Cổ vật dưới biển miền Trung
Phương án khai quật cổ vật trong con tàu bị đắm tại thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn – Quảng Ngãi đang chờ ý kiến phê duyệt của các cơ quan chức năng.
Đây được đánh giá là kho cổ vật lớn của miền Trung kể từ cuộc khai quật tại vùng biển Cù Lao Chàm, TP Hội An – Quảng Nam 15 năm trước
Đối với những người trực tiếp tham gia cuộc khai quật con tàu cổ tại Cù Lao Chàm từ năm 1977-1999, ký ức về 8 đợt tránh bão trong 16 tháng ròng trên biển vẫn còn sống động như chính chất liệu dân gian tươi sáng của đồ gốm Việt Nam thế kỷ XV được tìm thấy trên tàu. Trong 150 chuyên gia nghiên cứu khảo cổ học, kỹ thuật viên và thủy thủ thuộc 13 quốc gia tham gia cuộc khai quật, họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ, cán bộ Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Quảng Nam (cũ), là người đầy duyên nợ với con tàu.
Nhiều cái nhất
Ngược sông Thu Bồn lên Mỹ Sơn, ngôi nhà tranh tre nứa lá của họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ có thể hình dung như chiếc ghe bầu chở đất sét xuôi trọn dòng chảy “địa văn hóa” từ Mỹ Sơn – Trà Kiệu xuống Hội An rồi ra tới Cù Lao Chàm. “Con tàu gỗ tếch ấy còn cả di cốt của 11 người, trong đó có một cô gái trẻ. Đây là lần đầu tiên phát hiện di cốt trong các cuộc khai quật dưới nước!” – ông Hỷ kể.
Lúc ấy, với tư cách là cán bộ đại diện Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Quảng Nam tham gia ban khai quật, họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ khăn gói ra “ăn nằm” cách cụm đảo Cù Lao Chàm 15 km về hướng Bắc. Việc chính là hỗ trợ công tác đo vẽ hiện vật nhưng do cơ duyên, TS Phạm Quốc Quân, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, trưởng ban khai quật, bị say sóng nên ông Hỷ được ủy nhiệm quyền trưởng ban. “Quá nhiều chuyện để làm, trong 4 năm, tôi hoàn thành được 1.500 bản vẽ” – ông Hỷ không giấu vẻ tự hào.
Họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ (bìa phải) vẽ bình tì bà khai quật được trên tàu cổ ở Cù Lao Chàm
Video đang HOT
Con tàu đắm nằm sâu dưới đáy biển 72 m, việc lặn với bình ôxy là bất khả thi. Các chuyên gia của Anh, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines, Nam Phi, Úc, Ấn Độ… phải vận dụng kinh nghiệm của ngành dầu khí để hàn chân máy khoan dưới đáy biển. Các thợ lặn phải vào trong một cái chuông chứa hỗn hợp khí oxygen và helium. Khi lặn xuống chỉ mất khoảng 30 phút nhưng từ đáy lên, phải mất cả giờ để vô bình giảm áp. Bên cạnh đó, trước khi vớt lên, các cổ vật phải được xử lý bằng nhiều biện pháp theo đúng thông số kỹ thuật.
Các chuyên gia khảo cổ dưới nước của Đại học Oxford (Anh) từng nhận định cuộc khai quật này có tầm cỡ quốc tế vì đây là lần đầu tiên Việt Nam tiến hành khai quật khảo cổ học dưới nước sâu nhất, quy mô nhất phương tiện, thiết bị hiện đại nhất tốn kém nhất gian khổ và lâu dài nhất nhưng cũng thu được kết quả to lớn nhất.
Quá nhiều điều kỳ diệu
Họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ cho biết có khá nhiều hiện vật độc bản trong hơn 240.000 đồ sứ, kim loại đã được xử lý kỹ thuật sau cuộc khai quật. Trong đó, một cổ vật độc bản là chiếc nậm rượu hình rồng từng được bán đấu giá tại Mỹ và tốn khá nhiều giấy mực trong giới khảo cổ Việt Nam nhiều năm trước đây. Hiện tất cả các độc bản này đều được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, còn ông Hỷ thì có chúng qua các bản vẽ, một sự hiện diện đầy đủ nhất của các dòng gốm men Việt Nam trong thế kỷ XV như ấm đầu phượng, ấm đầu gà, ấm quả bầu, đĩa lớn trang trí hoa văn tam thái, tượng phụ nữ quý tộc…
Một bình gốm được vớt lên từ con tàu đắm tại Cù Lao Chàm
15 năm qua, họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ lưu giữ 1.500 bản vẽ như bảo vật, lâu lâu chỉ “hé” cho giới sinh viên mượn làm luận văn hoặc “đánh” trên báo Tết vài món cho thỏa chí. Theo kết quả phân tích, có 18 loại hình chính, hơn 160 loại phụ và hàng trăm kiểu khác nhau. Từ dòng gốm hoa lam, gốm vẽ nhiều màu, gốm men ngọc, men xanh dương sẫm đến gốm trắng mỏng văn in và gốm sành. “Bộ sưu tập này có thể gọi là chuẩn để giám định loại hình và niên đại cho các sưu tập gốm Việt Nam” – ông Hỷ nhận định.
Không tận mắt thấy hoa văn trang trí trên hiện vật cổ nhưng những bản vẽ của họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ cho thấy quá nhiều điều kỳ diệu. Đó là nhà cửa, chùa tháp, cung điện, cầu vồng, sông nước, mây trời… đến các tích tôn giáo. Vô khối đề tài về con người, từ thần tiên, phụ nữ tóc dài, những nhân vật quý tộc với lầu son gác tía đến cụ già câu cá, chèo thuyền, chiến binh, người quản tượng, trẻ em nô đùa hay cưỡi trâu thổi sáo, trai gái yêu đương…
Thế giới động vật cũng được thể hiện vô cùng sinh động trên gốm như rồng bay phượng múa, voi, hổ, ngựa, trâu, bò, khỉ, hươu. Muông chim từ đại bàng đến vẹt, chích chòe, chào mào, sáo, bói cá, vịt, thiên nga đến các loài rắn, rùa, cá chép, cá mang, trê, tôm, cua, ếch, nhái, dơi, chuồn chuồn và cả ong, bướm… Bên cạnh đó, còn có hàng ngàn hiện vật trang trí theo đề tài hoa lá trên gốm với những mai, sen, cúc, trúc, mẫu đơn, các loại cây cổ thụ…
Nguồn tư liệu quan trọng
Họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ cho biết hầu hết mô típ trang trí trên cổ vật đều phản ánh đời sống sinh hoạt của quê hương Việt Nam. Có lẽ vì thế, với khối lượng hiện vật khổng lồ, sưu tập gốm trên tàu cổ Cù Lao Chàm đã đóng góp nguồn tư liệu quan trọng vào việc nhận thức đồ gốm men Việt Nam trong lịch sử.
Kỳ tới: Tường trình của biển
Theo Dantri
Ném đá cảnh sát vì nghĩ 'kho cổ vật' giá 120 tỷ đồng
Lãnh đạo huyện Bình Sơn cho rằng, ngư dân nghĩ tàu chứa cổ vật ở vùng biển Bình Châu trị giá đến 120 tỷ đồng và lấy một thứ bán được nhiều tiền hơn chuyến đi biển nên chống đối mà không biết đó là tài sản quốc gia.
Công an Quảng Ngãi đang hoàn tất hồ sơ để khởi tố vụ án ngư dân ném đá làm bị thương 7 chiến sĩ và đập phá, khiêng lật xe cảnh sát sáng 13/10 tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi). Đại tá Nguyễn Văn Nam, Trưởng phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (Công an tỉnh Quảng Ngãi) cho biết như vậ tại cuộc họp báo sáng 15/10.
"Chúng tôi đang củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can với các ngư dân quá khích về hai tội danh Chống người thi hành công vụ và Phá hoại tài sản Nhà nước", đại tá Nam nhấn mạnh và cho biết, thời gian tới công an tỉnh phối hợp với lực lượng biên phòng, chính quyền địa phương tiếp tục vận động, tuyên truyền ngư dân sớm đầu thú để hưởng khoan hồng của pháp luật.
Ngư dân bơi vào vùng cấm trục vớt cổ vật, bị lực lượng cảnh sát nhắc nhở, ngăn chặn, họ ném đá tới tấp khiến nhiều chiến sĩ bị thương ngày 13/10. Ảnh: Trí Tín.
Ông Đỗ Ngọc Nam, Phó chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Ngãi cho rằng, con tàu chứa "kho cổ vật" là tài sản quốc gia. Lo ngại nhất hiện nay là ngoài điều kiện thời tiết bất ổn mùa mưa bão, người dân đang tìm mọi cách trục vớt cổ vật. Do vậy, cơ quan chức năng cần khai quật nhanh vừa tránh thất thoát cổ vật vừa đỡ tốn kém, cơ cực cho lực lượng bảo vệ.
Trong khi đó, Phó chủ tịch UBND huyện Bình Sơn Nguyễn Duy Việt lý giải, người dân cho rằng tàu chìm ở vùng biển Bình Châu chứa cổ vật trị giá tới 120 tỷ đồng nên chỉ cần lấy một cái đĩa hoặc tô cổ bán còn được nhiều tiền hơn chuyến đi biển. Họ chưa hiểu đây là tài sản của nhà nước, mà đơn thuần nghĩ mình phát hiện thì có quyền khai thác, trục vớt.
"Cơ quan chức năng mới thăm dò, khảo sát mà người dân đã tỏ thái độ chống đối, cản trở. Thời gian tới mà khai quật thì việc đưa cổ vật vào bờ bảo quản sẽ còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp hơn", ông Việt lo ngại.
Hiện, cơ quan chức năng đã đưa khoảng 10 tấn đá chẻ làm kè chắn sóng và lồng sắt để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho con tàu đắm chứa "kho cổ vật" ở vùng biển Bình Châu. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi đang tập hợp kết quả khảo sát để xây dựng phương án khai quật khẩn cấp con tàu cổ.
Kết luận cuộc họp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Lê Quang Thích nhấn mạnh, trước khi tiến hành khai quật khẩn cấp, cần đẩy mạnh tuyên truyền để người dân thấy được con tàu chứa cổ vật là tài sản quý hiếm của quốc gia. Việc khai quật cổ vật lần này không chỉ phục vụ nghiên cứu khoa học mà còn mang ý nghĩa giá trị văn hóa lịch sử to lớn.
Ông Thích lưu ý, lực lượng công an, biên phòng và chính quyền địa phương cần chú trọng công tác đảm bảo an ninh, an toàn cả trên bờ lẫn dưới nước để có thể hoàn thành sớm việc khai quật cổ vật trong năm nay. Xây dựng phương án khai quật thật chi tiết về lộ trình thời gian, biện pháp kỹ thuật, vận chuyển, bảo quản cổ vật. Xem xét chính sách thưởng người có công phát hiện, cũng như an sinh xã hội tại địa phương.
Theo VNE
Khẩn cấp khai quật cổ vật hơn 500 năm tuổi Sáng ngày 15/10, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức họp báo thông tin về cổ vật trong con tàu đắm ở vùng biển thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn. Liên quan đến vụ việc một số người dân tấn công lực lượng bảo vệ tàu đắm chứa cổ vật vào sáng ngày 13/10, trong cuộc họp báo, đại tá...