“Có trường hợp chưa dám đương đầu đấu tranh chống tham nhũng”
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 của ngành Thanh tra, sáng 16/1.
Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình phát biểu tại hội nghị.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cho biết, năm 2017 toàn ngành đã triển khai gần 7.540 cuộc thanh tra hành chính và gần 237.300 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; phát hiện vi phạm về kinh tế hơn 67,7 nghìn tỷ đồng, hơn 17,5 nghìn ha đất, đã kiến nghị thu hồi hơn 43,3 nghìn tỷ đồng.
Ngành thanh tra đã tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 3.546 kết luận và quyết định xử lý sau thanh tra, thu hồi và xử lý khác 856/1.358 tỷ đồng (đạt 63%), 4.126/4.179 ha đất (đạt 99%), đôn đốc xử lý 971 tập thể, 4.206 cá nhân, chuyển cơ quan chức năng khởi tố 16 vụ, 29 đối tượng.
“Phát hiện, xử lý tham nhũng qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn hạn chế, số vụ việc phát hiện còn ít so với thực tế vi phạm. Việc nắm bắt tình hình để tham mưu thanh tra đột xuất các vụ việc có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng còn ít; việc xử lý đơn thư tố cáo, thông tin phản ánh về tham nhũng phục vụ công tác quản lý Nhà nước và phát hiện hành vi tham nhũng còn lúng túng”- đại diện Thanh tra Chính phủ đánh giá.
Năm 2018, ngành thanh tra sẽ đổi mới công tác thanh tra theo hướng tăng cường thanh tra theo chuyên đề, giảm thanh tra vụ việc, tập trung vào việc phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, sẽ thực hiện nghiêm túc việc tiếp công dân định kỳ, đột xuất, gắn với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; giải quyết kịp thời, dứt điểm, đúng quy định vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh ngay từ cấp cơ sở, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 85%.
Kết quả phát hiện tham nhũng qua thanh tra còn hạn chế
Ghi nhận, biểu dương những kết quả ngành thanh tra đã đạt được, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cũng chỉ rõ mặt còn hạn chế như: Việc ban hành một số cuộc thanh tra còn chậm; chất lượng một số cuộc thanh tra còn hạn chế, việc xử lý vi phạm còn chưa kịp thời, nghiêm chỉnh, nhất là xử lý trách nhiệm của người đứng đầu và cán bộ, công chức vi phạm.
Bên cạnh đó, kết quả xử lý sau thanh tra có nhiều tiến bộ nhưng tỷ lệ thu hồi, xử lý về tiền, tài sản, đất đai chưa đạt được yêu cầu đề ra. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo vẫn còn tồn tại, hạn chế. Mặc dù số vụ khiếu nại có xu hướng giảm nhưng số vụ đông người lại tăng lên.
Video đang HOT
Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng còn chưa quyết liệt, hiệu quả chưa cao, kết quả phát hiện tham nhũng qua thanh tra còn hạn chế.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình trao Huân chương Lao động cho các cá nhân.
Phó Thủ tướng yêu cầu ngành thanh tra cần triển khai thực hiện tốt kế hoạch thanh tra gắn với thanh tra đột xuất khi phát hiện vi phạm; triển khai thực hiện nghiêm túc có hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo và giải quyết các vụ việc đông người, phức tạp.
“Trong một số trường hợp nhất định, cụ thể cho thấy còn có biểu hiện thiếu bản lĩnh, chưa cương quyết. Có trường hợp chưa dám đương đầu đấu tranh chống tham nhũng, chưa có giải pháp triệt để thu hồi tài sản tham nhũng về cho Nhà nước”- Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, thẩm quyền của thanh tra rất lớn, kể cả yêu cầu kê biên tài sản, kê biên tài khoản, yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải xuất trình tài liệu và xử lý cá thể hóa trách nhiệm của những người vi phạm, trong đó kể cả người đứng đầu. Tuy nhiên, thời gian qua chưa cương quyết, chưa thực hành hết quyền hạn, chức năng của mình, còn hiện tượng nể nang.
Chính vì thế, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình chỉ đạo, khi phát hiện có dấu hiệu vi pháp luật trong các vụ việc thì phải xử lý nghiêm. Kết luận thanh tra phải chỉ rõ bản chất vi phạm, nội dung vi phạm và xác định rõ trách nhiệm.
Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ cần phối hợp với Kiểm toán Nhà nước nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy chế phối hợp khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp. Đồng thời nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thanh tra, đặc biệt phải xây dựng đội ngũ thanh tra gương mẫu, đạo đức, chính trực, trung thành.
Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương được trao Huân chương Lao động
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã trao Huân chương Độc lập hạng Ba của Chủ tịch nước tặng thưởng cho ông Nguyễn Đức Hạnh- nguyên Phó Tổng Thanh tra Chính phủ; Huân chương Lao động hạng Nhì cho ông Nguyễn Hồng Điệp – Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương và Huân chương Lao động hạng Ba cho các ông: Ngô Đại Tuấn – Chánh văn phòng Thanh tra Chính phủ; Ngô Mạnh Hùng – Phó Cục trưởng Cục Chống tham nhũng; Văn Tiến Mai – Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài Chính và Tổng hợp; Đặng Khánh Toàn – Vụ trưởng Vụ Giám sát Thẩm định và Xử lý sau thanh tra; Nguyễn Trung Thành – nguyên Hàm Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ và Nguyễn Sỹ Minh – nguyên Phó Cục trưởng Cục Giải quyết Khiếu nại, Tố cáo và Thanh tra Khu vực 3.
Thế Kha
Theo Dantri
PTT Trương Hòa Bình: Cà Mau cần khai thác tốt hơn tiềm năng
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình lưu ý, Cà Mau cần khai thác tốt tiềm năng, lợi thế sẵn có.
Ngày 13.1, Đoàn công tác do Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy Cà Mau về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ trong năm 2018.
Báo cáo với đoàn công tác, ông Nguyễn Tiến Hải - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết: Năm 2017, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) ước đạt 37.847 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2016. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2017 đạt 11.170 tỷ đồng, bằng 93,1% kế hoạch (12.000 tỷ đồng), tăng 9,9% so với năm 2016. Kim ngạch xuất khẩu đạt 1.108 triệu USD, bằng 100,8% kế hoạch, tăng 13% so với cùng kỳ. Thu ngân sách đạt 4.183 tỷ đồng, bằng 98,7% kế hoạch. Trong đó, thu nội địa 4.166 tỷ đồng, bằng 101,2% dự án, chi ngân sách đạt 8.139 tỷ đồng, vượt 1,53% so với kế hoạch.
Trong năm 2018, Cà Mau phấn đấu GRDP đạt 40.480 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 42,4 triệu đồng (tương đương 1.880 USD); thu ngân sách đạt 4.202 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2 tỷ USD; giải quyết việc làm cho 38.000 lao động.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm việc với Tỉnh ủy Cà Mau. (Ảnh: CTV)
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên, kết quả thực tế cho thấy, tình hình kinh tế của tỉnh phát triển chưa tương xứng với lợi thế, tiềm năng sẵn có. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế chưa cao, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất còn chậm. Bên cạnh đó, các vi phạm về gian lận thương mại, hàng giả diễn biến phức tạp; chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; tình trạng khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp chưa được giải quyết dứt điểm,...
Từ những hạn chế nói trên, Phó Thủ tướng lưu ý: "Cà Mau cần phải quan tâm hơn nữa và sớm khắc phục những hạn chế trong thời gian qua để phát triển bền vững trong thời gian tới".
Phó Thủ tướng đề nghị, năm 2018, tỉnh Cà Mau cần khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế sẵn có, phấn đấu hơn nữa để đưa Cà Mau phát triển nhanh và bền vững, trở thành một trong những tỉnh khá trong khu vực ĐBSCL. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan chỉ đạo, điều phối phát triển ĐBSCL nhằm phát huy tối đa thế mạnh của tỉnh. Chú trọng việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống, phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp, khai thác và nuôi trồng, chế biến hải sản mà nuôi tôm là thế mạnh của tỉnh...
"Cà Mau hiện đang triển khai dự án cảng tổng hợp Hòn Khoai tại khu vực đảo Hòn Khoai. Đây là cảng nước sâu, có khả năng đón tàu có tải trọng lên đến 250.000 tấn. Dự án này không chỉ có ý nghĩa đối với tỉnh mà còn là cửa ngõ cho vùng ĐBSCL hướng ra biển, góp phần giảm chi phí vận chuyển và nâng cao tính cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của vùng như thủy sản, lúa, gạo,..." - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Đối với các đề xuất, kiến nghị của tỉnh Cà Mau, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu, các Bộ, ngành Trung ương cần tổng hợp lại tất cả, đồng thời, nghiên cứu và đưa ra những giải pháp cụ thể, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình trao xe đạp cho học sinh hiếu học. (Ảnh: VV)
Cũng trong buổi chiều cùng ngày, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã đến trao tặng 100 xe đạp cho học sinh nghèo hiếu học tại huyện Thới Bình.
Tại đây, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình gửi lời chúc tốt đẹp đến tất cả thầy cô, các bậc phụ huynh và các em học sinh. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ mong muốn những món quà gửi đến các em tuy nhỏ nhưng tình nghĩa, thiết thực, chắp cánh ước mơ, giúp các em đỡ vất vã hơn trên đường đến trường.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đề nghị lãnh đạo tỉnh Cà Mau thường xuyên quan tâm hơn nữa đến các học sinh nghèo hiếu học. (Ảnh: VV)
Phó Thủ tướng đề nghị, lãnh đạo tỉnh Cà Mau thường xuyên quan tâm hơn nữa, chỉ đạo các đơn vị giáo dục, các trường học, nhất là các trường học ở những huyện nghèo, triển khai nhiều biện pháp, có chính sách cho các cháu học sinh nghèo hiếu học vươn lên vượt khó, có điều kiện đến trường học tập.
Ngoài ra, thông qua Quỹ Bảo trợ học sinh dân tộc thiểu số và học sinh nghèo, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ gửi lời cảm ơn chân thành tới các đơn vị, doanh nghiệp trong cả nước đã có lòng hảo tâm, nhiệt tình đóng góp cho Quỹ trong thời gian qua, mang đến cho các cháu học sinh những món quà thiết thực, phục vụ cho việc học tập hàng ngày.
Theo Danviet
Sẽ "chấm điểm" nhiệm vụ đảm bảo ATGT của người đứng đầu địa phương "Trên nói nhưng dưới không động đậy, vì vậy năm 2018 sẽ không nói nữa mà phải xử lý nghiêm. Sẽ xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương trong chỉ đạo hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo ATGT" - Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh. Hôm...