Cô vợ được chồng hứa lo toàn bộ chi tiêu, trả lương 20 triệu/tháng ở nhà nội trợ nhưng vẫn từ chối, 4 năm sau cô khiến chồng phải “ngả mũ bái phục”
Nếu khi trước cô chọn an phận, mỗi tháng đợi nhận lương của chồng thì sao cô có thể có được thành tựu như ngày hôm nay?
Một ngươi phụ nữ khôn ngoan và tỉnh táo sẽ biết, thật dại dột khi dựa dẫm vào đàn ông, cho dù người ấy có là chồng đi chăng nữa. Bởi trên đời này chẳng ai có thể đối tốt được với ai trọn đời, lòng người là thứ thật dễ dàng đổi thay. Chỉ có những thứ phụ nữ tự thân gây dựng và sở hữu mới giúp phụ nữ tự tin, đủ sức mạnh và bản lĩnh để đứng vững trong cuộc đời nhiều sóng gió.
Hương (30 tuổi, Hà Nội) chia sẻ cô và chồng kết hôn đến nay được 5 năm. Ngày ấy, chồng cô là đối tượng được nhiều cô gái mơ ước. Anh có sự nghiệp thành đạt, là hình mẫu lý tưởng về “chỗ dựa” mà phụ nữ thường nghĩ đến khi kết hôn. Song Hương lại là người phụ nữ chưa bao giờ có ý nghĩ nương tựa vào chồng.
“Sau đám cưới, tôi nhanh chóng sinh con, anh ấy đề nghị tôi ở nhà chăm con và lo cho gia đình. Không chỉ cáng đáng mọi chi tiêu trong nhà, anh ấy còn hứa trả lương cho tôi 20 triệu/tháng – số tiền thậm chí cao hơn so với tôi đi làm bên ngoài thời điểm đó. Anh ấy nói làm vậy để tôi yên tâm nghỉ việc ở nhà, không cần bận lòng lo lắng nếu có bất trắc phải ra đi tay trắng”, Hương kể.
Hương không cần suy nghĩ đã lập tức từ chối. Bị vợ khước từ nhưng chồng Hương vẫn tôn trọng quyết định của cô. Hai người đành thuê người giúp việc rồi thỏa thuận để sắp xếp công việc nhà, con cái sao cho hợp lý.
Hương là người luôn có nguyên tắc trong cuộc sống, nhờ giữ sức khỏe tốt nên cô đi làm tới tận gần ngày sinh. Sau thời gian ở cữ 5 tháng, cô nhanh chóng đi làm lại. Có người phụ giúp nên công việc của Hương không bị ảnh hưởng nhiều bên cạnh vai trò làm mẹ. Trái lại, làm mẹ càng khiến cô có động lực để hăng say phấn đấu hơn.
Cứ thế mà thêm 4 năm qua đi, trong ngày kỷ niệm 5 năm ngày cưới, chồng Hương đặt bàn ở nhà hàng lãng mạn, 2 vợ chồng trốn con đi hẹn hò. Anh ân cần rót rượu, cụng ly với vợ, nói với cô những lời chúc tụng đầy lãng mạn và tình cảm. Rồi anh dịu dàng nhìn cô: “Giờ thì anh đã hiểu, quyết định khi xưa của em là đúng đắn vô cùng. Anh thật sự nể vợ lắm, càng ngày càng thấy yêu vợ hơn…”.
Video đang HOT
Hương cười ngọt ngào với chồng, ánh mắt anh nhìn cô chất chứa say mê, nồng nàn như ngày mới yêu vậy. Hương nhủ thầm, đó là vì cô đã lựa chọn lối rẽ đúng. Nếu khi trước cô nghe lời anh ở nhà thì sao? Dù số tiền anh trả cho cô cao thật nhưng thực chất cô vẫn phụ thuộc vào chồng. Tới một lúc nào đó anh muốn thay “nhân viên” người khác thì sao?
Chưa nói, ở nhà năm này qua năm khác sẽ khiến cô không còn sự năng động, nhanh nhạy như trước. Chuyên môn học ở trường Đại học cũng theo đó mà rơi rụng dần. Ở nhà, cô thiếu trau chuốt ngoại hình, trở nên xấu xí đi. Suốt ngày quanh quẩn với 4 bức tường và những công việc không tên, những yếu tố ấy sẽ mài mòn ý chí phấn đấu, khiến cô cảm thấy cuộc sống bí bách, tẻ nhạt. Và chắc chắn anh cũng chẳng hề có chút nể trọng, khâm phục nào dành cho cô đâu.
Những năm qua, dù thuê người giúp việc và bận rộn với sự nghiệp riêng nhưng Hương vẫn quán xuyến việc quan trọng trong nhà, dành thời gian cho con, không hề bỏ bê vai trò làm vợ, làm mẹ. Hiện tại, cô đã lên chức trưởng phòng với thu nhập hơn con số 20 triệu anh từng đề xuất không ít.
Chẳng những thế cô còn đầu tư kinh doanh bên ngoài với người quen. Nhờ sự nhanh nhạy và con mắt tinh tường, lợi nhuận Hương thu về khiến chồng Hương phải “ngả mũ bái phục”. Nếu khi trước cô chọn an phận, mỗi tháng đợi nhận lương của chồng thì sao cô có thể có được thành tựu như ngày hôm nay?
“Phụ nữ phải tự lập, điều đó quan trọng lắm. Phụ nữ sinh ra đã thiệt thòi nhiều khía cạnh nên đừng bao giờ ôm đồm hết việc nhà, con cái vào người hay hi sinh mọi thứ cho gia đình. Để rồi không có tâm sức và thời gian dành cho công việc của bản thân. Phụ nữ nên sắp xếp và quản lý hôn nhân một cách thỏa đáng, yêu cầu ở chồng sự chia sẻ và nhờ đến người phụ giúp khi cần”, Hương chia sẻ.
Hương nói đúng, nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay, phụ nữ lại càng phải độc lập, tự chủ hơn bao giờ hết. Đàn ông chưa bao giờ có thể là chỗ dựa cho phụ nữ lâu dài. Ngây thơ dựa dẫm vào đàn ông hay ngu ngốc hy sinh mù quáng vì họ, tất cả đều dẫn đến một kết thúc đau thương mà thôi.
Bố mẹ ơi, đừng ủ con!
Người mẹ ấy tháo vát, mạnh mẽ và giỏi giang nên con cái đụng đến việc gì trong nhà cũng sợ con làm hư việc. Thế là gần như tất tần tật, người mẹ quán xuyến và bao trọn gói. Em gái đó không biết nấu ăn, làm việc nhà cũng kém, đi xe máy cũng không được...
Nhân một dịp tình cờ, một người bà con giới thiệu cô cháu gái hai mươi mấy tuổi để tôi tìm việc giúp. Mợ ấy dè dặt bảo tôi là em gái kia đang ở quê, vừa tốt nghiệp trung cấp kế toán nhưng chưa đi làm. Im lặng một chút, Mợ e dè: "Nó nhát, nó cũng xấu. Nó không tính lấy chồng". Nghe thoáng qua đã cho tôi nhiều xót xa, tôi bảo: "Dạ thôi mợ cứ bảo em lên đây gặp con, có gì con hướng dẫn em thêm".
Phụ nữ luôn được xã hội xếp vào nhóm người yếu thế, làm cho tôi muốn hỗ trợ em ngay lập tức. Ngay chiều hôm sau, mợ qua gõ cửa, báo là cháu gái đã lên và chờ tôi thu xếp việc. Vội bước sang nhà mợ, đập vào mắt tôi là một em nhỏ người, ốm o và khép nép. Môi em lại khá dày, khuôn mặt hơi tối và nhợt nhạt. Cậu nhìn tôi rồi hỏi: "Con thấy nó sao?".
Tôi thấu hiểu cảm giác một số phụ nữ không đẹp, không bắt mắt nhận phần thiệt thòi hơn nhiều người. Họ luôn chờ được người ta lựa chọn chứ ít có cơ hội chủ động lựa chọn người khác thì nói gì đến việc dám cạnh tranh với cuộc đời. Hỏi thăm qua loa, tôi hẹn sáng đưa em ấy đi phỏng vấn xin việc.
Cha mẹ không nên nuông chiều con thái quá. Ảnh minh họa
Chúng tôi ngồi với người phỏng vấn là bạn của tôi. Chúng tôi đã chuẩn bị tâm thế sẽ đón nhận em, hướng dẫn và kèm cặp để giúp đỡ con đường sắp tới của em. Vậy mà, em làm chúng tôi bất ngờ đến não nề. Em tầm hai mươi bốn tuổi, tốt nghiệp phổ thông xong, thi rớt đại học thì ở nhà thai năm. Hai năm ấy em chỉ đi làm gần nhà hoặc loanh quanh phụ việc với mẹ. Ba mẹ em không sống chung và cũng không ly hôn nhưng một tay mẹ em lo kinh tế cho cả nhà bằng việc nuôi dê và trồng trọt.
Người mẹ ấy tháo vát, mạnh mẽ và giỏi giang nên con cái đụng đến việc gì trong nhà cũng sợ con làm hư việc. Thế là gần như tất tần tật, người mẹ quán xuyến và bao trọn gói. Em gái đó không biết nấu ăn, làm việc nhà cũng kém, đi xe máy cũng không được, lên Sài Gòn phụ quán nước vài tháng là bị chủ trả về và được mẹ em chốt là không cần đi làm, ở nhà với mẹ.
Tôi biết có một đại đa số ba mẹ vừa lo lắng con cái vất vả, vừa lại thấy "ngứa mắt" khi con làm việc được giao chậm chạp, không đến đâu. Thế là, họ gạt con cái sang một bên, ào vào làm thay con.
Tâm lý ông bà ta xưa nay "thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi" có vẻ như lạc hậu với nhóm ba mẹ thích "ủ" con cái kiểu này. Con gái chiên cá bị khét, "thôi mày đừng làm nữa!" hay kêu con trai quét nhà mà nó chưa kịp làm là ba mẹ đã dọn dẹp xong.
Hệ lụy cho sự yêu thương đặt sai chỗ này là sản sinh ra một thế hệ những đứa con "làm gì cũng sợ sai, làm gì cũng không dám" vì ba giỏi giang quá, mẹ đảm đang thiệt là đảm đang. Bọn trẻ hoặc nhút nhát, kém tự tin hoặc lười biếng và ỷ lại. Có ba mẹ lo hết rồi hay "ở nhà ba mẹ nuôi!" thì cần gì phải nỗ lực, cần gì phải bước ra bon chen với cuộc đời.
Quay trở lại với cô em gái đi xin việc. Chúng tôi báo với em là sẽ không nhận em vào làm việc, không phải vì ngoại hình hay vì em chưa có kinh nghiệm. Tôi dành một khoảng thời gian ngồi riêng và thẳng thắn nói hết mọi thứ với em.
Tôi bảo: "Anh chị không nhận em vì chính bản thân em không cố gắng. Anh chị hiểu rằng vì em không được mẹ cho làm việc này việc kia nên em mất tự tin, em làm gì cũng sợ mẹ mắng. Tuy nhiên, đừng đổ lỗi cho bất kỳ ai khi em không nỗ lực cho bản thân em. Anh chị không muốn nhận em vào lúc này vì chẳng khác nào sẽ trở thành người mẹ thứ hai tiếp tục bao bọc cho em. Rồi đời em đến đâu?".
"Nghề làm ba mẹ" chưa bao giờ trở nên khó khăn hơn lúc này khi cuộc sống hiện đại hơn, điều kiện sống đủ đầy hơn, gia đình ít con hơn nhưng đòi hỏi ba mẹ phải quan sát và thấu hiểu con cái nhiều hơn. Ba mẹ cần học cách không xem con cái mãi là những đứa trẻ bé bỏng để tháo gỡ bớt các lớp khăn bông đang "ủ" xung quanh con mình.
Khi bọn trẻ được ủ lâu trong nhiều lớp khăn ấm áp sẽ mất dần đi "sức đề kháng" với những cuộc sống xung quanh, yếu đuối và mong manh hơn, lại càng bắt buộc bố mẹ bao bọc nhiều hơn. Cái vòng yêu thương luẩn quẩn ấy như sợi dây trói buộc cuộc đời của bọn trẻ.
Yêu thương như vậy, chỉ khổ cho đời con!
Vợ ốm, chồng để nguyên bát đũa chẳng rửa và lý thuyết: "Đó là việc của đàn bà", người phụ nữ quyết ra chiêu độc khiến anh ta rối rít xin lỗi "Đã vậy, trong nhiều lần ngồi nhậu nhẹt với bạn bè, chồng em cũng nói về chuyện đó và cho rằng đàn ông mà phải vào bếp thì chẳng còn ra thể thống gì nữa", người vợ kể. Trong cuộc sống hôn nhân, có lẽ trừ đi những thiên chức như làm mẹ và nuôi con thì có lẽ đừng nên phân chia...