Có xa vời nếu người khuyết tật muốn thi đỗ vào công chức?
“Người khuyết tật trẻ tuổi gặp nhiều khó khăn khi tìm việc, nhưng cần luôn chủ động tìm cách giải quyết các vấn đề của bản thân. Đừng quá phụ thuộc hay trông chờ vào gia đình và xã hội. Muốn có việc làm trước hết các bạn chủ động tích lũy kiến thức nghề và kỹ năng mềm”.
Nguyễn Thùy Chi đã vươn lên lấy bằng cử nhân Ngành quản lý xã hội
Bạn Nguyễn Thùy Chi – 25 tuổi, cử nhân ngành Quản lý xã hội (Học viện Báo chí và Tuyên truyền), người khuyết tật (NKT) – chia sẻ với PV Báo Dân trí tại Ngày hội việc làm cho người khuyết tật do Thành đoàn Hà Nội tổ chức sáng 18/4 nhân ngày Người khuyết tật Việt Nam.
Hiện nay công việc của bạn ra sao?
- Tôi đang làm gia sư và xây dựng một số dự án về NKT. Bên cạch đó tôi tham gia các hoạt động của Trung tâm hỗ trợ Sống độc lập (Hà Nội) để nâng cao năng lực và kỹ năng sống.
Với ngành học của mình, bạn đã từng thử sức với công việc đúng chuyên ngành?
- Tôi cũng giống như một số các bạn sinh viên mới ra trường khác, đều mong muốn tìm một công việc phù hợp với chuyên ngành được đào tạo.
Tuy nhiên, tôi thuộc dạng khuyết tật nặng nên việc đi lại hay thực hiện các hoạt động tay chân là rất khó. Tôi xác định việc làm đúng ngành thực sự rất khó.
Trước đây, tôi đã từng đi phỏng vấn ở một số công ty, nhưng điều kiện tiếp cận như văn phòng trên tầng cao, không có thang máy, thiếu thiết bị hỗ trợ cho NKT là trở ngại lớn.
Video đang HOT
Nhiều người cho rằng, ngoài sức khỏe, NKT khó tìm việc một phần còn do học vấn và tay nghề còn thấp. Vậy với NKT có trình độ học vấn, bạn có cho rằng việc tìm kiếm công việc sẽ dễ hơn?
- Xuất phát từ thực tế bản thân, tôi cho thấy tìm việc còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề.
Mặc dù có bằng đại học nhưng tôi lại thuộc dạng tật đặc biệt (bại não) nặng nên công việc không dễ tìm. Tôi có định hướng sẽ tìm các công việc mang tính chất nghiên cứu các lĩnh vực về khoa học xã hội.
Tìm không được nên có lúc tôi muốn quay về công việc lao động phổ thông như nhiều bạn NKT trẻ đang làm. Nhưng thực sự, tôi không thể tiếp cận các công việc thủ công như đan, may hoặc làm tranh giấy.
Trong khi đó, nhiều NKT trẻ tuổi chỉ cần qua một lớp ngắn hạn là đã thành nghề. Ở một góc độ nào đó, những NKT có khả năng làm công việc thủ công dễ có việc làm hơn tôi.
Mong ước được thi đỗ công chức và làm việc ổn định tại cơ quan Nhà nước của Thùy Chi còn xa vời?
Bên cạnh yếu tố chủ quan là dạng tật của mình, bạn thấy những khó khăn từ phía khách quan là gì?
- Hiện nay, dịch vụ hỗ trợ cá nhân cho NKT nặng sống độc lập chưa thể phổ biến rộng rãi.
Các vấn đề liên quan tới việc tiếp cận phương tiện giao thông, các đường dốc ở các cơ quan hay nơi công cộng dành cho xe lăn, đường vạch màu dành cho người khiếm thị, nhà vệ sinh ở nơi công cộng chưa hoàn thiện và chưa đáp ứng nhu cầu của phần lớn NKT.
Trong khi đó, một số các cơ quan, doanh nghiệp chưa có cách đánh giá đúng về khả năng làm việc của NKT.
Về vĩ mô, công tác xây dựng chính sách việc làm nói riêng và các chính sách khác nói chung cho NKT chưa có có sự tham gia của NKT. Chưa kể vấn đề rào cản từ một số người trong xã hội vẫn nhìn nhận chưa đúng về năng lực làm việc của NKT.
Được biết, bạn đã thay mặt NKT VN phát biểu về vấn đề về việc làm tại Diễn đàn NKT khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cuối năm 2014 tại Hà Nội. Vậy, bạn có thể chia sẻ điều gì về tâm tư, nguyện vọng về việc làm?
- Tôi có may mắn được tham gia Diễn đàn NKT khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vào cuối tháng 11 năm 2014. Đây cũng là thời điểm Việt Nam ký Công ước Quốc tề về quyền của NKT.
Qua diễn đàn tôi có cơ hội để bày tỏ quan điểm về vấn đề việc làm cho NKT. Đến giờ phút này tôi vẫn mong muốn có một công việc phù hợp với khả năng của mình.
Ngành mà tôi học chủ yếu để làm việc trong các cơ quan Nhà nước.
Liệu có quá xa vời nếu tôi mong muốn một ngày nào đó, những NKT có trình độ như tôi cũng có thể thi công chức và được làm việc trong cơ quan Nhà nước. Cụ thể là những phòng ban làm chính sách cho NKT?
Với những NKT trẻ tuổi có khả năng và nhu cầu tìm việc, bạn có muốn nói điều gì?
- NKT còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề việc làm. Nhưng các bạn phải luôn luôn chủ động tìm cách giải quyết các vấn đề của bản thân, hạn chế phụ thuộc vào gia đình và xã hội.
Các bạn muốn có việc làm trước hết các bạn phải trang bị kiến thức, các kỹ năng mềm, các điều kiện này càng sâu rộng thì cơ hội tìm việc sẽ càng lớn.
- Xin cảm ơn bạn
Hoàng Mạnh thực hiện
Theo Dantri
Tạo cơ hội để trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng
Trong những năm gần đây, chứng tự kỷ đã trở thành mối quan tâm đặc biệt của nhiều quốc gia trên thế giới. Tỷ lệ trẻ tự kỷ tăng mỗi năm một cao, không phân biệt quốc gia, chủng tộc, giàu nghèo. iều đó đã làm cho chứng tự kỷ không còn chỉ là vấn đề sức khỏe, mà còn là vấn đề về sự phát triển. Số lượng lớn người tự kỷ, nếu không được can thiệp sớm, không được hướng dẫn các kỹ năng sống độc lập và hòa nhập cộng đồng, sẽ trở thành gánh nặng không nhỏ cho xã hội.
Cung thiếu nhi Hà Nội phối hợp oàn bác sĩ trẻ khám, tư vấn trẻ tự kỷ.
Tự kỷ là một dạng khuyết tật phức tạp và phải chịu nhiều hiểu lầm, thậm chí là sự kỳ thị. Rất nhiều người tự kỷ đã phải sống suốt đời trong những khu biệt lập của bệnh nhân tâm thần và nhiều người còn nhầm lẫn giữa chứng tự kỷ và chậm phát triển trí tuệ. Những nghiên cứu khoa học mới nhất về chứng tự kỷ đã chỉ ra rằng, chứng tự kỷ là một khuyết tật phát triển kéo dài suốt đời do những rối loạn sinh học tiềm ẩn. Tuy nhiên, người mắc chứng tự kỷ vẫn có thể phát triển các khả năng và giá trị khác của bản thân khi được chia sẻ, quan tâm, hỗ trợ đúng cách, được cộng đồng chấp nhận các biểu hiện tự kỷ như một sự khác biệt trong tính cách và giao tiếp. Ngược lại, nếu thiếu sự động viên hỗ trợ của cộng đồng, sự tự tin thì thành công của họ trong cuộc sống hằng ngày là rất thấp.
Ở Hà Nội có khoảng 30% số trẻ tự kỷ trong số những trẻ mắc các khuyết tật học đường, bởi hầu hết các em không được đến trường và không có trường nào phù hợp để các em đến học. Nếu có đến trường thì các em bị kỳ thị, chế giễu, thiếu cảm thông... ể tạo điều kiện giúp trẻ tự kỷ và cha mẹ các em, tháng 10-2002, Câu lạc bộ (CLB) "Gia đình trẻ tự kỷ TP Hà Nội" được thành lập. ây là ý tưởng của Ban chủ nhiệm Khoa giáo dục đặc biệt ại học Quốc gia Hà Nội, gồm các thầy giáo, cô giáo trong khoa và một số bác sĩ khoa tâm thần Bệnh viện Nhi T.Ư, cùng các cha mẹ có con tự kỷ trên địa bàn Hà Nội. CLB thành lập một mặt nhằm tạo ra một sân chơi, một môi trường để chia sẻ những kinh nghiệm cũng như những kiến thức khoa học về giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ, giúp trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng, đồng thời nâng cao nhận thức trong toàn xã hội về trẻ tự kỷ. Mặt khác, cũng nhằm giúp phát hiện sớm trẻ có biểu hiện tự kỷ tại các gia đình để can thiệp kịp thời, nâng cao sự quan tâm và trách nhiệm của xã hội về chứng tự kỷ, tạo điều kiện để người tự kỷ được hưởng mọi quyền lợi chính đáng về giáo dục, việc làm và chăm sóc y tế... như những người khuyết tật khác trong xã hội.
Là một trong những thành viên tham gia câu lạc bộ "Gia đình trẻ tự kỷ TP Hà Nội" khá sớm, chị Nguyễn Thị Mai Anh, Phó Chủ tịch CLB cho biết: Thời gian đầu mới thành lập CLB, số lượng người tham gia rất ít, bởi nhiều cha mẹ còn mặc cảm, e ngại khi nói về bệnh của con mình. Nhưng đến nay, CLB đã thu hút hàng nghìn người tham gia, trong đó có khoảng 300 người tham gia thường xuyên và khoảng 500 người tham gia trên trang web của CLB. Thông qua các buổi sinh hoạt, các bậc phụ huynh đã hiểu hơn về bệnh của con mình, đồng thời ổn định được tâm lý. Ngoài ra, khi tham gia CLB, họ còn được các chuyên gia có kinh nghiệm trong và ngoài nước hướng dẫn cách chăm sóc trẻ. ến nay, nhiều gia đình có con đã thoát được các triệu chứng ban đầu và hòa nhập tốt. iển hình như con chị Mai Anh, trước đây em không có nhận thức, sống khép kín, nhưng đến nay em đã có thể chơi một số loại nhạc cụ, biết giúp mẹ việc nhà. Hoặc như em Minh An, ở phường ịnh Công, quận Hoàng Mai (Hà Nội), từ một đứa trẻ không chịu nói, không giao tiếp với bất kỳ ai, nhưng sau sáu tháng tham gia sinh hoạt tại lớp tư vấn và can thiệp sớm Phương Thanh, tại phường Khương Mai, quận Thanh Xuân (Hà Nội), nay em đã nói chuyện, hòa nhập với các bạn.
Theo tiến sĩ ào Thu Thủy, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, một trong những khó khăn cản trở việc hòa nhập cộng đồng của trẻ tự kỷ là vấn đề về giao tiếp, vì vậy chúng ta cần thay đổi nhận thức, cách giao tiếp, cách tương tác với trẻ, làm thế nào để giúp trẻ hiểu vấn đề, hiểu chúng ta hơn, từ đó xác định được hành vi của trẻ và đưa ra cách phương pháp tiếp xúc, hướng dẫn các em các giao tiếp, nói chuyện... Qua đó, từng bước tạo cho trẻ sự tự tin vào bản thân, mạnh dạn hơn khi hòa nhập cộng đồng.
PHƯƠNG THẢO
Theo_Báo Nhân Dân
Bộ Công Thương "ăn" 14 tấn dưa hấu ủng hộ nông dân miền Trung Trước việc dưa hấu ách tắc ở cửa khẩu hàng tuần nay và nông dân không tiêu thụ được dưa, Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong khối cơ quan Bộ Công Thương hôm nay (9.4) đã mua tổng cộng 14 tấn dưa hấu ủng hộ nông dân miền Trung. Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất...