Cố vấn đồng điệu với Trump về Covid-19
Hoài nghi khẩu trang, nghiêng về “miễn dịch cộng đồng”, tiến sĩ Atlas “ngược dòng” chống Covid-19 với nhiều cố vấn y tế Nhà Trắng nhưng đồng điệu với Trump.
Các ý tưởng gây tranh cãi về mặt khoa học cũng như tư tưởng này đã đưa tiến sĩ Scott W. Atlas, chuyên gia X quang và thành viên cấp cao của Viện bảo thủ Hoover thuộc Đại học Sanford, đến Nhà Trắng đảm nhận vai trò định hình phản ứng Covid-19 của chính quyền.
Tổng thống Donald Trump ủng hộ tiến sĩ Atlas, ngay cả khi ông làm đảo lộn cán cân quyền lực trong đội ứng phó Covid-19 của Nhà Trắng, với nhiều ý tưởng mà các chuyên gia y tế hàng đầu chính phủ như Anthony S. Fauci, Deborah L. Birx và Tổng Y sĩ Jerome Adams cảm thấy sai lầm và nguy hiểm, theo nguồn tin thân cận với Nhà Trắng.
“Tôi nghĩ rõ ràng Trump không thích nghe lời khuyên của các chuyên gia như Fauci, Birx, nên đã chuyển sang một người khác nói điều ông ấy muốn nghe”, tiến sĩ Carlos del Rio, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học Emory, người thân cận với tiến sĩ Birx, điều phối viên phản ứng Covid-19 của Nhà Trắng, cho hay.
Tiến sĩ Scott W. Atlas (trái) tại họp báo Covid-19 ở Nhà Trắng hôm 13/8. Ảnh: AP.
Tiến sĩ Atlas không phải là chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hay nhà dịch tễ học, hai công việc thường liên quan trực tiếp tới chống dịch. Nhưng sự xuất hiện thường xuyên trên kênh Fox News và tư tưởng kiên định của ông đã lọt vào “mắt xanh” của Tổng thống.
Do đó, khi Trump nối lại họp báo Covid-19 trong tháng 7 và 8, Atlas chính là người giúp ông chuẩn bị tài liệu, theo nguồn tin thân cận. Và nhiều điều Trump nói chính là ý tưởng của Atlas.
“Ông ấy có rất nhiều ý tưởng tuyệt vời”, Tổng thống Donald Trump nói với phóng viên tại buổi họp báo ở Nhà Trắng tháng trước. “Ông ấy nghĩ những điều chúng tôi đã làm thực sự tốt và giờ chúng tôi sẽ đưa nó lên một tầm mới”.
Cốt lõi phản ứng với Covid-19 của tiến sĩ Atlas là cách tiếp cận theo phong cách tự do, trong đó chính phủ chỉ tập trung vào bộ phận dân số nhỏ có nguy cơ cao nhất, gồm người già, người có bệnh và bị suy giảm miễn dịch, đồng thời giảm thiểu hạn chế cho những người còn lại. Đây là cách tiếp cận tương đối giống chiến lược “miễn dịch cộng đồng” mà Thụy Điển theo đuổi.
“Khi bạn đạt tới một số người nhiễm nhất định, mà chúng ta hay gọi là miễn dịch cộng đồng, dịch sẽ tự biến mất”, Trump nói với Fox News tối 31/8.
Cách tiếp cận của Atlas đối ngược với tiến sĩ Birx, người nhiều tuần gần đây ủng hộ các quy tắc nghiêm ngặt về đeo khẩu trang, hạn chế quán bar và nhà hàng, cũng như giảm thiểu tụ tập đông người nơi công cộng.
Video đang HOT
Tiến sĩ Atlas từ chối phỏng vấn, nhưng Judd Deere, phát ngôn viên Nhà Trắng, cáo buộc truyền thông cố tình “bóp méo và làm giảm” sự tín nhiệm và danh tiếng của ông, đồng thời thêm rằng cố vấn này “đang nỗ lực thực hiện ưu tiên số một của Tổng thống là bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người Mỹ”. Quan chức Nhà Trắng khẳng định không có nỗ lực nào nhằm thay đổi chính sách sang cách tiếp cận tương tự miễn dịch cộng đồng.
“Tôi chưa từng đề xuất ủng hộ chiến lược miễn dịch cộng đồng với Tổng thống hay bất kỳ ai trong chính quyền, cũng như trong đội ứng phó dịch hoặc ai khác mà tôi từng nói chuyện”, tiến sĩ Atlas nói trong cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh hôm 1/9.
Quan chức Nhà Trắng nói rằng chính sách của chính quyền tiếp tục tập trung các nỗ lực kiểm soát dịch bệnh trong khi đẩy nhanh phát triển các liệu pháp chữa bệnh để giảm ca tử vong, cũng như phát triển vaccine. Tổng thống Trump và trợ lý của ông tin rằng các biện pháp điều trị hiệu quả rất quan trong bởi nó cho phép đất nước nối lại cuộc sống bình thường.
Nhưng giới chức y tế nói rằng quan điểm của Atlas đã làm thay đổi cách nghĩ của chính quyền. Tiến sĩ Atlas được cho đã thúc đẩy Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) tuần trước ra hướng dẫn mới, trong đó nêu rằng người nhiễm không triệu chứng không cần làm xét nghiệm, đi ngược lại cảnh báo về mối nguy hiểm của “mầm bệnh thầm lặng”.
Trong cuộc họp của đội phản ứng Covid-19 để tranh luận về hướng dẫn mới, tiến sĩ Atlas đã khiến giám đốc CDC Robert R. Redfield và tiến sĩ Birx tức giận, theo quan chức chính quyền cấp cao.
Nhưng chính quan điểm nghiêng về miễn dịch cộng đồng của ông đã khiến nhiều đồng nghiệp xa lánh. “Khi bạn cách ly tất cả, bao gồm cả người khỏe mạnh, bạn càng kéo dài vấn đề vì ngăn cản khả năng miễn dịch của cộng đồng”, Atlas nói với Fox News hồi tháng 7. “Nhóm có rủi ro thấp nhiễm bệnh không phải là vấn đề. Thực tế, đó là chuyện tốt”.
Trả lời phỏng vấn của Fox News hồi tháng 6, ông than thở rằng “thông tin sai lệch” về miễn dịch cộng đồng đang được lan truyền. “Thực tế là khi một dân số có đủ số người nhiễm bệnh và những người này không gặp vấn đề gì với chuyện đó, nó không phải vấn đề. Nó cũng không phải là chuyện xấu”, Atlas nói.
Tiến sĩ Atlas ủng hộ chiến lược chống Covid-19 tương tự cách tiếp cận “mềm mỏng” dựa trên niềm tin vào ý thức người dân của Thụy Điển, theo Washington Post hôm 31/8.
Ý tưởng này đã thu hút quan tâm của nhiều người bảo thủ. Thượng nghị sĩ Rand Paul của bang Kentucky nói rằng Mỹ cần nhìn cách làm của Thụy Điển “trước khi để nền kinh tế bị đóng cửa lần nữa”.
Rush Limbaugh, người dẫn chương trình phát thanh nổi tiếng của Mỹ, hồi tháng 4 từng chúc mừng Atlas vào Nhà Trắng và nói rằng ông là “người xuất sắc”, có thể đối đầu Fauci.
Kevin Hassett, cựu chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Trump, gọi Atlas là “bác sĩ huyền thoại và là một trong những người thông minh nhất mà tôi biết”. Ông trích dẫn các cảnh báo sớm của Atlas dành cho các thống đốc về việc bảo vệ viện dưỡng lão trước Covid-19. “Ông ấy rất giống Tổng thống Trump ở chỗ bạn không bao giờ phải tự hỏi ông ấy nghĩ gì”, Hassett nói.
Tổng thống Trump rõ ràng tỏ ra hào hứng với tranh luận của Atlas khi chúng ủng hộ mong muốn tái mở cửa nền kinh tế, trường học của ông.
Nhưng nhiều nhà phân tích cảnh báo áp dụng bất kỳ phiên bản nào của chiến lược miễn dịch cộng đồng cũng tiềm ẩn rủi ro chính trị và y tế nghiêm trọng. Cho phép nCoV lây lan khắp nước Mỹ có thể dẫn tới hàng trăm nghìn, nếu không muốn nói là hàng triệu, ca tử vong. Quan chức y tế vẫn chưa chắc chắn loại miễn dịch này có thể tồn tại bao lâu, hay một số tác động của virus có thể kéo dài tới khi nào.
“Cố gắng đạt miễn dịch cộng đồng thay vì vaccine không phải là chiến lược. Đó là thảm họa”, tiến sĩ Tom Frieden, cựu giám đốc CDC, cảnh báo.
Tổng thống Donald Trump (trái) nghe tiến sĩ Atlas phát biểu tại họp báo Covid-19 ở Nhà Trắng hôm 12/8. Ảnh: Reuters.
Nền tảng kiến thức y khoa của Atlas, gồm trưởng khoa thần kinh tại Trung tâm Y tế Đại học Stanford từ năm 1998 tới 2012 và biên tập viên sách “Hình ảnh cộng hưởng từ của Não và Cột sống”, dường như không phù hợp với vai trò hiện tại của ông.
Nhưng Atlas lại tìm thấy sợi dây liên kết về mặt chính trị với thế giới của Trump. Ông đã cố vấn cho Rudolph W. Giuliani, luật sư riêng của Tổng thống, và Viện Hoover của ông cũng có một số người ủng hộ trung thành cách xử lý đại dịch của Trump. Một số học giả của Hoover cũng từng phản đối lệnh đóng cửa nền kinh tế của chính quyền bang hồi tháng 3 và 4.
Trong khi đó tại Washington, Atlas cũng làm dấy lên nhiều căng thẳng đối với đội ứng phó Covid-19. Ông từng tranh luận về cơ sở khoa học của biện pháp đeo khẩu trang. Fauci và Birx cho rằng số ca nhiễm giảm là nhờ các biện pháp như giãn cách xã hội và đeo khẩu trang, nhung Atlas khẳng định việc Covid-19 đạt đỉnh rồi sụt giảm chỉ đơn giản là chu kỳ tiến triển của virus.
Trong một cuộc tranh luận khác, Atlas cho rằng trẻ em không thể lây nhiễm nCoV, bất chấp nhiều nghiên cứu chỉ ra trẻ em có thể mang virus, lây bệnh và chết vì Covid-19. “Trên khắp thế giới, như Thụy Sĩ, Iceland, Austrlia, Anh, Ireland và nhiều quốc gia châu Á, nguy cơ trẻ em truyền bệnh cho người khác, thậm chí bố mẹ, là rất thấp”, ông nói.
Hồi tháng 8, ông từng đưa ra lập luận tương tự khi ông cùng với Tổng thống Trump và Bộ trưởng Giáo dục Betsy DeVos khuyến khích các trường học mở cửa trở lại.
Thậm chí ông còn thường đề xuất ý tưởng rằng tế bào miễn dịch, hay còn gọi là tế bào T, được học cách phản ứng với loại virus hình vương miện (corona) khác, có thể hoạt động như kháng thể chống Covid-19, dù các nhà dịch tễ học đều cho rằng nó hoàn toàn sai lầm.
Mỹ tuyên bố Viện Khổng Tử là phái bộ nước ngoài
Bộ Ngoại giao Mỹ coi các Viện Khổng Tử của Trung Quốc ở nước này là phái bộ nước ngoài và phải cung cấp thông tin nhân sự, tài chính.
"Chúng tôi yêu cầu họ cho chúng tôi biết họ đang làm gì tại Mỹ. Chúng tôi không yêu cầu họ đóng cửa. Chúng tôi chỉ đơn giản chỉ định họ như những gì họ đang có, như những phái bộ nước ngoài", David Stilwell, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, cho biết hôm 13/8.
Stilwell nói thêm việc yêu cầu các Viện Khổng Tử Trung Quốc phải báo cáo chi tiết thông tin nhân sự và kê khai tường tận các tài sản của họ ở Mỹ được dựa trên Đạo luật Phái bộ Nước ngoài năm 1982 (FMA).
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ ví động thái này tương tự những hạn chế mới được áp đặt với văn phòng đại diện của các cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc tại Mỹ.
"Quá trình chúng tôi thực hiện với các phương tiện truyền thông và những thực thể khác đến nay đã cải thiện đáng kể cái nhìn về những gì truyền thông nhà nước Trung Quốc đang làm", Stilwell nói.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Stillwell trả lời truyền thông tại Seoul, Hàn Quốc, tháng 11/2019. Ảnh: Reuters.
Các Viện Khổng Tử ở Mỹ hiện chưa bình luận về động thái của Bộ Ngoại giao nước này.
Khoảng 75 Viện Khổng Tử của Trung Quốc đang hoạt động tại Mỹ. Nước này cũng có khoảng 500 "Lớp học Khổng Từ", trải dài từ cấp mẫu giáo tới trung học phổ thông.
Nhiều trường học Mỹ đã dừng chương trình học của Viện Khổng Tử kể từ khi Hiệp hội Học giả Quốc gia (NAS) công bố một báo cáo năm 2017, chỉ trích mức độ kiểm soát của chính phủ Trung Quốc khi chọn giảng viên và tài liệu giảng dạy trong các lớp học này.
Tuy nhiên, một số tổ chức học thuật lớn và uy tín nhất của Mỹ, gồm Đại học Stanford, Đại học California, Đại học Michigan và Đại học Columbia, vẫn tiếp tục cung cấp chương trình học của Viện Khổng Tử. Hiện chưa trường nào trong số này bình luận về thông tin từ Bộ Ngoại giao.
Tính đến 2018, Trung Quốc đã thành lập 548 viện và gần 2.000 lớp học Khổng Tử ở 154 quốc gia, phần lớn các cơ sở nằm trong khuôn viên các trường đại học hoặc các tổ chức ở nước ngoài. Viện Khổng Tử được thành lập với mục tiêu giảng dạy ngôn ngữ, truyền bá văn hóa Trung Quốc và được xem là một trong những phương tiện nhằm phát huy sức mạnh mềm của nước này.
Nhiều quốc gia như Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Pháp, Thụy Điển đã dừng chương trình của Viện Khổng Tử. Trung Quốc nhiều lần tuyên bố Viện Khổng Tử là chương trình trao đổi giáo dục, văn hoá hoàn toàn bình thường, việc đóng cửa các viện là quyết định mang tính chính trị. Nước này cũng dự kiến đổi tên viện thành Trung tâm Hợp tác và Đào tạo Ngôn ngữ sau khi vấp phải làn sóng phản đối.
Thảm họa sóng thần tồi tệ, khiến Trung Quốc tổn thất lớn nếu đập Tam Hiệp vỡ Đập thủy điện Tam Hiệp ở Trung Quốc đang chống chọi đợt lũ thứ ba trên sông Dương Tử, lượng nước mà con đập tích tụ sau hai đợt lũ đầu tiên là rất lớn, dấy lên những nghi ngại về mức độ an toàn. Đập thủy điện Tam Hiệp mở cửa xả lũ. Tạp chí National Review gần đây đăng bài xã...