Cô vợ viết đơn ly hôn thì mẹ chồng oán trách “tự rước lấy nhục”, lời đáp trả đanh thép mà sâu sắc của nàng dâu khiến bà phải mất ngủ
Hai mắt bà thâm quầng, Oanh hỏi thăm mới biết đêm qua mẹ chồng cô thao thức không ngủ được. Bà đã suy nghĩ rất nhiều về nội dung cuộc nói chuyện với con dâu.
Ly hôn chưa bao giờ là lỗi của người phụ nữ, cũng không phải là một khuyết điểm hạ thấp giá trị của cô ấy. Thế nhưng đáng buồn là vẫn còn nhiều quan niệm xưa cũ và sai lầm về ly hôn. Theo đó người phụ nữ bước ra từ cuộc hôn nhân đổ vỡ, khi mà trên người cô ấy chằng chịt vết thương, lại là người đánh bị chê trách và khinh bỉ.
Oanh (34 tuổi) chia sẻ cô và chồng cũ ly hôn cách đây 1 năm, sau 4 năm chung sống. Nguyên nhân vì Huy – chồng cô ngoại tình. “Lúc đầu, dù đau đớn vô cùng nhưng tôi vẫn nén lòng để cho chồng một cơ hội. Cũng là cho cuộc hôn nhân của chúng tôi thêm cơ hội và để con có gia đình đủ đầy bố mẹ”, Oanh kể.
Ngoài mặt Huy tỏ vẻ hối hận nhưng thực ra trong lòng không trân trọng cơ hội mà vợ trao. Anh vẫn lén lút qua lại với người tình, khi Oanh làm căng thì anh thản nhiên muốn vợ cho thêm thời gian.
Ảnh minh họa
Nhận rõ sự thiếu chân thành của chồng, Oanh quyết định buông tay. Huy đang chìm đắm trong men tình với người phụ nữ khác, lại nghĩ Oanh “ngang bướng và khó bảo”, anh lập tức ký đơn. “Để xem rời tôi ra cô có sung sướng hơn hay không?”, Huy nhếch miệng nói.
Video đang HOT
Trước đó mẹ chồng Oanh biết chuyện con trai ngoại tình nhưng vẫn một mực khuyên cô nhẫn nhịn, lạt mềm buộc chặt níu chồng về. Vừa nghe tin Oanh viết đơn ly hôn, tối muộn nhưng bà vẫn đến nhà vợ chồng cô để răn dạy con dâu:
“Trước nay mẹ luôn quý mến con, cho rằng con là người phụ nữ hiểu biết và chín chắn. Không ngờ con vì ghen tuông mà hành động nông cạn thế này. Con hãy xé đơn ngay đi, không được ly hôn nữa, kẻo mà tự rước lấy nhục. Chỗ thằng Huy mẹ sẽ nói với nó, nếu con chịu hủy đơn thì nó chắc cũng không muốn bỏ con đâu”.
Mẹ chồng Oanh giải thích rằng, chuyện ly hôn với cô chẳng có lợi lộc gì mà trăm đường thiệt hại. Thứ nhất, phụ nữ một lần đò sẽ bị những người xung quanh bàn tán, coi thường, cho rằng cô bất tài mới không giữ được hôn nhân. Vô hình chung Oanh sẽ tự làm xấu mặt mình.
Ngoài ra, gia đình đổ vỡ còn gây hại đến con cái và bố mẹ đôi bên. Những đứa trẻ sẽ không có bố, cha mẹ già bạc đầu còn phải lo nghĩ chuyện hạnh phúc của con gái. Bà kết luận rằng trừ khi chồng kiên quyết đòi bỏ vợ, nếu không phụ nữ phải giữ gìn gia đình đến hơi thở cuối cùng.
Mẹ chồng Oanh không phải người xấu nhưng quan niệm của bà có nhiều điểm cô không đồng tình. Cô đanh thép nói rõ với bà suy nghĩ và quyết định của bản thân:
“Mẹ ạ, ly hôn là một quyền hoàn toàn chính đáng của mỗi người vợ. Từ khi nào mà người phụ nữ lại không được sử dụng đến nó? Tại sao những kẻ gây ra lỗi lầm không cảm thấy mất mặt và hổ thẹn? Mà nạn nhân, những người vợ phải chịu tổn thương lại xấu hổ về mình? Con hoàn toàn được phép ly hôn, mà không ai có quyền ngăn cấm hay gây áp lực với con cả.
Con của con là con gái, con muốn làm gương cho nó. Dạy cho nó một điều rằng nếu không được hạnh phúc trong hôn nhân thì hãy dứt áo ra đi để tìm cho mình hạnh phúc khác. Chứ đừng phí hoài cuộc đời bên một người đàn ông không xứng. Nếu con cứ cố chấp giam mình trong cuộc hôn nhân này, rồi con gái con sẽ coi đó là tấm gương và cuộc đời nó có khi lại là bi kịch nối tiếp. Là bố thì cả đời vẫn là bố, nếu anh ấy thương con, anh ấy sẽ biết phải làm gì.
Cuối cùng, con chắc chắn bố mẹ con sẽ vui vẻ khi con gái được hạnh phúc, dù con có ly hôn hay không. Thay vì bảo con cố chấp giữ cuộc hôn nhân đã mục ruỗng thì mẹ hãy khuyên anh ấy làm một người đàn ông tử tế. Sau này có tái hôn cũng đừng để chuyện như thế này lặp lại. Ly hôn một lần thì còn đổ lỗi do vợ nhưng ly hôn đến lần thứ hai thì người phải xấu mặt sẽ là anh ấy!”.
Ảnh minh họa
Sau cuộc nói chuyện ấy mẹ chồng Oanh trở về nhà nhưng đến sáng hôm sau bà lại đột ngột tìm đến nhà cô. Hai mắt bà thâm quầng, Oanh hỏi thăm mới biết đêm qua mẹ chồng cô thao thức không ngủ được. Bà đã suy nghĩ rất nhiều về nội dung cuộc nói chuyện với con dâu.
“Cuối cùng mẹ chồng tôi không còn ngăn cản tôi ly hôn nữa. Bà chỉ dặn tôi dù có thế nào cũng phải đưa con gái về chơi và thường xuyên gọi điện cho bà. Tất nhiên là tôi vui vẻ đồng ý. Thậm chí sau đó chồng cũ có ý muốn quay lại nhưng bà không xen vào, bà bảo tôi quyết định thế nào tùy tôi”, Oanh tâm sự.
Người ta thường nói nhiều về hai chữ “nữ quyền” thế nhưng đâu cần gì những thứ to tát, cao xa. Chỉ cần để người phụ nữ được làm theo nguyện vọng của cô ấy, đi con đường mà cô ấy thấy vui vẻ và hạnh phúc. Đừng áp đặt lên họ những quy tắc hay quan điểm đã lỗi thời chẳng khác gì gông cùm, thế là đủ rồi.
Tiền không quan trọng, nhưng nó giúp ta làm được nhiều việc
"Thời buổi này, có thể làm được gì nếu chỉ có lòng tốt mà không có tiền hả bạn?".
Tôi đọc tâm sự của bạn, rất hiểu cho sự ấm ức của bạn khi nghe phải lời bố mẹ chồng đang nói với nhau về việc một đứa con dâu tốt cũng không bằng một đứa con dâu có tiền. Nhiều người có thể bênh vực bạn, chê trách bố mẹ chồng bạn trọng "của" hơn trọng "công", nhưng cá nhân tôi thấy các cụ không hoàn toàn sai, thời buổi này, có thể làm được gì nếu chỉ có lòng tốt mà không có tiền hả bạn?
Ảnh minh họa: Getty Images
Bạn nghĩ tại sao rất nhiều người trong chúng ta khi còn trẻ thì nai lưng ra kiếm tiền, cố gắng bằng mọi cách để có tiền, dù biết nhiều khi lao vào kiếm tiền là đang bán cả sức khỏe, tuổi thọ của mình không? Vì chúng ta không chỉ lo cho mỗi thân chúng ta, chúng ta có người thân, có con nhỏ, bố mẹ già. Thật bế tắc và bất lực nếu đến tuổi bố mẹ của chúng ta già đi, đau ốm bệnh tật, cần tiền, thậm chí rất nhiều tiền dành cho chăm sóc y tế mà chúng ta lại không thể lo cho bố mẹ, rớt nước mắt nhìn họ đau đớn, bị bệnh tật hành hạ mà không thể làm gì, chỉ vì chúng ta không có tiền.
Lòng tốt, sự yêu thương dành cho mẹ cha, đã là con ai lại không có. Bạn nói bạn nghèo nhưng có tấm lòng dành cho cha mẹ, nhưng điều đó không có nghĩa là những đứa con giàu không có tấm lòng dành cho cha mẹ đúng không? Chỉ là tấm lòng của họ thể hiện theo cách khác bạn. Bạn nghèo và có nhiều thời gian thì tận sức, họ giàu nhưng thiếu thời gian thì tận lực tài chính. Hai đứa con giàu - nghèo, chưa biết ai có tấm lòng "tốt" hơn ai. Tôi nghĩ chỉ cần nhìn thấy các con có hành động thể hiện sự hiếu thảo, quan tâm cho những bậc sinh thành thì đều tốt cả. Bạn có lẽ vì chút tự ti mình nghèo mà cảm thấy câu nói của mẹ chồng động chạm đến sĩ diện của bản thân. Nói bạn đừng giận, người nghèo thường hay tự ái, vì họ tự ti đó thôi.
Bạn để cái tự ti, cái sĩ diện bản thân khiến mình trở nên kém tế nhị trong ứng xử. Câu bạn nghe được là khi ông bà đang "nhỏ to" với riêng nhau vừa đúng lúc bạn bê mâm cơm lên, chứ nào phải mẹ chồng nói ra điều đó với bạn, mà chưa gì bạn đã "độp thẳng" vào mặt các cụ rồi.
Chúng ta, với người ngoài thường dĩ hòa vi quý, nghe được câu xấu gì cũng coi như không nghe thấy, không biết đến, không biết coi như không có, nhưng với người thân trong gia đình lại thật khó bỏ qua cho nhau. Có thể bây giờ bố mẹ chồng bạn đang cảm thấy áy náy vì lỡ làm buồn lòng con dâu, cũng có thể các cụ đang tức giận vì thái độ của bạn với các cụ trước lúc bỏ về, nhưng bạn giữ cái suy nghĩ cố chấp như vậy, người khổ tâm nhất là chồng bạn. Anh ấy với bạn có vài câu hơi quá đáng, nhưng nhận định bạn "tự ái vặt" của anh ấy thì tôi thấy không sai.
Hy vọng bạn có thể điều hòa lại việc ứng xử cho mềm mỏng hơn để giữ hòa khí gia đình. Nếu bạn muốn lúc bố mẹ chồng đau ốm mình vẫn đi làm để có tiền tích cóp biếu họ thì cũng tốt thôi, hãy cứ làm vậy, lúc nào cũng tận tâm thì không lo người khác không hiểu được lòng mình.
Làm như ô sin vẫn bị mẹ chồng chê trách 8 năm làm dâu, tôi làm quần quật như ô sin mà vẫn bị mẹ chồng trách móc không đóng góp được gì... Gia đình chồng buôn bán nên sau khi cưới xong, mẹ chồng và chồng đều nói tôi nghỉ việc để phụ giúp gia đình anh buôn bán. Thời điểm đó tôi lại đang mang bầu, cơ thể mệt mỏi, nên...