Cố vấn Tổng thống Pháp đến Iran ‘để giảm căng thẳng’
Cố vấn ngoại giao của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, ông Emmanuel Bonne đã tới Iran để hội đàm với các quan chức nước này với mục đích góp phần giảm bớt căng thẳng ở Vịnh Ba Tư.
Theo đài PressTV, cố vấn ngoại giao hàng đầu của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, ông Emmanuel Bonne đã tới Iran để hội đàm với các quan chức nước này với mục đích góp phần giảm bớt căng thẳng ở Vịnh Ba Tư.
Cố vấn ngoại giao Pháp Emmanuel Bonne (phải) và cố vấn báo chí của tổng thống Nathalie Baudon. Ảnh: AFP.
Theo một quan chức của Tổng thống Pháp, ông Bonne “thực sự đã tới Iran vào ngày 19-6 để dự các cuộc đàm phán cấp cao với mục tiêu góp phần làm giảm căng thẳng trong khu vực.”
Ông Bonne là một chuyên gia về Trung Đông và đã từng làm việc tại Iran trong quá khứ. Ông đã làm cố vấn cho Đại sứ quán Pháp tại Tehran từ năm 2003 đến 2006.
Chuyến thăm của ông diễn ra khi Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian tuyên bố trước đó cùng ngày rằng Paris sẽ tăng cường nỗ lực giúp giảm căng thẳng do Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015.
“Chúng tôi muốn tập trung những nỗ lực của mình để bắt đầu quá trình giảm căng thẳng ở Vịnh Ba Tư”, ông Le Drian nói với các phóng viên sau cuộc họp nội các ở Paris. “Vẫn còn thời gian và chúng tôi hy vọng tất cả các bên sẽ bình tĩnh hơn. Vẫn còn thời gian, nhưng chỉ một ít thời gian thôi.”- ông nói thêm.
Ông Le Drian nói rằng thông báo của Iran vào hôm 17-6 rằng Iran sẽ vượt quá giới hạn dự trữ uranium của họ trong 10 ngày tới là rất đáng lo ngại và ông đã đổ lỗi cho Hoa Kỳ về việc này.
Video đang HOT
“Chúng tôi coi quyết định của Hoa Kỳ về việc phá vỡ hiệp định là không tốt và chiến dịch gây áp lực tối đa của Mỹ đang góp phần gây căng thẳng trong khu vực”, ông Le Drian nói với các phóng viên.
Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas, người cùng tham dự cuộc họp nội các của Pháp, cũng lặp lại những bình luận đó và nói thêm rằng “nguy cơ xảy ra chiến tranh ở Vịnh Ba Tư vẫn chưa được ngăn chặn”.
“Chúng tôi cần phải làm mọi thứ để việc này không xảy ra. Đó là lý do tại sao chúng tôi đang nói chuyện với tất cả các bên. Tôi đã ở Iran và chúng tôi cũng đang nói chuyện với người Mỹ. Chúng tôi cần phải hạn chế leo thang căng thẳng thông qua đối thoại. Đây là thời điểm của “việc sử dụng biện pháp ngoại giao trước” và đó là những gì chúng tôi đã cam kết”, ông Maas nói.
Các nhà ngoại giao nói với hãng tin Reuters hôm 18-6 rằng Anh, Pháp và Đức, ba quốc gia châu Âu kí kết thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 đã lên kế hoạch thúc đẩy Iran giữ đúng thỏa thuận hạt nhân. Nhưng các nhà ngoại giao cũng cảnh báo về sự bế tắc có thể xảy ra trong việc dùng biện pháp ngoại giao.
Ba nước này đã lên tiếng ủng hộ thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 và hứa sẽ giữ cho thỏa thuận này tồn tại kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đơn phương rút khỏi nó năm ngoái và bắt đầu áp dụng các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
Tuy nhiên, Iran đã luôn chỉ trích châu Âu đã không thực hiện đầy đủ thỏa thuận và giữ mối quan hệ thương mại với Iran để giúp nước này hưởng lợi từ thỏa thuận.
Vào ngày 8-5, một năm sau khi Washington rút khỏi thỏa thuận, Iran tuyên bố quyết định ngừng xuất khẩu uranium và nước nặng trong thời gian 60 ngày, theo đó các bên còn lại sẽ phải đảm bảo rằng Iran không còn bị tước đoạt lợi ích kinh tế đã được hứa theo thỏa thuận.
Đầu tuần này, Iran tuyên bố sẽ vượt qua giới hạn dự trữ uranium được thiết lập theo thỏa thuận hạt nhân từ ngày 27-6. Tuy nhiên, vẫn còn thời gian để các nước châu Âu cứu vãn thỏa thuận này.
QUYNH NHƯ
Theo PLO
Giữa tín hiệu Mỹ, Nga: Đức, NATO trước thềm lịch sử
Đức phải tôn trọng những lời hứa của mình về chi tiêu quốc phòng, người đứng đầu NATO Jens Stoltenberg khẳng định ngày 1/4.
Tuyên bố này được đưa ra khi liên minh NATO chuẩn bị kỷ niệm 70 năm thành lập giữa bối cảnh căng thẳng chưa từng có với Washington.
Các bộ trưởng ngoại giao NATO họp tại thủ đô của Hoa Kỳ trong tuần này để tổ chức một lễ kỷ niệm việc thành lập NATO năm 1949, theo đó, những phàn nàn của Mỹ về chi tiêu quân sự thấp của châu Âu chắc chắn nằm trong chương trình nghị sự.
Tổng Thư kí NATO Jens Stoltenberg lên tiếng về chi tiêu quốc phòng của các nước thành viên. (Nguồn: AFP/getty)
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần cáo buộc các đồng minh NATO - đặc biệt là cường quốc kinh tế Đức - đã hưởng lợi từ sức mạnh quân sự Mỹ và được cho là đã đe dọa sẽ "đi một mình" nếu châu Âu không cải thiện.
Tất cả các đồng minh NATO đã đồng ý tiến tới chi 2% GDP cho quốc phòng vào năm 2024, nhưng tháng trước, Berlin đã tuyên bố rằng con số của chính họ sẽ giảm trong những năm tới, từ 1.37% vào năm 2020 xuống chỉ còn 1.25% vào năm 2023.
Thông tin này đã làm Washington tức giận và ông Stoltenberg nói rằng Berlin phải tuân thủ các cam kết mà họ đã ký kết tại hội nghị thượng đỉnh năm 2014.
"Tôi hy vọng Đức sẽ thực hiện tốt cam kết mà Đức đã thực hiện cùng với tất cả các đồng minh NATO khác", ông Stoltenberg nói với các phóng viên.
Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas, phát biểu tại New York trước cuộc họp của NATO, nói rằng Berlin đã tăng gần 40% chi tiêu quốc phòng kể từ năm 2014 và là một trong những bên đóng góp quân đội hàng đầu của liên minh.
"Chúng tôi rất biết ơn sự hợp tác của chúng ta trong NATO, điều đã cho phép người châu Âu có được an ninh, ổn định và thịnh vượng trong 70 năm qua", ông nói.
"Nhưng các cuộc tranh luận công khai về chia sẻ chi phí trong NATO đang tạo ra sự không chắc chắn - tại thời điểm Nga đang liên tục thử kiểm nghiệm sự đoàn kết của chúng ta," ông nói.
"Người châu Âu biết rằng chúng ta cần phải chịu trách nhiệm lớn hơn cho an ninh của mình. Điều đó nằm trong lợi ích của chính chúng ta."
Năm 2018, chỉ có bảy trong số 29 quốc gia thành viên của NATO đạt mục tiêu 2%.
Ông Stoltenberg cũng khẳng định rằng, Mỹ cam kết hoàn toàn với NATO, đẩy mạnh đầu tư vào quân đội và tài nguyên ở châu Âu.
Và trong một dấu hiệu thể hiện thiện chí của NATO với Mỹ, ông Stoltenberg đã nhắc lại kế hoạch của liên minh về đầu tư hơn 260 triệu USD (232 triệu euro) vào một cơ sở ở Ba Lan để hỗ trợ các lực lượng Hoa Kỳ.
An Bình
Theo Baotoquoc
Ngõ cụt của châu Âu Được Mỹ và Liên Xô ký năm 1987, Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF, cấm loại tên lửa phóng từ mặt đất có tầm bắn 500-5.500 km) giờ đây khó tránh cảnh bị khai tử. Do tên lửa bị cấm bởi Hiệp ước INF có tầm bắn hạn chế và khả năng mang đầu đạn hạt nhân, chính châu...