Có tuổi già để chào đón là vui rồi!
Cuộc sống này có biết bao người không kịp đi qua ngưỡng cửa ấy vì bệnh tật, rủi ro hay do thiên tai…
Đến với tuổi già, là đã được trải qua tuổi trẻ – những năm tháng thanh xuân đẹp đẽ nhất của đời người. Thế thì, còn “oan ức” gì nữa.
Có lần tôi đọc được hồi ký của một người đàn ông từng trải qua giai đoạn “cận tử” – một trạng thái gần kề với cái chết và rồi được trở về với cuộc sống.
Trong cuốn hồi ký, ông đề cập đến rất nhiều chuyện khác nhau, từ những người thân đã mất, cho đến những con người xa lạ mà ông đã “gặp” trong những ngày nằm mê man với chi chít dây nhợ trên người. Họ đều là những người không sợ già, và không hề sợ chết.
Ông “gặp” người cha quá cố, người đã mất từ nhiều năm trước. Cha ông kể về nỗi khổ của những năm tháng nằm một chỗ do tai biến, vừa đau đớn thể xác, vừa khổ sở về tinh thần. Cha ông nói, tuổi già không hề đáng sợ, cái chết cũng là một quy luật tất yếu của sự sống. Điều đáng sợ chính là một tinh thần già nua cằn cỗi và những nỗi sợ hãi.
Tôi nhớ nụ cười móm mém của bà ngoại tôi khi nhận được lời chúc “sống lâu trăm tuổi” của bầy con cháu và những người thân quen: “Sống lâu mà sống lay lắt, quặt quẹo thì có gì vui đâu. Sống thọ và sống dai khác nhau. Nên chỉ cần chúc sống khỏe là đủ rồi”. Một điều rất dung dị bình thường, nhưng khiến không ít người “ờ hén!” như chợt nhớ ra một điều gì đó.
Mấy ai dễ dàng chấp nhận được tuổi già, hay chấp nhận rằng mình đã đứng ở bên kia con dốc cuộc đời. Nhất là khi những cô cậu thanh niên mới cách đó chưa lâu vẫn gọi ta là anh, là chị, bỗng một ngày chuyển sang gọi bằng chú hay cô, chợt thấy buồn và chênh chao chi lạ. Thời gian quay thêm tí, khi ở một nơi công cộng nào đó mà “mấy đứa nhỏ” tự động đứng dậy nhường chỗ cho ta, lại thoáng buồn và chạnh lòng với câu hỏi “đã đến lúc được “sắp nhỏ” kính lão rồi chăng?”.
Video đang HOT
Lần đầu tiên đọc cuốn sách Già ơi… Chào bạn! của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, tôi bỗng thấy lòng mình nhẹ nhàng và cởi mở hơn với tuổi già rồi sẽ đến. Và tôi lại tìm đọc tiếp Gió heo may đã về và Già sao cho sướng? Cách viết dí dỏm, thực tế, mang đến tinh thần “yêu đời, yêu mình” và vô cùng chí lý.
Khi người ta trẻ, người ta thường ít nghĩ đến những giới hạn tuổi tác. Những khái niệm như “thoái hóa xương khớp”, “đục thủy tinh thể”, “lão hóa da”… là điều xa lạ. Khi gió heo may về, khi đường biên tuổi tác chạm đến những giới hạn, người ta chới với nhận ra mình chưa có sự chuẩn bị tốt để đón nhận sự thật.
Người quản lý cũ của tôi từng nói, tuổi già chỉ thực sự đến khi người ta tin rằng mình già, và người ta vẫn còn trẻ cho đến khi nào còn giữ được sự lạc quan và thái độ sống tích cực. Có những người đã “già” từ lúc mới hăm mấy, ba mươi… cũng có những người đã đi qua sáu mươi năm cuộc đời vẫn còn rất trẻ.
Tôi có chị bạn thân xấp xỉ tuổi… mẹ tôi. Hồi mới gặp chị lần đầu, tôi cứ nghĩ chắc chị chỉ lớn hơn tôi chừng mười tuổi là cùng, đến khi thân quen và biết được tuổi thật của chị, tôi mới ngỡ ngàng và vô cùng ngưỡng mộ. Càng hiểu về chị, tôi mới rõ vì sao chị lại là một “lão ngoan đồng” dám thách thức thời gian như thế.
Chị sống lành mạnh, yêu thể dục thể thao, nói không với những thói quen xấu và không ngừng làm việc. Thêm nữa, chị còn ăn mặc rất có gu, luôn suy nghĩ tích cực và đặc biệt là không hề sợ tuổi già”. Chị nói với tôi rằng, “tuổi già và cái chết không hề đáng sợ, bởi ai mà chẳng phải chết. Ngày nào còn được sống, hãy cháy hết mình, để khi chia tay cuộc đời chúng ta không có gì hối tiếc”.
Trở lại câu chuyện của người đàn ông trở về từ cõi chết và quyển hồi ký của ông, tôi ấn tượng nhất là chữ “ngộ”. Ông dùng từ “ngộ” trong đạo Phật để nói về cảm giác đầu tiên khi đặt chân trở lại cuộc sống.
Ông viết dí dỏm: “Có tuổi già để mà chào đón đã là mừng lắm rồi; khi cuộc sống này có biết bao người không kịp đi qua ngưỡng cửa ấy vì bệnh tật, rủi ro hay do thiên tai… Đến với tuổi già, là đã được trải qua tuổi trẻ – những năm tháng thanh xuân đẹp đẽ nhất của đời người. Thế thì, còn “oan ức” gì nữa mà xua tay chối bỏ hành-trình-tất-nhiên-phải-đến ấy?”.
Biết, rồi hiểu, và chấp nhận… có lẽ chính là con đường hạnh phúc cho mỗi chúng ta.
Phạm Thư
Sống mỏng
Qua mùa dịch này, mình chắc chắn là sống chung với nợ nần một thời gian không ngắn.
Tự hỏi mình có làm gì sai đâu? Tất cả là tại con vi-rút chết tiệt kia. Tới giờ nó vẫn chưa xâm nhập vào cơ thể, nhưng đã khiến mình liêu xiêu kiệt sức.
Vừa mở mạng, gặp liền anh tổng giám đốc hãng hàng không nói "đang đối mặt với thách thức mang tính sống còn". Tưởng chuyện gì lạ, mình cũng đang vật vã sống còn đây. Chưa bao giờ mình hiểu rõ "sống còn" một cách cụ thể đến thế.
Không chỉ anh hàng không, còn anh dệt may, anh dầu khí cũng nói y vậy. Mà sao tất cả đều được gọi là "chia sẻ" - cái từ thời thượng đến trơ lỳ. Ai cũng nói chia sẻ, phải chi bây giờ có ai "chia sẻ" cho mình một chút.
Hôm nay đã là hai tháng nghỉ làm, mình chỉ nhận được chút tiền còm không đủ trả tiền nhà. Nhân viên mới là những đối tượng bị giảm việc, giảm lương đầu tiên, cũng phải thôi, nhân viên cũ có thể ôm thêm việc của mình, họ rành việc, rành thị trường, bọn lính mới như mình đâu so bì được.
Còn nhớ ngày đầu nhận việc cách đây chưa đầy sáu tháng, mình hào hứng dẫn cả phòng đi nhậu "chào sân" hơn nửa tháng lương. Độc thân tay không chân rồi như mình, có việc gì đâu mà phải ky bo kiết xác.
Lương tạm ổn, thưởng không nhiều, nhưng có tiền hoa hồng cuối tháng, cả nhóm tiếp thị đều láng o, toàn điện thoại đời mới, mình còn đổi xe. Trả góp hằng tháng thôi, nhưng kệ, cứ xài đi đã, lo âu nhiều làm gì.
Đùng một cái, công ty giảm người, giảm lương do dịch. Cứ tưởng mọi chuyện chỉ là cơn cảm cúm hắt hơi sổ mũi vài bữa rồi qua, nay thì chuyện đã tệ hơn nhiều. Thẻ ATM chỉ rút được một lần là hết, giật mình thấy cái bóp cũng như mình, vô vọng chờ một kỳ lương có thể sẽ không bao giờ tới nữa. Soát lại căn phòng trọ cũng chẳng có gì đáng giá, điện thoại, xe là đồ trả góp.
Cửa hàng nơi mình mua chúng đã tạm ngưng hoạt động, nhưng tin nhắn tiền nợ tới tháng vẫn âm thầm đến. Lãi chồng lên lãi. Mình đã gọi điện xin bán lại xe, bán lại điện thoại, chịu lỗ để chấm dứt khoản nợ, nhưng đầu dây kia nói hiện nay không thâu lại được đâu anh ơi, giờ công ty em cũng khó lắm...
Mấy thằng bạn mất tăm từ sau bữa nhậu cuối phải chia tiền nhậu sát rạt. Mình hiểu không chỉ riêng mình kẹt. Cả đám đã quen sống trong cảnh đồng tiền đi từ quỹ lương qua tay chưa được dăm ba ngày đã thành tiền trả nợ.
Qua mùa dịch này, mình chắc chắn là sống chung với nợ nần một thời gian không ngắn. Tự hỏi mình có làm gì sai đâu? Tất cả là tại con vi-rút chết tiệt kia. Tới giờ nó vẫn chưa xâm nhập vào cơ thể, nhưng đã khiến mình liêu xiêu kiệt sức.
Mà hình như không phải vậy. Những ngày này cho mình ngồi yên suy nghĩ rất nhiều. Nó giúp mình hiểu ra: kiệt sức bởi mình không có nội lực. Những người trẻ như mình đã sống quá rộng, mang thanh xuân trải mỏng trang trí một mặt ngoài đẹp đẽ, hiện đại, quên đi những tích trữ cho chiều sâu nội lực của mình. Sống nhẹ nhàng, nhưng cứ nhẹ nhàng mãi, lúc nào đó sẽ thấy mình sống mỏng, sống cạn.
Lát cắt cách ly xã hội này có lẽ sẽ để lại trong mình trải nghiệm sâu sắc đầu tiên. Buồn là trải nghiệm ấy đau đớn, ngạt thở. Rồi sẽ bớt đi những chia sẻ rỗng tuếch, bớt những lời khen tặng kiểu kỹ năng mềm, bớt chạy theo mở rộng những mối quan hệ hời hợt, bớt sống ảo và bớt cả mua đồ trả góp...
Sự thật là mình đang phải vật lộn tính toán để sống còn với mấy đồng bạc cuối cùng. Thật may, phòng bên gõ vách nói "tiền nhà tháng này chủ nhà cho thiếu" ...
Hoàng Mai
Ở nhà mùa dịch Covid-19, nam phó phòng rủ hàng xóm làm điều khó tin 8h tối, chồng tôi lẳng lặng cầm lon bia ra trước cửa nhà. Tôi tưởng anh ấy giận vợ con chuyện gì đó. Nhưng không, anh ấy sắp có một cuộc gặp mặt đặc biệt. Vợ chồng tôi sống ở chung cư. Mỗi tầng có có 22 phòng. Nơi đây toàn gia đình trẻ nên mọi người sống rất hòa đồng. Các dịp...