Cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi bị bắt
Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và các quan chức cấp cao trong đảng cầm quyền Myanmar bị bắt trong một cuộc đột kích sáng nay của quân đội.
Myo Nyunt, phát ngôn viên cấp cao đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD), xác nhận bà Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và một số lãnh đạo cấp cao khác đã bị bắt rạng sáng nay.
“Tôi muốn nói với người dân rằng đừng phản ứng hấp tấp và tôi mong họ hành động theo luật pháp”, Nyunt nói, cho biết thêm rằng ông cũng có thể sớm bị bắt theo.
Động thái trên diễn ra sau nhiều ngày leo thang căng thẳng giữa chính phủ dân sự và lực lượng quân đội Myanmar, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xảy ra đảo chính sau một cuộc bầu cử bị quân đội nước này cáo buộc “gian lận”.
Video đang HOT
Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi tại một sự kiện ở Tokyo, Nhật Bản, hồi tháng 10/2018. Ảnh: Reuters.
Quốc hội mới của Myanmar dự kiến họp lần đầu tiên vào ngày hôm nay kể từ sau cuộc bầu cử tháng 11, khi đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi đã giành chiến thắng với 346 trên tổng số 412 ghế quốc hội.
Mỹ và một số nước phương Tây hôm 29/1 đã ra tuyên bố chung, cảnh báo chống lại “”bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi kết quả bầu cử hoặc cản trở quá trình chuyển đổi dân chủ của Myanmar”.
Quân đội Myanmar ngay lập tức đáp trả hôm 31/1, cáo buộc các nhà ngoại giao nước ngoài đã đưa ra “những giả thuyết không có cơ sở”.
Bà Suu Kyi, chủ nhân giải Nobel Hòa bình năm 1991, được người dân Myanmar và thế giới ca ngợi như biểu tượng đấu tranh vì tự do khi đứng lên chống lại chính quyền quân sự dù bị quản thúc suốt 15 năm. Việc đảng NLD của bà thắng cử vào năm 2015 đã mang tới hy vọng thay đổi đất nước.
Myanmar tiếp tục đình chỉ các chuyến bay quốc tế vì COVID-19
Ngày 30/1, Bộ Giao thông vận tải và Truyền thông Myanmar thông báo gia hạn các biện pháp hạn chế để phòng dịch COVID-19 cũng như kéo dài việc đình chỉ các chuyến bay thương mại quốc tế đến cuối tháng 2.
Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt phòng lây nhiễm COVID-19 tại Yangon, Myanmar, ngày 28/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Ủy ban trung ương cấp quốc gia về Phòng chống, kiểm soát và điều trị COVID-19 cho biết sẽ duy trì các biện pháp chống dịch, lẽ ra hết hiệu lực vào ngày 31/1, trong bối cảnh số ca nhiễm vẫn tiếp tục gia tăng tại hầu hết các quốc gia và khu vực trên thế giới, cũng như biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện tại Anh đã lây lan sang nhiều nước khác, bao gồm cả ở châu Á.
Dữ liệu chính thức được công bố ngày 30/1 cho thấy Myanmar đã ghi nhận thêm 349 ca mắc mới và 10 ca tử vong trong vòng 24 giờ, nâng tổng số ca mắc bệnh tại nước này lên thành 139.864 người, trong đó có 3.125 trường hợp tử vong.
* Tại Iran, Tổng thống Hassan Rouhani nhắc lại sự cần thiết phải tuân thủ các quy định về y tế, phòng ngừa dịch bệnh nếu không nước Cộng hòa Hồi giáo này sẽ phải đối mặt với một làn sóng COVID-19 khác trong vòng 2 tháng tới.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ông Rouhani phát biểu như trên trong cuộc họp của cơ quan quốc gia về chống dịch COVID-19. Ông Rouhani cũng tuyên bố Iran đã thực hiện những bước đầu tiên để phát triển và sản xuất vaccine ngừa COVID-19. Các chuyên gia của nước này tin tưởng dự án sẽ được hoàn thành vào tháng 3 tới để Iran có thể bắt đầu tiêm chủng đại trà loại vaccine ngừa COVID-19 được sản xuất trong nước.
Theo số liệu thống kê chính thức, đến nay Iran đã ghi nhận tổng cộng 1.411.731 ca mắc COVID-19 sau khi phát hiện thêm 6.317 ca mắc trong 24 giờ qua, trong khi số ca tử vong đã lên tới 57.889 người.
* Tại Anh, một chuyên gia cảnh báo người dân và Chính phủ Anh sẽ phải duy trì một số biện pháp hạn chế cho đến khi đại dịch COVID-19 chấm dứt trên toàn cầu.
Trả lời hãng tin Sky News, Phó giáo sư chính sách y tế toàn cầu tại Trường Kinh tế London, bà Clare Wenham lưu ý: "Ngay cả khi đã được tiêm vaccine, chúng ta vẫn sẽ phải sống chung với một số biện pháp như hạn chế đi lại, kiểm soát biên giới cho đến khi dịch bệnh chấm dứt trên toàn thế giới". Bà Wenham cũng cảnh báo ngay cả khi toàn bộ dân số Anh được tiêm phòng, người dân nước này sẽ vẫn phải đối mặt với những mối đe dọa do các biến thể của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 xuất hiện từ nước ngoài.
Theo số liệu chính thức được công bố ngày 30/1, nước Anh ghi nhận thêm 23.275 ca mắc và 1.200 ca tử vong do COVID-19 trong 24 giờ qua. Như vậy, tổng số ca mắc tại quốc gia châu Âu này đến nay đã tăng lên 3.796.088 ca với 105.571 ca tử vong.
Bốn nước khởi động cuộc tuần tra chung thứ 101 trên sông Mekong Nhân viên thực thi pháp luật của Trung Quốc, Lào, Myanmar và Thái Lan đã tham gia cuộc tuần tra chung lần thứ 101 trên sông Mekong để bảo vệ tuyến đường thủy này khỏi các hoạt động tội phạm. Đoạn sông Mekong chảy qua Lào. Ảnh: Reuters Tân Hoa xã ngày 26/1 cho biết, theo Sở Công an tỉnh Vân Nam, trong...