Cố vấn Trung Quốc ’sốc’ với số người chết vì nCoV tại Mỹ
Chuyên gia Chung Nam Sơn bất ngờ với tình hình Covid-19 tại Mỹ, cho rằng dịch bệnh nghiêm trọng bởi chính quyền không nghe lời khuyên của giới khoa học.
“17 năm trước, dịch SARS được xử lý rất tốt tại Mỹ, hoàn toàn khác so với tình hình bây giờ. Họ có thể đã sàng lọc vô cùng rộng rãi hoặc nhiều hơn các quốc gia khác, nhưng con số thương vong nặng nề vẫn khiến tôi bị sốc”, nhà dịch tễ học nổi tiếng Chung Nam Sơn, lãnh đạo nhóm các nhà khoa học cố vấn cho chính phủ Trung Quốc, trả lời phỏng vấn hôm nay.
Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới, với hơn 1,7 triệu ca nhiễm nCoV, trong đó gần 100.000 người chết. Ông Chung cho biết các đồng nghiệp tại Mỹ nói rằng hệ thống y tế của nước này không được chuẩn bị để ứng phó đại dịch, bất chấp mức độ chăm sóc sức khỏe cao, thiết bị và cơ sở vật chất tốt. Theo ông, điều này tương tự tình trạng ban đầu của Vũ Hán, nơi dịch bệnh khởi phát.
Chuyên gia Chung Nam Sơn trong cuộc phỏng vấn gần đây. Ảnh: SCMP.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Chung đánh giá vấn đề chủ yếu của Mỹ là chính quyền không lắng nghe các chuyên gia y tế. “Hệ quả là Tổng thống Donald Trump đánh giá thấp mức độ truyền nhiễm, cũng như tính chất nguy hiểm của dịch bệnh. Ông ấy nghĩ đây chỉ là cúm nặng”, cố vấn của Bắc Kinh cho hay.
Ông Chung nói thêm rằng giới chức Mỹ còn không nghe các chuyên gia về việc tái mở cửa nền kinh tế. “Việc nhanh chóng mở cửa kinh tế có thể gây rủi ro. Tôi nghĩ họ nên tuân theo các quy tắc khoa học và tái mở cửa từng bước một”, ông nêu ý kiến.
Anthony Fauci, cố vấn y tế hàng đầu của Nhà Trắng, cũng từng cảnh báo về việc nối lại hoạt động kinh doanh quá sớm, bởi vẫn còn mối đe dọa về làn sóng lây nhiễm thứ hai. Tuy nhiên, một số người ủng hộ Trump đã nổi giận với Fauci vì những bình luận của ông, thậm chí đề xuất loại chuyên gia này khỏi nhóm chuyên trách Covid-19 của Nhà Trắng.
“Đương nhiên kinh tế rất quan trọng với bất cứ quốc gia nào. Tuy nhiên, nhiệm vụ cân bằng hai yếu tố này đã không được xử lý tốt. Đó là một lý do khác ảnh hưởng tới dịch bệnh tại Mỹ”, ông Chung cho hay.
Ông không ngạc nhiên trước sự lan truyền những giả thuyết liên quan đến nguồn gốc nCoV, bởi SARS cũng từng bị nghi là một âm mưu của Trung Quốc. Chuyên gia này cho rằng các nhà khoa học khắp thế giới nên hợp tác chống lại Covid-19, nhưng giới chính trị gia đã dựng lên những rào cản.
Về cách Trung Quốc xử lý Covid-19, ông Chung thừa nhận giới chức Vũ Hán ban đầu báo cáo chậm trễ, nhưng sau đó Bắc Kinh đã sớm công khai minh bạch thông tin về dịch bệnh. “Ngay cả nếu chúng tôi đã trì hoãn, thì các chuyên gia hôm 23/1 cũng cảnh báo rõ ràng về sự lây lan giữa con người. Trong khi đó, ngày 13/3 Mỹ mới ban bố tình trạng khẩn cấp”, ông nói.
Covid-19 khởi phát tại Trung Quốc từ tháng 12/2019, xuất hiện tại hơn 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 5,6 triệu ca nhiễm, gần 349.000 người chết và gần 2,4 triệu trường hợp bình phục. Các nước đang trong giai đoạn mở cửa lại nền kinh tế và khôi phục hoạt động sau giai đoạn tổn thất nặng nề vì đại dịch.
Chuyên gia Trung Quốc: Di chứng của Covid-19 nhẹ hơn SARS
Những di chứng mà Covid-19 để lại cho người bệnh không quá rõ ràng và nhẹ hơn SARS.
Ông Chung Nam Sơn, chuyên gia về các bệnh đường hô hấp của Trung Quốc hôm 4/5 cho biết, những di chứng mà Covid-19 để lại cho người bệnh không quá rõ ràng và nhẹ hơn SARS.
Ông Chung Nam Sơn (góc trên cùng bên trái) trong cuộc trao đổi ngày 4/5 với du học sinh Trung Quốc về Covid-19. Ảnh: CCTV.
Trong các giải đáp mới nhất về căn bệnh gây ra đại dịch toàn cầu Covid-19, Viện sỹ Chung Nam Sơn, Trưởng nhóm chuyên gia cao cấp của Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc một lần nữa khẳng định, sự lây lan của virus mới SARS-CoV-2 "vượt ngoài dự liệu".
Nếu chỉ số lây nhiễm của cúm thường là 1, Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (SARS) là gần 2, Hội chứng hô hấp cấp vùng Trung Đông (MERS) là 1,5, thì Covid-19 lên đến 3.
Ông cũng cho rằng chưa có bằng chứng nào chứng minh SARS-CoV-2 có thể lây qua muỗi đốt và rất khó để phân biệt cúm thường với Covid-19 chỉ thông qua triệu chứng mà phải tiến hành xét nghiệm, vì hai loại bệnh này có rất nhiều đặc điểm tương đồng.
Cũng theo chuyên gia này, rất nhiều người bệnh mà ông từng khám chữa đã phục hồi khá tốt, kể cả ở phổi, so sánh với SARS thì bệnh nhân Covid-19 phục hồi tốt hơn. Chỉ các ca bệnh rất nguy kịch mới bị ảnh hưởng tới hệ thống tạo máu, gây xuất huyết, ảnh hưởng gan, phổi, thận.
Tình trạng xơ phổi cũng không quá nặng, có thể đảo ngược được tình hình. Mặc dù sau khi kiểm tra cho hơn 100 người bệnh, chức năng phổi vẫn chưa về trạng thái bình thường, song tổn thương không quá lớn và sẽ từ từ bình phục, di chứng mà Covid-19 để lại cho bệnh nhân là không nhiều.
Chống dịch nhanh bất ngờ, Trung Quốc phải hủy thử nghiệm hàng loạt thuốc đặc trị Covid-19 Ông Chung Nam Sơn - cố vấn y tế hàng đầu cho chính phủ Trung Quốc, cho biết, nhiều nghiên cứu về Covid-19 tại nước này đã buộc phải dừng lại vì dịch bệnh được kiểm soát một cách nhanh bất ngờ. "Nỗ lực của Trung Quốc để tìm ra các phương pháp điều trị bằng thuốc cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 đã...