Cố vấn quân đội Ukraine tiết lộ mục tiêu của Kiev trong cuộc xung đột với Nga
Cố vấn của quân đội Ukraine cho biết Kiev sẽ từ chối đàm phán với Nga và chiến đấu để khôi phục biên giới lãnh thổ năm 1991 – thời điểm nước này tách khỏi Liên Xô, tuyên bố độc lập.
Đơn vị pháo binh Ukraine tập trận tại một địa điểm không được tiết lộ ở Ukraine. Ảnh: Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine
Trong cuộc phỏng vấn với đài CNN hôm 18/10, ông Dan Rice – công dân Mỹ, cố vấn của Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine – cho biết Ukraine hiện không quan tâm đến việc đàm phán với Moskva.
“Theo quan điểm của tôi, Nga đang tìm cách để đưa Ukraine trở lại bàn đàm phán, cố gắng quay lại con đường năm 2014. Nhưng Ukraine sẽ không chấp nhận. Ukraine muốn giành lại toàn bộ lãnh thổ, khôi phục biên giới năm 1991″, ông Rice tuyên bố.
Biên giới của Ukraine năm 1991 bao gồm 4 tỉnh trước đây của Ukraine (Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporozhye) và bán đảo Crimea. Năm 2014, Crimea đã bỏ phiếu sáp nhập Liên bang Nga sau cuộc trưng cầu dân ý. Cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea được tổ chức ngay sau khi cuộc cách mạng Maidan lật đổ Tổng thống Ukraine Victor Yanukovich. Trong khi đó, Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporozhye đã bỏ phiếu rời Ukraine vào tháng trước.
Bất chấp đánh giá của cố vấn Rice về quan điểm của Moskva, Điện Kremlin nêu rõ Nga không có ý định đảo ngược kết quả trưng cầu dân ý. Tổng thống Nga Vladimir Putin gần đây tuyên bố rằng ông sẵn sàng đàm phán với Kiev, nhưng “lựa chọn của người dân Donetsk, Lugansk, Zaporizhia, Kherson không thể thương lượng”.
Lời kêu gọi đàm phán gần đây nhất của Nga được đưa ra vào tuần trước, khi người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov gợi ý rằng các mục tiêu của Moskva có thể đạt được về mặt ngoại giao và nước này vẫn bỏ ngỏ khả năng đàm phán với Kiev. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh một cuộc đối thoại cần phải có hai bên và đàm phán khó có thể xảy ra do “quan điểm thù địch” với Nga của những nước phương Tây, đồng minh của Ukraine.
Ông Rice cũng kêu gọi các quốc gia phương Tây thúc đẩy chuyển giao thêm vũ khí cho Ukraine. Ông cho biết quốc gia này rất cần các hệ thống phòng không và máy bay. Vị cố vấn người Mỹ cũng bày tỏ hy vọng rằng Ba Lan sẽ cung cấp chiến đấu cơ cũ của Nga cho Ukraine để đổi lấy tiêm kích F-16 của Washington.
“Thứ Ukraine cần nhất bây giờ là các tổ hợp phòng không, bao gồm cả tên lửa và máy bay. Chúng tôi thực sự muốn tái trang bị vũ khí cho lực lượng Không quân Ukraine. Mỹ nên giúp quân đội Ukraine bổ sung nguồn lực”, ông Rice nói.
Hồi tháng 6, ông Rice đã được mời làm cố vấn đặc biệt cho Valeriy Zaluzhnyi, Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Ukraine, theo “lời mời cá nhân” của vị tướng này. Trang LinkedIn cá nhân của ông Rice cho biết vị cố vấn này làm việc với vai trò tự nguyện. Ông Rice cũng có thể sử dụng quyền tiếp cận chính thức để “nghiên cứu sự phát triển và học hỏi các nhà lãnh đạo quân đội Ukraine, cũng như sự thay đổi văn hóa trong giai đoạn 2014-2022″.
Trong diễn biến liên quan, Tổng chỉ huy chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine Sergei Surovikin đầu tuần này thừa nhận tình hình Kherson “rất căng thẳng” và không loại trừ khả năng ông phải đưa ra những quyết định khó khăn.
Ông cũng cho hay quân đội Nga biết về kế hoạch của Kiev sử dụng các phương tiện “bị cấm” để tiến hành tấn công ở khu vực Kherson. Cụ thể, Ukraine đang chuẩn bị một cuộc tấn công lớn vào nhà máy thủy điện Kakhovka, nằm trên sông Dnepr cũng như tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa và pháo lớn vào Kherson.
Ngày 19/10, ông Vladimir Rogov, quan chức cấp cao của vùng Zaporozhye cho biết Ukraine đã phát động chiến dịch đổ bộ vào thành phố Energodar ở vùng Zaporozhye. Cuộc giao tranh đã diễn ra trong nhiều giờ. Tuy nhiên, quân Nga đã đẩy lùi đà tiến công của lực lượng Kiev.
Chiến sự ngày 239: Ukraine bắn hạ 14 UAV, Nga ra cảnh báo mới với NATO
Quân đội Ukraine tuyên bố đã bắn hạ 14 máy bay không người lái (UAV) cảm tử do lực lượng Nga điều khiển, trong khi Bộ Ngoại giao Nga ra cảnh báo mới về việc NATO cung cấp vũ khí cho Kyiv.
Quân đội Ukraine ngày 20.10 cáo buộc lực lượng Nga lại tấn công tỉnh Mykolaiv thuộc miền nam Ukraine bằng máy bay không người lái (UAV) cảm tử Shahed-136. Trong đó có 14 chiếc Shahed-136 đã bị phía Ukraine bắn hạ, theo trang tin The Kyiv Independent.
Cảnh sát Ukraine bắn một chiếc máy bay không người lái trong cuộc tấn công bằng loại máy bay này của Nga ở thủ đô Kyiv ngày 17.10.2022. Ảnh REUTERS
Cũng trong ngày 20.10, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Herman Halushchenko ước tính kể từ ngày 10.10, quân đội Nga đã thực hiện 300 cuộc tấn công nhắm vào hệ thống năng lượng của Ukraine, theo trang tin The Kyiv Independent.
Bộ trưởng Halushchenko kêu gọi người dân Ukraine giảm tiêu thụ điện ít nhất 20% để tránh tình trạng bị cắt điện. Ông Halushchenko cho rằng Nga đang chuẩn bị các cuộc tấn công mới nhắm vào hệ thống điện của Ukraine.
Trước đó, ông Halushchenko cho hay 30% cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine đã hứng phải các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga trong ngày 10 và 11.10, theo CNN.
Xem nhanh: Ngày 238 chiến dịch, Nga thiết quân luật 4 vùng vừa sáp nhập, Ukraine đẩy mạnh phản công Kherson
Đến tối 20.10 chưa có thông tin về phản ứng của Nga.
Nga cảnh báo NATO về việc cung cấp vũ khí cho Ukraine
Trong cuộc họp báo ngày 20.10, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cảnh báo rằng việc NATO cung cấp vũ khí và hỗ trợ quân sự cho Ukraine đang đẩy liên minh này đến gần ranh giới nguy hiểm của một cuộc đụng độ quân sự trực tiếp với Nga, theo Hãng tin TASS.
"Các nước NATO dường như đang chạy đua với nhau trong việc cung cấp vũ khí và đạn dược cho chính quyền Kyiv, cung cấp thông tin tình báo, đào tạo quân nhân và ban hành hướng dẫn về cách tiến hành các hoạt động chiến đấu, nên ngày càng tiến gần ranh giới nguy hiểm của một cuộc đụng độ vũ trang trực tiếp với Nga", bà Zakharova nói trong cuộc họp báo.
Điện Kremlin: Nga "nặng gánh" hơn vì NATO hỗ trợ Ukraine, nhưng sẽ tiếp tục chiến dịch
Ông Putin thị sát bãi tập dành cho quân nhân được huy động
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 20.10 đã thị sát một bãi tập dành cho các quân nhân được điều động ở tỉnh Ryazan, nằm ở phía đông nam Moscow, theo Reuters dẫn lại thông tin từ truyền thông Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã báo cáo với ông Putin về việc các binh sĩ được huy động đang được huấn luyện như thế nào. Những binh sĩ này được huy động để hỗ trợ chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.
Trước đó, Tổng thống Putin ngày 29.9 đã lần đầu tiên công khai thừa nhận rằng việc động viên quân sự một phần hiện không diễn ra suôn sẻ. Trong bài phát biểu, Tổng thống Putin nói rằng những sai sót mắc phải trong việc triệu tập lực lượng dự bị cần được khắc phục. Tổng thống Putin cũng nói rằng những người đã có kinh nghiệm quân sự và được đào tạo trong các chuyên ngành liên quan quân sự nên được gọi nhập ngũ trước.
Tổng thống Biden nói gì sau động thái mới của Tổng thống Putin ở Ukraine?
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 19.10 nói rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đang trong "thế khó khăn đến mức không ngờ" ở Ukraine.
"Tôi nghĩ ông Vladimir Putin thấy bản thân ông ấy đang trong thế khó khăn đến mức không ngờ và trong tình trạng mà tôi thấy ông ấy chỉ còn công cụ duy nhất là đối xử mạnh tay đối với các công dân ở Ukraine nhằm khiến họ sợ hãi, đầu hàng", Tổng thống Biden nói với giới phóng viên tại Nhà Trắng, theo Reuters.
Tổng thống Biden có phát ngôn như trên sau khi Tổng thống Putin ban bố thiết quân luật ở 4 tỉnh của Ukraine mà Moscow vào tháng trước đã sáp nhập và tuyên bố là lãnh thổ của Nga, theo Reuters. Thượng viện Nga sau đó đã thông qua việc này. Nga chưa bình luận về phát biểu mới của ông Biden.
Lãnh đạo đảng Cộng hòa Mỹ cảnh báo cắt viện trợ cho Ukraine
Lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy nói rằng nếu đảng này giành quyền kiểm soát Hạ viện thì có thể sẽ rút lại viện trợ cho Ukraine.
"Tôi cho rằng người dân sẽ bị rơi vào cuộc suy thoái kinh tế và họ sẽ không ký một tờ séc trắng cho Ukraine. Họ sẽ không làm vậy", ông McCarthy nói trong cuộc phỏng vấn đăng tải hôm 18.10, theo Bloomberg.
Việc hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến chống Nga nhận được sự ủng hộ của cả hai đảng tại Mỹ. Tuy nhiên, một bộ phận đảng Cộng hòa có liên kết với chính sách "Nước Mỹ trước tiên" của cựu Tổng thống Donald Trump đã đặt câu hỏi về vai trò của Mỹ trong việc cung cấp vũ khí và viện trợ cho Ukraine.
EU nhất trí cấm vận Iran vì cáo buộc giao UAV cho Nga
Các thành viên của Liên minh châu Âu (EU) nhất trí các điều khoản cấm vận mới nhằm vào Iran liên quan đến cáo buộc cho rằng chính quyền Tehran cung cấp máy bay không người lái (UAV) cảm tử cho Nga sử dụng ở Ukraine.
"Các đại sứ EU đã thông qua các biện pháp trừng phạt các thực thể cung cấp UAV do Iran sản xuất để phục vụ cho việc bắn phá tại Ukraine", Đài CNN dẫn thông báo của nước chủ tịch luân phiên EU - Cộng hòa Czech.
"Các nước EU quyết định phong tỏa tài sản của 3 cá nhân và một thực thể được cho là chịu trách nhiệm chuyển giao UAV (cho Nga), theo thông báo. EU sẽ tiếp tục thực thi biện pháp tương tự cho các đối tượng khác. Iran chưa bình luận nhưng trước đó phủ nhận cung cấp UAV cho Nga.
EU 'bật đèn xanh' cho gói viện trợ mới và huấn luyện binh sĩ Ukraine Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục gửi các chuyên gia quân sự và bơm cho Ukraine hàng trăm triệu USD vũ khí. Các tân binh Ukraine tham gia một cuộc huấn luyện tác chiến tại một căn cứ quân sự ở miền Nam nước Anh hồi tháng 8/2022. Ảnh: AP Theo đài Sputnik, tại cuộc họp ở Luxembourg, các ngoại trưởng EU...