Có vợ là giáo viên, anh chồng đi vệ sinh quên không xả nước và kết quả bị phạt ngồi trước bồn cầu làm một việc không ai tưởng tượng nổi
Lấy vợ giáo viên cứ bảo sướng nhưng thực ra cũng lắm vấn đề lắm đó mọi người ơi!
Mới đây, cư dân mạng có chia sẻ một câu chuyện của anh chồng lấy được cô vợ giáo viên vô cùng hài hước. Theo đó, cô nàng dường như đã quá nhập tâm vào nghề nghiệp của mình nên thường xuyên bắt chồng phải trở thành học sinh. Và đỉnh điểm nhất, có lần nổi hứng nghiêm khắc, anh chồng đã phải ngồi xin lỗi cái bồn cầu chỉ vì trót lỡ đi vệ sinh mà quên không dội nước.
“Anh tôi từ trước đến nay đi học năm nào cũng thích giáo viên. Ra trường xong còn cẩn thận lấy hẳn vợ làm cô nuôi dạy trẻ mẫu giáo. Nhưng từ ngày lấy về xong tôi lại thấy anh ngoan hẳn.
Rượu không dám uống, bia không dám mời, thỉnh thoảng lại phải xin lỗi đồ vật với giả làm em bé cho vợ tập dạy. Đỉnh điểm là hôm nay, anh tôi nhận dọn nhà vệ sinh nhưng đi uống nước chè về muộn, đã thế vào giải quyết xong còn quên không thèm xả nước.
Thế là vợ ông ý sôi máu lên, bắt ông ý xin lỗi cái bệ xí gần 1 tiếng rồi chưa tha. Nếu không phải căn nhà này của vợ anh thì anh cũng bật tanh tách luôn rồi… Thương anh”.
Câu chuyện đang thu hút sự chú ý của cư dân mạng.
Quả là một câu chuyện vừa bi vừa hài, thương cho anh chồng mỗi lần phải xin lỗi đồ vật chắc là cũng căm hờn lắm nhưng hài hước là ở chỗ qua bao nhiêu lần như vậy mà anh ấy vẫn nhẫn nhịn chịu đựng. Hẳn là anh chàng rất yêu vợ nên không muốn vợ phải buồn hay chăng?
Ngay sau khi xem xong bức ảnh và đọc những dòng tâm sự này, dân tình đã ngay lập tức thể hiện sự đồng cảm. Rất nhiều người cũng có vợ là giáo viên nhưng thật may là họ chưa gặp phải tình huống nào như thế này cả, gia đình anh ấy đúng là độc nhất vô nhị luôn đó nha!
Video đang HOT
Đến là khổ thân anh chồng quá, xin lỗi cái bệ xí cả tiếng vẫn chưa được ra ngoài cơ mà.
Giáo viên lại vào mùa săn tìm, mua bán sáng kiến kinh nghiệm
Những sáng kiến kinh nghiệm cứ "trôi nổi" từ địa phương này sang địa phương khác, từ trường này sang trường khác nên những giả dối cứ mặc nhiên tồn tại.
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 88 sửa đổi một số điều trong Nghị định 56 thì yêu cầu viết sáng kiến đối với cán bộ, công chức, viên chức không còn "nóng" như trước đây nữa.
Nhưng đối với các trường học khi bước vào đầu năm học mới thì lại bắt đầu đưa ra các chỉ tiêu viết sáng kiến kinh nghiệm cho các tổ chuyên môn và giáo viên trong trường mình.
Tất nhiên, khi có sáng kiến kinh nghiệm thì giáo viên, tổ chuyên môn cũng có thêm thành tích để được xét danh hiệu chiến sĩ thi đua, bằng khen các cấp và tập thể lao động tiên tiến...
Những thông tin mua bán được công khai ở các nhóm giáo viên (Ảnh chụp từ màn hình)
Vì vậy, ngay từ lúc này thì giáo viên một số trường lại rục rịch chuẩn bị "sưu tầm" sáng kiến kinh nghiệm cho mình và thị trường mua bán sáng kiến kinh nghiệm cũng rất sôi động và công khai.
Một tin nhắn hỏi mua, hàng trăm người chào bán
Chúng tôi vào trang tài khoản facebook mang tên một môn học cấp trung học cơ sở, trang này có mấy chục ngàn giáo viên cùng tham gia và đọc được vô vàn tin nhắn của các thành viên hỏi mua, chào bán sáng kiến kinh nghiệm.
Mới đây, có một thành viên của nhóm lên tiếng hỏi xin hoặc mua sáng kiến kinh nghiệm thì chỉ sau một ngày đã có 151 tin phản hồi. Trong đó, đa phần là chào bán sáng kiến kinh nghiệm của mình.
Dù biết việc không quen thân nhau thì chẳng ai cho đề tài sáng kiến kinh nghiệm mà bản thân họ đã đầu tư viết trước đó, nhưng lại chợt buồn vì khi giáo viên đã chủ động mua của đồng nghiệp- có nghĩa là họ đang rất cần để có đề tài sáng kiến kinh nghiệp để nộp cho Ban giám hiệu.
Người bán thì cũng đồng nghĩa là sáng kiến kinh nghiệm đó đã được nộp cho đơn vị mình, được chấm và có thể đã đạt giải, được xét thi đua trước đó.
Như vậy, người đăng ký viết sáng kiến kinh nghiệm cho năm học 2020-2021 này có thể không có khả năng viết, có thể vì họ bận và có thể vì họ không muốn nhưng vì bị Ban giám hiệu, tổ chuyên môn ép buộc.
Và cũng có thể họ muốn có thành tích, muốn được xét thi đua nên họ phải bỏ qua sĩ diện của một người thầy để công khai hỏi mua sáng kiến kinh nghiệm từ những đồng nghiệp của mình.
Người bán thì cũng có thể sản phẩm của mình đã sử dụng rồi, họ để cũng chẳng làm gì, bán được đồng nào thì hay đồng đó.
Thế nhưng, vì sao mà một bộ phận giáo viên lại phải mua bán như vậy? Họ có được gì không trong chuyện này.
Tất nhiên là được, thậm chí được rất nhiều bởi nếu mua một sáng kiến kinh nghiệm hoàn chỉnh mà được giải thì họ có cơ hội để xét viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thậm chí đảng viên cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được đánh giá, xếp loại chuẩn giáo viên ở mức cao hơn giáo viên không có sáng kiến kinh nghiệm đạt giải.
Điều quan trọng là có sáng kiến kinh nghiệm thì mới có danh hiệu thi đua ở mức cao như chiến sĩ thi đua các cấp, bằng khen các cấp và tất nhiên là "uy tín" của giáo viên đó cũng được tăng lên trước Ban giám hiệu và đồng nghiệp...
Người bán thì cũng chẳng mất gì, chỉ vài thao tác gửi cái email là xong, số tiền họ nhận được dù có thể không nhiều nhưng được đồng nào hay đồng đó.
Cái mất của chuyện mua bán sáng kiến kinh nghiệm
Việc đầu tiên là những người đăng đàn công khai mua sáng kiến kinh nghiệm sẽ mất uy tín trước đồng nghiệp của mình. Vì dù sao tên tuổi, hình đại diện trên facebook của mình cũng được công khai trước mọi người.
Trong số đó, có đồng nghiệp, có bạn bè và biết đâu có cả phụ huynh và học trò của mình nữa.
Cái mất nữa là ngân sách nhà trường, địa phương phải bỏ tiền ra để khen cho những người đạt giải mà đáng lẽ người đó chưa xứng đáng, chưa đáng khen.
Thế nhưng, cơ hội nâng lương trước hạn, cơ hội khen thưởng của những đồng nghiệp khác bị người gian dối lấy mất- vì số lượng nâng lương trước thời hạn, số lượng khen thưởng các thành tích cao luôn được giới hạn.
Không nên ấn chỉ tiêu, ép giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm
Thực tế cho thấy bức tranh mua bán, xin xỏ, sao chép sáng kiến kinh nghiệm đã diễn ra từ nhiều năm nay nhưng lãnh đạo các cấp chưa có những giải pháp hạn chế và đâu đó lại quá xem trọng về thành tích bề nổi.
Các trường học thì cần có nhiều sáng kiến kinh nghiệm đạt giải để lấy thành tích và xét thi đua cho nhà trường nên đầu năm học cứ ấn chỉ tiêu xuống các tổ chuyên môn, thậm chí còn chỉ định giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm.
Khâu chấm sáng kiến kinh nghiệm thì cũng chưa có những công cụ giám sát cụ thể, ít khi phát hiện ra những sản phẩm sao chép, mua bán và có phát hiện cũng ít khi có những xử lý thích đáng.
Việc hướng dẫn, khích lệ giáo viên viết thật, làm thật và đưa những sáng kiến kinh nghiệm vào áp dụng thực tế giảng dạy chưa được chú trọng nên chủ yếu chỉ công nhận giải trên giấy rồi thôi.
Vì thế, những sáng kiến kinh nghiệm cứ "trôi nổi" từ địa phương này sang địa phương khác, từ trường này sang trường khác và những giả dối cứ mặc nhiên tồn tại từ năm này sang năm khác.
Người thầy dạy cho học sinh trung thực nhưng lại có những người thầy gian dối với chính mình, gian dối với đơn vị, với đồng nghiệp của mình. Thật đáng buồn thay!
Vụ việc gây tranh cãi: Học sinh lớp 1 ị đùn, cô giáo tiểu học bức xúc vì phải dọn dẹp, gia đình trẻ bóng gió "Trách nhiệm của cô, đừng than" Theo cô N.A, phụ huynh đang đổ quá nhiều trách nhiệm lên giáo viên. Quan trọng nhất là việc tập trung lo cho một cá nhân có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bạn khác trong lớp. Ở độ tuổi tiểu học, đặc biệt là giai đoạn lớp 1, trẻ vẫn chưa nhận thức đầy đủ và đôi khi còn bỡ ngỡ...