Ngày 11/10, Bộ GTVT chính thức khai mạc kỳ thi tuyển Vụ trưởng An toàn giao thông (ATGT). Kỳ thi có 7 ứng viên gồm 4 vụ phó, một phó phòng, một thí sinh là đại diện của Bộ GTVT tại Ba Lan và một chuyên viên thuộc Vụ ATGT. Với việc tham gia của các thí sinh trẻ tuổi, có điều kiện...