Cổ vũ bạn “xử” đối thủ, ở tù cùng hung thủ
Vô cớ bị đánh, một học sinh trường nghề đã nhờ một người bạn “xử” đối thủ nhưng do quá tay nên bị hại chết tại chỗ. Những người đi theo cổ vũ cũng bị tù vì tội không tố giác tội phạm.
Ngày 2-3, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM đã bác kháng cáo và tuyên y án 18 năm tù đối với Nguyễn Thanh Bảo (19 tuổi) về tội giết người, giữ nguyên mức án 2 năm tù đối với Võ Duy Linh (19 tuổi), Võ Hữu Tín (19 tuổi), Nguyễn Văn Tâm (26 tuổi) về tội không tố giác tội phạm.
Các bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm
Ngoài ra, HĐXX cũng tuyên phạt Nguyễn Công Danh (19 tuổi) 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo (sơ thẩm 2 năm tù giam) do có tình tiết mới.
Theo án sơ thẩm, do mâu thuẫn trước đó nên trong lúc ngồi trong lớp học Linh bị Nguyễn Nhật Thanh bạt tai. Linh đem chuyện bị đánh kể cho Bảo nghe và nhờ Bảo đánh Thanh dằn mặt.
Video đang HOT
Theo đó, Bảo rủ Tín, Tâm và Danh đi theo “cổ vũ”. Sau khi nhìn thấy Thanh đang ngồi trên xe đạp điện, Bảo lăm lăm tiến tới dùng dao mũi nhọn đâm Thanh rồi lên xe bỏ chạy. Thanh được người dân phát hiện đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi.
Theo Người lao động
Liên thông trung cấp, CĐ nghề lên ĐH: Những nỗi lo
Các trường trung cấp, CĐ nghề được phép đào tạo lên thông lên ĐH sẽ là cánh cửa rộng mở cho người học. Tuy nhiên sự chênh lệch khá lớn giữa tuyển sinh đầu vào cũng như chất lượng của kì thi liên thông đang là vấn đề cần được giải quyết.
Theo số liệu tại các trường nghề thì những năm gần đây số lượng học sinh các trường tuyển được liên tục giảm. Đầu vào trường nghề gặp rất nhiều khó khăn cho dù đã quảng bá đến tận các trường THPT.
Theo lãnh đạo của một trường đào tạo nghề ở Hà Nội thì sở dĩ những năm qua tình trạng thí sinh "chê" các trường nghề bởi lẽ các em không có nhiều cơ hội để học lên các bậc cao hơn. Chỉ có một số ít các trường có đào tạo liên thông lên bậc ĐH từ khối K nhưng cũng không hút được nhiều thí sinh do tấm bằng đó vẫn gắn mác của trường nghề.
Để "cởi trói" cho các trường nghề, vừa qua Bộ GD-ĐT và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề, CĐ nghề lên trình độ CĐ và ĐH.
Theo đó, những người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề và CĐ nghề cùng ngành nghề đào tạo được dự thi tuyển sinh đào tạo liên thông lên trình độ CĐ và ĐH theo quy định về đào tạo liên thông cua Bộ GD-ĐT. Ngươi đa tôt nghiêp trung cấp nghê, nêu chi tôt nghiêp THCS phai hoc đu khôi lương kiên thưc va thi tôt nghiêp cac môn văn hoa THPT đat yêu câu theo quy đinh cua Bộ GD-ĐT.
Với quy định đào tạo liên thông mới thì gần như khoảng cách giữa bằng cấp nghề và bằng chính quy sẽ bị "san lấp". Chính điều này sẽ mở rộng cánh cửa cho sinh viên trường nghề nhưng nó cũng là "rào cản" lớn cho các trường chính quy, đặc biệt là khối các trường CĐ.
Xu hướng hiện nay thì việc các trường ĐH, CĐ chính quy sẽ mở rộng cửa bắt tay với các trường nghề để đào tạo liên thông là điều tất yếu. (Ảnh minh họa).
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga từng chia sẻ với báo chí: "Không phải trường trung cấp, CĐ nghề nào cũng có thể được đào tạo liên thông. Khi trường muốn liên thông thì phải làm đăng ký, trong đăng ký đó, trường phải nói rõ chương trình đào tạo của hệ này, bổ sung bao nhiêu kiến thức về lý thuyết, môn nào, bao nhiêu giờ... Trên cơ sở đó Bộ mới xem xét".
Tuy nhiên theo đánh giá của nhiều trường ĐH, CĐ chính quy thì với những tiêu chí mà Bộ GD-ĐT yêu cầu thì các trường nghề không gặp quá nhiều khó khăn để thực hiện. Và khi hệ thống trường nghề đào tạo liên thông một cách rầm rộ thì chất lượng đầu vào cũng như đầu ra khó có thể kiểm soát được.
Trong mùa tuyển sinh năm 2010, khi chia sẻ về vấn đề này, lãnh đạo trường CĐ Điện tử - Điện lạnh Hà Nội tâm sự: "Không ít trường CĐ chính quy nhiều năm qua đã nỗ lực hết mình trong cả khâu vật chất lẫn chất lượng đào tạo nhưng tình trạng tuyển thiếu thậm chí phải đóng cửa ngành là điều không phải là hiếm. Chính vì thế nếu quyền lợi liên thông của các trường nghề như trường chính quy thì sẽ khiến công tác tuyển sinh của các trường sẽ gặp nhiều khó khăn hơn".
Trước vấn đề này, một chuyên gia tuyển sinh phân tích: "Rõ ràng đầu vào của các trường nghề nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với các trường chính quy (các trường nghề chủ yếu là xét tuyển qua kết quả học tập - PV). Bên cạnh đó chi phí học tập có thể sẽ ít tốn kém hơn. Chính vì thế với quy định mới này thì nguy cơ các thí sinh có học lực trung binh tìm đến các trường CĐ nghề để ghi danh sẽ tăng cao và lúc đó nguồn tuyển của các trường CĐ chính quy sẽ bị giảm đi một cách đáng kể".
Chuyên gia này cũng cho biết thêm, sở dĩ thí sinh tìm đến các trường nghề bởi lẽ không phải trải qua các kì thi quá căng thẳng như kì thi ĐH, CĐ chính quy. Các em chỉ cần trải qua một hoặc hai kì thi liên thông là hoàn toàn có thể nhận được một tấm bằng ĐH chính quy. Trong khi đó đây là một kì thi "nội bộ" của các trường nên sẽ "nhẹ ký" hơn rất nhiều.
Không những thế với xu hướng hiện nay thì việc các trường ĐH, CĐ chính quy sẽ mở rộng cửa bắt tay với các trường nghề để đào tạo liên thông là điều tất yếu. Với nguồn tuyển liên thông có xu hướng gia tăng và quyền tự chủ trong khâu tuyển sinh của hệ này cao hơn thì nguy cơ các trường ít mặn mà với hệ chính quy là điều khó tránh khỏi.
24H.COM.VN (Theo Dân trí)
Giải pháp cho thí sinh trượt đại học Nếu bạn vào học một trường nghề và ra trường với tấm bằng công nghệ thông tin, rồi có đủ khả năng làm việc cho bất kì một tập đoàn, doanh nghiệp CNTT nào với mức lương "ngất ngưởng" thì chuyện không đỗ đại học với bạn không còn là cú sốc lớn. 62% thí sinh, tương ứng với hơn 650.000 học sinh,...