Cổ trấn thơ mộng bên dòng Đà Giang
Tôi đã qua Trung Quốc không ít lần, khi thì vì việc chung, khi thì do bản thân muốn được trải nghiệm. Lần này, tôi qua nước bạn láng giềng núi liền núi, sông liền sông theo chương trình ngắn ngày tới tỉnh Hồ Nam – nơi có đệ nhất cổ trấn Phượng Hoàng, tiên cảnh Trương Gia Giới…
Cổ trấn soi mình xuống dòng Đà Giang.
Phượng Hoàng Cổ Trấn, một thành phố cổ nhỏ bé với những ngôi nhà cũ kỹ, áp sát vào núi và soi mình xuống dòng Đà Giang thơ mộng, được nhà văn Alley Rewi (người Tân Tây Lan) xếp vào loại đẹp nhất tỉnh Hồ Nam mà thủ phủ của tỉnh là thành phố Trường Sa sầm uất.
Theo anh Ngô Quang Duy, hướng dẫn viên du lịch của đoàn thì Trường Sa có “bốn cái cổ” đáng chú ý, đó là: Phố cổ, nhà cổ, thành cổ và cầu cổ, tất cả đều có lịch sử trên một trăm năm tồn tại.
Những viên đã được xếp thành cầu và được con người nơi đây sử dụng để qua lại hàng trăm năm nay.
Đêm mùa thu se lạnh, không khí mát mẻ, trong lành. Dòng Đà Giang lặng lẽ trôi xuôi, tàu thuyền thưa thớt. Những đường phố trong thành cổ Trường Sa đều được trải nhựa đen bóng, gặp mùa ẩm ướt thì ánh lên một vẻ đẹp mịn màng khác thường nhưng vẫn không làm mờ đi những nét cổ sơ hoang dại khi nó phải chịu nhiều áp lực của một quá khứ không dễ lảng tránh. Xe cộ qua lại và người đi đường không ồn ào và đông đúc như ta vẫn hình dung. Đâu đó ẩn giấu một sự ngăn nắp và bình yên như luật định.
Các con phố nhỏ loanh quanh, đan xen trong thị trấn thường xuyên ẩm ướt bởi khí hậu nơi đây mưa nhiều, 1 năm thậm chí hơn 300 ngày mưa.
Video đang HOT
Không hiểu sao nhà dân trong các khu phố rất ít ánh sáng điện, thi thoảng mới thấy le lói một vài bóng màn hình vô tuyến. Cô bạn có tên là Thùy ngồi bên tôi nói nhỏ:
- Ý thức tiết kiệm của người Trung Quốc thì mấy ai dám bì!
- Không hẳn thế! – Quang Duy đính chính. Chị không thấy trong ngôi nhà lớn ở góc núi xa kia chẳng sáng chưng ánh điện đó sao? Chắc là ở đó đang diễn ra những sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
Đến Phượng Hoàng Cổ Trấn chúng tôi được tham quan ngôi nhà cũ của nhà văn Thẩm Tùng Văn cùng quảng trường mang tên ông, được đặt những bước chân đầu tiên vào nhà ông Hùng Y Linh, Tổng Bí thư đầu tiên của Trung Quốc, Thành lầu Đông Môn, Sùng Đức Dương, Vạn Thọ cung, phố Minh Thanh và Bức tường thành cổ…
Một cửa hàng vừa sản xuất, vừa bán bánh kẹo địa phương.
Đi trên địa phận tỉnh Hồ Nam, bất chợt tôi nhớ tới cuốn “Bản làng đổi mới” của nhà văn Trung Quốc Chu Lập Ba, 2 tập, do Lê Xuân Vũ dịch, Nxb “Văn hóa”, Hà Nội, đã xuất bản vào những năm sáu mươi của thế kỷ trước.
Tác giả đứng trước ngôi nhà của nhà văn Thẩm Tùng Văn.
Cuốn tiểu thuyết phản ánh những đổi thay lớn lao do phong trào hợp tác hóa đưa lại ở Thanh Khê, một thôn nhỏ ở tỉnh Hồ Nam, trong đó có những người như Trần Đại Xuân chỉ muốn một bước tiến ngay lên chủ nghĩa xã hội, có đảng viên như Lưu Vũ Sinh suốt ngày không biết đến cuộc sống gia đình dẫn tới hậu quả là vợ chồng ai đi đường nấy. Tôi tìm thấy trong tác phẩm của nhà văn nước bạn những nét tương đồng với phong trảo hợp tác hóa ở Việt Nam khi bước vào thời kỳ chuyển từ bậc thấp lên bậc cao.
Một cửa hàng bán trống – Nhạc cụ truyền thống của người dân tộc tại Phượng Hoàng cổ trấn.
Tôi cứ luôn tự hỏi: Thôn Thanh Khê ở đâu trên tấm bản đồ tỉnh Hồ Nam rộng lớn này? Đất nước trên một tỉ người đang đổi thay từng giờ. Từ bên một ngôi nhà ven đưỡng bỗng vẳng ra những tiếng trống nghe gợi mở, hóa ra là những tiếng trống điệu nghệ từ đôi bàn tay xinh xẻo của một cô bé có hai bím tóc tết nhí nhảnh đang quảng cáo hàng.
Theo baodansinh.vn
Phượng Hoàng cổ trấn đẹp lung linh trong hình check-in của 9X Việt
Tọa lạc tại huyện Phượng Hoàng, phía tây tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, được xây dựng dọc theo bờ sông Đà Giang, Phượng Hoàng cổ trấn là nơi những tín đồ mê trải nghiệm cổ xưa ao ước đến.
Khung cảnh tuyệt đẹp sẽ khiến bạn cảm giác như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh hay một thước phim cổ trang nổi tiếng nào đó.
Mình đến Phượng Hoàng cổ trấn vào một ngày mùa đông. Thời tiết lúc này rất lạnh. Cái lạnh mình không thể dùng từ nào để miêu tả hết được cảm giác đó. Tuyết ở đây không rơi dày và nặng hạt. Những bông tuyết mỏng, nhẹ, bay bay trong gió rồi tan dần dưới mặt đất. Con sông Đà Giang chảy dọc theo thị trấn khoảng 5 km với rất nhiều cây cầu mang hình dáng khác nhau.
Là địa điểm du lịch nổi tiếng nhưng nơi đây mùa này vắng vẻ và yên bình đến lạ. Dường như cả thị trấn xinh đẹp dành trọn cho mình, lác đác trên đường chỉ thấy một ít vị khách tản bộ để cảm nhận cái lạnh ngọt ngào. Những ngôi nhà xưa cũ được bố trí trên sườn núi, phản chiếu xuống dòng sông khiến cho thành phố như một bức tranh cổ tuyệt đẹp với màu nâu trầm chủ đạo.
Giữa nền trời nhàn nhạt của ngày đông giá buốt, những con hẻm nhỏ rêu phong phủ kín lối đi càng tô đậm thêm nét xưa cũ, vắng lặng của cổ trấn nhỏ. Thời điểm này nơi đây không nhộn nhịp du khách. Bởi vậy, mình chẳng phải bon chen giữa dòng người đông đúc, thỏa sức sống ảo khắp nơi.
Sáng sớm, không gian bình yên, im ắng, chỉ có tiếng nước chảy róc rách dưới dòng sông êm đềm chảy quanh thị trấn. Tuyết lúc này phủ kín khắp lối đi, trắng xóa cả con đường men theo sông. Núi, nước, bầu trời dường như chiếm trọn tầm mắt bạn.
Khỏi phải nói, Phượng Hoàng cổ trấn xứng đáng là thiên đường nghìn góc sống ảo. Bạn chỉ cần giơ máy lên sẽ có ngay bức ảnh ưng í khắp mọi nơi. Với nét hoang sơ, kiến trúc độc đáo, cổ xưa của hàng nghìn năm trước, vẻ đẹp cổ trang có mặt ở mọi ngóc ngách dù hẹp hay rộng, bất cứ nơi nào bạn cũng có thể chụp hình lý tưởng.
Bạn có thể sẽ nghĩ thị trấn này nhỏ bé nhưng sự thực không phải vậy. Để đi từ nửa trấn này sang nửa kia, mình phải đi bộ quãng đường dài khoảng 2-3 km. Con sông rộng và dài luôn là góc hình không thể thiếu trong bộ sưu tập của du khách khi đến đây.
Khách sạn mình ở có view nhìn ra ngay dòng sông. Cảm giác vừa thưởng thức ly nước ấm nóng, vừa ngắm nhìn khung cảnh tuyết rơi ngoài trời thật lãng mạn và khoan khoái. Nơi đây trở thành chốn thư giãn tuyệt vời và hoàn hảo trong mắt mình.
Đồ ăn ở Phượng Hoàng cổ trấn ngon, rẻ và khá cay. Mình thấy trên đường có khá nhiều đồ ăn vặt như xiên nướng, bánh rán... Mùa đông, đến đây để thưởng thức ẩm thực đường phố nóng hổi, cay xè lưỡi sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho bạn.
Tuy không ghi lại được nhiều hình ảnh đẹp cho cả chuyến đi, đối với mình, hành trình này vẫn để lại nhiều cảm xúc đáng nhớ. Nếu có thể, nhất định mình sẽ quay trở lại nơi đây để có thể khám phá nhiều hơn vẻ đẹp vùng đất này.
Theo zing
Ghé thăm 7 cổ trấn nghìn năm tuổi đẹp ngất ngây ở Trung Quốc Vẻ đẹp yên tĩnh, bình dị mang đậm dấu thời gian ở Phượng Hoàng cổ trấn, Châu Trang cổ trấn... luôn làm say mê du khách trên toàn thế giới. Phượng Hoàng cổ trấn (Hồ Nam): Phượng Hoàng là thị trấn 1.300 năm tuổi, nép mình dưới chân những ngọn núi hùng vĩ ở rìa sông Đà Giang. Tới đây, du khách có...