Cố vấn Nhà Trắng từng hai lần cảnh báo hậu quả do COVID-19
Chính quyền Tổng thống Trump đã nhận được ít nhất hai bản ghi nhớ lần lượt vào tháng 1 và tháng 2 từ cố vấn kinh tế Peter Navarro về các thiệt hại nhân mạng và kinh tế do COVID-19.
Nhà kinh tế học và là cố vấn Nhà Trắng Peter Navarro – Ảnh: AP
Báo New York Times đầu tuần này đưa tin cố vấn chuyên về kinh tế của Nhà Trắng, ông Peter Navarro từng gửi một bản ghi nhớ lên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ (NSC) vào cuối tháng 1 năm nay.
Trong đó, ông cảnh báo nếu Mỹ thất bại trong việc kiềm chế sự bùng phát dịch bệnh do virus corona chủng mới, sẽ có hàng trăm ngàn người thiệt mạng và nền kinh tế Mỹ sẽ chịu thiệt hại hàng ngàn tỉ USD. Cụ thể, thiệt hại nhân mạng có thể tới nửa triệu người và thiệt hại kinh tế lên khoảng 6.000 tỉ USD.
Đây được xem là cảnh báo ở cấp cao và trực diện nhất từng lưu hành tại Nhà Trắng vào thời điểm Tổng thống Trump vẫn còn đánh giá nhẹ mối đe dọa của virus corona chủng mới với nước Mỹ.
Video đang HOT
“Sự thiếu hụt khả năng miễn dịch, thuốc điều trị và văcxin sẽ khiến người Mỹ không thể phòng ngự trong trường hợp dịch bệnh do virus corona chủng mới bùng phát mạnh trên đất Mỹ. Điều này làm tăng nguy cơ xuất hiện đại dịch, đe dọa cuộc sống của hàng triệu người Mỹ” – ông Peter Navarro viết trong bản ghi nhớ ngày 29-1.
Tuy nhiên, một quan chức cấp cao giấu tên trong chính quyền ông Trump nói với trang Axios rằng họ đã thận trọng về các ý định của ông Navarro vì ông này vốn có lập trường cứng rắn với Bắc Kinh. Người này xem bản ghi nhớ trên giống như “một nỗ lực gieo hoang mang sợ hãi nhằm tạo sự chú ý cho chương trình nghị sự chống Trung Quốc của ông Navarro”.
Gần 1 tháng sau, ông Navarro tiếp tục gửi một bản ghi nhớ khác đề ngày 23-2, trong đó cảnh báo “khả năng ngày càng tăng về việc xảy ra đại dịch COVID-19 có thể khiến 100 triệu người Mỹ nhiễm bệnh và thiệt hại nhân mạng 1,2 triệu người”.
Không rõ Tổng thống Trump đã biết tới hai bản ghi nhớ trên hay không. Tại một trong hai bản ghi nhớ trên, ông Navarro đã thúc giục thực hiện “lệnh cấm di chuyển tới và từ nguồn bùng phát, cụ thể là Trung Quốc đại lục”.
Cố vấn Navarro là người am hiểu về Trung Quốc và có lập trường cứng rắn với Bắc Kinh. Theo báo New York Times, các quan chức khác đã phớt lờ cảnh báo của ông Navarro vì họ xem chúng chỉ đơn thuần phản ánh lập trường của vị cố vấn này về Trung Quốc.
Hiện ông Navarro cũng như người phát ngôn của Nhà Trắng vẫn chưa bình luận về thông tin được tiết lộ trên báo New York Times.
BÌNH AN
Hạn chế tiếp xúc có thể cứu mạng hàng chục triệu người trước dịch bệnh
Nghiên cứu nói dịch Covid-19 có thể làm tử vong đến 40 triệu người trên toàn cầu năm nay nếu không có bất cứ biện pháp 'hạn chế tiếp xúc' (social distancing) nào được thực hiện.
Tuy nhiên, con số này sẽ giảm đi một nửa nếu con người cắt giảm tiếp xúc xã hội, theo mô hình toán học được xây dựng bởi các nhà nghiên cứu của trường Imperial College London ở Anh, báo South China Morning Post đưa tin.
Mô hình này chỉ ra số người tử vong vì virus corona chủng mới sẽ có thể ở mức 20 triệu nếu người dân giảm 40% tiếp xúc xã hội và người lớn giảm 60% tiếp xúc xã hội.
Nếu mức độ tiếp xúc xã hội giảm đến 75%, việc này có thể cứu mạng 38,7 triệu người trên toàn cầu, theo nghiên cứu.
Dấu màu đỏ đánh dấu vị trí ngồi để giữ khoảng cần thiết trên tàu ở Palembang, Indonesia, hôm 20/3. Ảnh: AFP.
Các nhà nghiên cứu kết luận các biện pháp hạn chế càng quyết liệt thì số người chết càng giảm. Họ cũng cảnh báo "mọi chính phủ sẽ phải đối mặt với các "quyết định đầy thách thức" trong những tuần tới, tháng tới về việc khi nào họ nên áp dụng các biện pháp "hạn chế tiếp xúc" và nên áp dụng ở mức độ nào, kéo dài bao lâu.
Trong nghiên cứu được công bố hôm 27/3, các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều kịch bản, chẳng hạn như điều gì sẽ xảy ra nếu thế giới không hành động để ngăn chặn virus mà đến nay đã khiến hơn 34.000 người tử vong, trong hơn 700.000 người nhiễm.
"Cách tiếp cận duy nhất để tránh được sự sụp đổ của hệ thống y tế trong những tháng tới có thể là các biện pháp hạn chế tiếp xúc mạnh tay đang được triển khai ở nhiều nước có dịch", nghiên cứu nói.
"Những biện pháp can thiệp này có thể cần được duy trì ở mức độ nào đó song song với việc giám sát mức độ cao và cách ly ca nhiễm nhanh chóng".
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng các biện pháp hạn chế tiếp xúc cần được duy trì ở mức độ nào đó cho đến có được vaccine hoặc phương pháp điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, các chính phủ cũng phải cân nhắc tính bền vững của các biện pháp này.
Một nghiên cứu khác của các nhà kinh tế học ở Đại học Pennsylvania, Đại học Công nghệ Thượng Hải và Đại học Trung văn Hong Kong, ước tính sẽ có thêm 65% số ca Covid-19 ở 347 thành phố Trung Quốc, nếu thành phố Vũ Hán không bị phong tỏa. Nghiên cứu đang trong quá trình bình duyệt, theo South China Morning Post.
Đông Phong
Thế giới tuần qua: Mỹ trở thành ổ dịch COVID-19 lớn nhất thế giới; G20 quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh Mỹ đã trở thành nước có số ca mắc COVID-19 cao nhất thế giới và Nhóm G20 họp trực tuyến để bàn nỗ lực chung trong phòng chống dịch bệnh là hai sự kiện thế giới đáng chú ý tuần qua. Mỹ, châu Âu "thất thủ" trước đại dịch Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVD-19 lên xe cứu thương tại...