Cố vấn An ninh Mỹ: NATO không muốn xung đột trực tiếp với Nga
NATO hiện chưa quan tâm đến việc đưa Ukraine vào hàng ngũ của mình và cũng không có ý định tham gia vào cuộc xung đột trực tiếp với Nga, ông Robert O’Brien, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ cho biết.
Ảnh minh họa.
Tại một diễn đàn an ninh, ông O’Brien đã được hỏi liệu NATO có nên hành động nhiều hơn để bảo vệ Ukraine khỏi “sự xâm lược của Nga” hay không.
“Đối với NATO và Ukraine, tôi không nghĩ rằng điều này nằm trong chương trình nghị sự…Tôi không nghĩ rằng NATO sẽ chấp nhận Ukraine và tham gia vào cuộc xung đột trực tiếp với Nga” – trích lời cố vấn An ninh Mỹ.
Ông nói thêm rằng “phương Tây không muốn có xung đột với Nga” và “NATO được tạo ra để ngăn chặn cuộc xung đột này”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông O’Brien nhắc lại, lập trường của Mỹ là sẽ tiếp tục hỗ trợ Kiev trong cuộc đối đầu với Moscow. Về vấn đề này, Moscow đã nhiều lần tuyên bố rằng Nga không liên quan đến cuộc xung đột nội bộ Ukraine.
Quốc hội trước đó đã thông qua các sửa đổi hiến pháp của EU và NATO. Đồng thời, ông Julian Hahn, Ủy viên châu Âu về mở rộng EU, tuyên bố rằng, trong những năm tới, việc nói về tư cách thành viên của Ukraine trong Liên minh châu Âu là không thực tế.
Được biết, Verkhovna Rada của Ukraine năm 2016 đã thông qua những thay đổi bổ sung, nhằm xác định việc gia nhập NATO là mục tiêu chính sách đối ngoại của đất nước. Kiev cũng cần phải đảm bảo sự tương thích hoàn toàn các lực lượng vũ trang của mình với các lực lượng của các nước liên minh vào năm 2020.
Cựu Tổng thư ký NATO, ông Fog Fogh Rasmussen, nói rằng Ukraine cần phải đạt được một số tiêu chí để gia nhập liên minh, điều này sẽ mất rất nhiều thời gian để thực hiện. Theo các chuyên gia, Kiev chưa thể đủ điều kiện trở thành thành viên NATO trong ít nhất là 20 năm tới.
Phương Võ
Theo giaoducthoidai.vn/Ria.ru
Trump- Bolton: Cặp bài trùng đã hết trùng và sự thật phía sau
Khác với người tiền nhiệm, ông Bolton từng được coi là cặp bài trùng với ông Trump. Ông Bolton và ông Trump nghĩ cùng tần sóng và phát ngôn cùng tông điệu về "Nước Mỹ trước hết".
Về việc thực hiện lợi ích quốc gia của Mỹ bằng mọi cách và với mọi giá, cũng có thể coi là bất chấp thủ đoạn, về quan điểm không coi trọng các thoả thuận và khuôn khổ diễn đàn đa phương quốc tế.
Tổng thống Trump và ông John Bolton.
Chưa qua hết một nhiệm kỳ cầm quyền mà tổng thống Mỹ Donald Trump đã "tiêu tốn" tới 3 cố vấn an ninh quốc gia: Michael Flynn, Herbert R. McMaster và bây giờ John Bolton. Michael Flynn phải từ chức vì liên quan trực tiếp đến vụ tai tiếng về Nga can thiệp vào cuộc bầu cử giúp ông Trump đắc cử tổng thống ở Mỹ năm 2016 trong khi hai người sau đấy bị sa thải hay bị phải từ chức vì bất đồng quan điểm với ông Trump trong chính sách đối ngoại và an ninh. Hai người này ở hai thái cực khác nhau trong quan điểm chính sách và chịu chung số phận chính trị khi không còn cùng hội cùng thuyền với ông Trump nữa.
Khác với người tiền nhiệm, ông Bolton từng được coi là cặp bài trùng với ông Trump. Ông Bolton và ông Trump nghĩ cùng tần sóng và phát ngôn cùng tông điệu về "Nước Mỹ trước hết", về việc thực hiện lợi ích quốc gia của Mỹ bằng mọi cách và với mọi giá, cũng có thể coi là bất chấp thủ đoạn, về quan điểm không coi trọng các thoả thuận và khuôn khổ diễn đàn đa phương quốc tế. Sự khác biệt quan điểm cơ bản giữa hai người này là ông Trump không muốn trong khi ông Bolton chủ trương Mỹ tăng cường can thiệp bằng chính trị và quân sự ở bên ngoài nước Mỹ, chẳng hạn như cùng dụng chiêu gia tăng áp lực tối đa nhưng ông Trump không chủ ý thay đổi thể chế nhà nước chính trị hiện tại ở Triều Tiên và Iran trong khi ông Bolton thì ngược lại.
Càng về sau, bất đồng quan điểm giữa hai người này bộc lộ càng thêm rõ nét và sâu sắc. Cứ nhìn vào tính cách cá nhân của ông Trump thì có thể trù liệu được là cặp bài trùng này không thể bền vững và việc cặp bài hết trùng chỉ là vấn đề thời gian. Vì những nguyên do sau.
Thứ nhất, ông Trump là người không chấp nhận cộng sự vượt mặt hoặc dẫn dắt, luôn muốn kẻ khác nghe mình chứ ít sẵn sàng nghe kẻ khác và hay dùng quyền để chứng tỏ đúng. Ông Trump chỉ chấp nhận những cộng sự theo người có quyền chứ không nghe kẻ có lý. Ông Bolton đã khôn khôn khéo và thức thời như bộ trưởng ngoại giao Mike Pompeo trên phương diện này.
Thứ hai, ông Bolton đi xa trong việc cản trở ông Trump thực hiện những chủ ý và cách thức xử lý những hồ sơ chính trị an ninh thời sự và quan trọng nhất hiện tại đối với nước Mỹ đến mức gây ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến uy tín và uy quyền của ông Trump. Ông Trump dùng việc chia tay với ông Bolton, dù là ông Bolton tự nguyện ra đi hay bị sa thải, để xác lập uy quyền tuyệt đối và để cảnh báo, răn đe những cộng sự khác trong bộ máy chính quyền hiện tại của mình.
Thứ ba, ông Trump ý thức được rằng sự bất đồng quan điểm giữa mình với ông Bolton và giữa ông Bolton với ông Pompeo bắt đầu trở nên cơ bản và sâu sắc đến mức có thể bị các đối tác, đồng minh hay đối thủ trong nước Mỹ cũng như trên thế giới lợi dụng gây bất lợi cho cả việc cầm quyền hiện tại lẫn vận động tranh cử để được tái đắc cử tổng thống Mỹ trong năm tới.
Dẫu ai rồi đây được ông Trump đề cử làm người kế nhiệm ông Bolton thì chắc chắn cũng sẽ phải suy tính và cân nhắc rất kỹ càng trước khi nhận lời mời chào của ông Trump. Chắc chắn người này sẽ không giống ông Bolton về quan điểm chính sách mà sẽ giống ông Pompeo nhiều hơn về tính cách. Vì thế, chính sách đối ngoại và an ninh của Mỹ trong thời gian tới sẽ mang dấu ấn gần như tuyệt đối của cá nhân ông Trump và nhiều lắm chỉ cũng chỉ có chút thoáng qua ảnh hưởng của cộng sự. Từ đó mà suy xét thì mối quan hệ giữa Mỹ với Triều Tiên, với Iran và với Taliban sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp trước nhất và nhiều nhất theo hướng như đã được ông Trump thực hiện cho tới nay là vừa gia tăng áp lực tối đa vừa tranh thủ, vừa mời chào tiếp xúc cấp cao vừa bất ngờ có thể trở lại đối đầu căng thẳng. Nato và EU có thêm lý do chính đáng để lo ngại về khả năng bị ông Trump coi nhẹ và bất chấp nhiều hơn nữa.
Công bằng và khách quan mà nói thì chính ông Bolton đã đóng vai trò quyết định trong việc làm cho cặp bài trùng không còn được trùng nữa. Người này quá giáo điều và sơ cứng trong quan điểm chính sách nên không thể thích ứng được một tổng thống Mỹ đầy cá tính và hay quyết định theo ngẫu hứng như ông Trump và không nhận thức ra được rằng nội tình nước Mỹ cũng như thế giới bên ngoài nước Mỹ đã thay đổi rất cơ bản và sâu sắc kể từ thời điểm ông Bolton theo tổng thống Mỹ George W. Bush phát động cuộc chiến tranh ở Iraq năm 2003. Cho nên trong chừng mực ấy, sự ra đi của ông Bolton không phải chỉ bất lợi cho nước Mỹ.
Theo Danviet
Nga không ngồi nhìn Gruzia 'cõng' NATO áp sát biên giới Bộ trưởng quốc phòng Gruzia thảo luận với Washington về quan hệ hợp tác với Mỹ, trong bối cảnh Tbilisi có ý định cho Mỹ lập căn cứ quân sự. Gruzia và Hoa Kỳ là hai quốc gia có quan hệ đối tác chiến lược. Năm 2016, Washington và Tbilisi đã ký một bản ghi nhớ về hợp tác sâu rộng trong lĩnh...