Cơ trưởng, cơ phó hạ cánh nhầm đường băng bị thu bằng lái
2 phi công là cơ trưởng và cơ phó cùng kíp trực không lưu trong sự cố máy bay hạ cánh nhầm đường băng đang thi công tại sân bay Cam Ranh vẫn đang bị tạm đình chỉ công tác, chờ kết luận điều tra.
Nguồn tin của Báo Người Lao Động hôm nay, ngày 16.5 xác nhận tổ bay VN7344 hạ cánh nhầm đường băng tại sân bay quốc tế Cam Ranh vẫn đang bị tạm thu bằng lái, tạm định chỉ công tác để chờ kết luận điều tra chính thức. Cụ thể, cơ trưởng người Mỹ và cơ phó người Việt Nam trực tiếp thực hiện chuyến bay VN7344 đều bị Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) tạm thu bằng lái không xác định thời hạn.
Chuyến bay VN7344 hạ cánh nhầm xuống đường băng đang thi công ở sân bay Cam Ranh.
Về phía nhà khai thác, Vietnam Airlines cũng quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cả 2 phi công trong thời hạn 2 tháng để phục vụ công tác điều tra. Khi có kết luận điều tra cuối cùng từ Cục HKVN, nhà chức trách hàng không và đơn vị sử dụng lao động sẽ có hình thức xử lý tiếp theo, trong đó có chế tài xử phạt đối với các bên liên quan và cả 2 phi công.
“Theo quy định của Phụ ước 13 – Công ước Chicago, trong tuần tới, Cục HKVN sẽ làm việc với Cơ quan điều tra sự cố tai nạn máy bay BEA – Pháp (quốc gia sản xuất máy bay). Theo đó, Cục HKVN sẽ thông báo cho phía Pháp về kết luận điều tra sơ bộ và nghe ý kiến của họ. Trên cơ sở đó, Cục HKVN sẽ có kết luận chính thức công tác điều tra sự cố” – nguồn tin từ Cục HKVN cho biết.
Cũng theo nguồn tin này, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự cố hạ nhầm đường băng của chuyến bay VN7344 là do lỗi của tổ lái nhưng khi xem xét, đánh giá phải tính đến các yếu tố tác động ngoại cảnh.
Video đang HOT
Trong sự cố VN7344, Tổ điều tra của Cục HKVN cũng đưa ra các yếu tố khách quan tác động dẫn đến sự cố, đó là mặc dù đường băng số 2 đang thi công đã thể hiện không sử dụng (gạch chéo) trên sơ đồ sân bay, nhưng các dấu sơn, kẻ trên đường băng đang thi công rất rõ, còn vạch sơn trên đường băng đang sử dụng lại rất mờ. Trước khi hạ cánh khoảng 15 phút, phi công ngắt chế độ bay tự động nên thực hiện quan sát bay bằng mắt.
Hướng hạ cánh ngược chiều nắng, từ trên vùng mây sẽ rất khó quan sát phía dưới, phi công nhìn xuống thấy đường băng đang thi công có vạch sơn rất rõ, còn đường băng đang sử dụng (được chỉ định hạ cánh) lại có vạch sơn mờ nên nghĩ là đường lăn và tự thay đổi. Các hoạt động quan sát từ Đài kiểm soát không lưu (KSKL) chưa được thực hiện đầy đủ để cảnh báo, hỗ trợ kịp thời cho tổ lái trong giai đoạn tiến sát đến đầu đường băng và tiếp đất. Kíp trực không lưu cùng ngày cũng đang bị tạm đình chỉ công tác để phục vụ điều tra.
Tuỳ vào nguyên nhân lỗi do sơ ý hay cố ý, chế tài xử phạt sẽ được cân nhắc ở mức độ khác nhau.
Một chuyên gia trong ngành cho biết với lỗi vi phạm như trên, phi công có thể bị phạt tiền 30-40 triệu đồng kèm hình phạt bổ sung là thu bằng lái có thời hạn khoảng 2 tháng. Đang vào lịch bay cao điểm mùa hè, như vậy không chỉ các cá nhân vi phạm bị thiệt hại về kinh tế mà hãng hàng không cũng sẽ gặp khó khăn do thiếu người lái.
Theo T.Hà (Người Lao Động)
Trả hồ sơ vụ 3 cán bộ Tài nguyên và Môi trường chiếm đoạt tiền người lao động
Ngày 8/3, HĐXX TAND tỉnh Bạc Liêu đã trả hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát tiến hành điều tra bổ sung một số vấn đề trong vụ án nguyên 3 cán bộ một Trung tâm thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Bạc Liêu chiếm đoạt tiền của người lao động.
Ngày 7-8/3, TAND tỉnh Bạc Liêu đưa ra xét xử vụ án "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Trung tâm Kỹ thuật TN&MT (trực thuộc Sở TN&MT tỉnh Bạc Liêu), đối với 3 bị cáo: Lê Trung Kiên (SN 1975, nguyên Đội trưởng Đội đo đạc số 1), Bùi Mạnh Hòa (SN 1976, nguyên Đội trưởng Đội đo đạc số 7) và Ngô Văn Tá (SN 1975, nguyên Đội trưởng Đội đo đạc số 5).
Ngoài 3 bị cáo, vụ án có gần 20 người là bị hại và có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, được tòa triệu tập đến phiên xét xử.
Tại phiên tòa, qua các phần thẩm vấn, tranh luận,... HĐXX đã trả hồ sơ đề nghị Viện KSND tỉnh Bạc Liêu tiến hành điều tra bổ sung một số vấn đề như: Cần làm rõ các khoản thu, chi từng công tình cụ thể; nguồn tiền tạm ứng từ đâu; giám định bổ sung quy trình tạm ứng tiền chi cho các công trình có đúng quy định hay không; có hay không việc tạm ứng tiền công trình này để làm công trình khác; số tiền các bị hại chưa nhận trong các công tình được tính dựa trên cơ sở nào; cần đối chất giữa bị cáo và bị hại để xác định thiệt hại thực tế;...
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu, nơi có Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường là đơn vị trực thuộc.
Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Bạc Liêu, Trung tâm Kỹ thuật TN&MT được thành lập vào năm 2003, có chức năng lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đo đạc, lập bản đồ,...
Theo quy chế chi tiêu của Trung tâm, người trực tiếp làm ra sản phẩm được Trung tâm giao việc được hưởng 70% giá trị công trình, còn lại Trung tâm giữ 30% để chi cho hoạt động của đơn vị.
Theo quy định, chỉ có Đội trưởng (thuộc Trung tâm) mới có thẩm quyền tạm ứng tiền và làm thủ tục thanh toán khi thực hiện công trình, còn nhân viên muốn tạm ứng hoặc thanh toán tiền phải thông qua Đội trưởng.
Với vai trò là Đội trưởng, Lê Trung Kiên, Bùi Mạnh Hòa và Ngô Văn Tá đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao, tạm ứng số tiền giá trị công trình của đội được hưởng, nhưng chi lại cho nhân viên rất ít; riêng Hòa không chi cho nhân viên mà sử dụng vào mục đích cá nhân.
Theo kết luận điều tra, trong 3 năm (2012, 2013, 2014), cả 3 bị cáo đã tạm ứng từ Trung tâm tổng số tiền hơn 12,9 tỷ đồng, trừ các khoản được chấp nhận hoàn tạm ứng thì số tiền còn lại hơn 11,6 tỷ đồng hiện chưa thể lập hồ sơ thanh toán theo quy định.
Trong đó, Lê Trung Kiên bị cáo buộc chiếm đoạt tiền công của 11 người với số tiền hơn 243 triệu đồng; Ngô Văn Tá chiếm đoạt của 6 người, số tiền hơn 196 triệu đồng; Bùi Mạnh Hòa chiếm đoạt của 11 người, với số tiền hơn 90 triệu đồng.
Cáo trạng còn cho biết, Kiên, Hòa, Tá còn khai khi thực hiện công trình, Đội đo đạc chỉ được hưởng 40% trên tổng giá trị công trình, số tiền còn lại đưa cho ông Bùi Quang Ánh (Giám đốc Trung tâm) làm công tác ngoại giao, nên không có tiền chi cho nhân viên và không có chứng từ thanh toán. Tuy nhiên, việc giao tiền cho ông Ánh không có chứng từ chứng minh, ông Ánh không thừa nhận, nên chưa đủ chứng cứ.
Hành vi nêu trên của Lê Trung Kiên, Ngô Văn Tá và Bùi Mạnh Hòa đã phạm vào tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản", quy định tại Điều 280 Bộ Luật Hình sự.
Ngoài ra, Bùi Quang Ánh và Phan Thùy Linh (kế toán Trung tâm) duyệt cho Kiên, Hòa, Tá thanh toán giảm trừ tạm ứng không đúng quy định đã quyết toán với Sở TN&MT và Sở Tài chính, số tiền hơn 5,6 tỷ đồng.
"Do thời hạn điều tra vụ án đã hết, không thể tiếp tục điều tra làm rõ hành vi của Ánh, Linh, Kiên, Tá và Hòa nên đề nghị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu tiếp tục xác minh làm rõ, khi có đầy đủ căn cứ thì xử lý theo quy định pháp luật", cáo trạng nêu rõ.
Huỳnh Hải
Theo Dantri
Vụ dâm ô hàng loạt bé gái: Bị cáo đòi tự thiêu nếu tòa tuyên có tội Trong phiên tòa xét xử chiều nay, bị cáo Nguyễn Khắc Thủy một mực kêu oan và lớn tiếng "dọa" HĐXX nếu tuyên bị cáo phạm tội thì sẽ tự thiêu để chứng minh mình trong sạch. Chiều ngày17/11, TAND TP Vung Tau (tinh Ba Rịa-Vung Tau) tiếp tục xét xử bi cáo Nguyên Khăc Thuy (sinh năm 1940, nguyên Giám đốc NHNN...