Cổ trấn Lệ Giang có gì khiến lòng người mê đắm, luyến lưu
Cổ trấn hiện lên trước mắt tôi như một bức tranh cổ tích với nhiều màu sắc khác nhau. Lệ Giang hệt một thước phim cổ trang yên bình, lúc lại như câu chuyện tình lãng mạn, đáng yêu.
Chốn nằm mơ giấc mộng giữa ban ngày
Tôi không tin rằng mình đang đứng ở độ cao 2.400 m so với mực nước biển, trước mắt là khung cảnh yên bình, đẹp đến ngỡ ngàng, tưởng đâu bản thân đang chìm vào giấc mộng mang tên gọi “lạc giữa thị trấn trong mơ”. Nhắc đến Lệ Giang ( Vân Nam, Trung Quốc), không thể không nhắc đến hệ thống sông Ngọc Hà trong nội thành ngang dọc. Dòng chảy êm đềm, uốn lượn trong cổ trấn càng tô đậm thêm khung cảnh bình yêu, thơ mộng ở nơi đây. Bạn yên tâm là chỗ nào cũng dễ dàng tìm thấy những cây cầu xinh xắn để du khách có thể tản bộ khắp mọi ngóc ngách rêu phong của thị trấn. Mỗi quán cà phê hay nhà hàng cũng đều có 1 chiếc cầu bắc qua. Nơi đây nhiều cầu đến nỗi người ta còn gọi một cái tên khác là “ thành phố Cầu”. Cổ trấn trông nhỏ bé ấy vậy mà một mình rong ruổi mãi mà vẫn chưa đi hết hang cùng ngõ hẻm. Hệ thống cống rãnh ở đây chằng chịt i như ngóc ngách rối rắm ở đây. Bạn có đi vài lượt vẫn lạc trong mê cung đó. Lệ Giang đập vào mắt tôi đầu tiên đó là khung cảnh hàng liễu rủ mình xuống suối trong trước thềm mỗi ngôi nhà dọc hai bên đường. Liễu mà đi với khung cảnh hoài cổ như này thì chỉ có tuyệt. Nó khiến tôi lạc vào thế giới hệt giấc mộng cổ trang trong bộ phim nổi tiếng nào đó của Trung Hoa.
Video đang HOT
Lệ Giang tình như một thước phim lãng mạn
Lệ Giang không chỉ yên bình, xưa cũ. Nơi đây cũng đầy chất hiện đại, mê đắm hệt như một câu chuyện ngôn tình lãng mạn, ngọt ngào. Khu trấn cổ Đại Nghiên những ngày đông khá trầm lắng nhưng khung cảnh đầy sức sống với màu xanh của cây cối. Chẳng nơi đâu hợp lý hơn để bạn được nắm tay người mình thương tận hưởng những điều ngọt ngào, đáng nhớ như chốn mộng mơ này. Tôi nghĩ bụng: “Nếu đi vào mùa xuân hay thu, vạn vật sinh sôi, muôn hoa đua nở chắc còn đẹp hơn nữa.”. Rời Đại Nghiên sau bữa ăn trưa, tôi bắt chuyến xe buýt số 6 để đến Thúc Hà cổ trấn. Nơi đây ít khách du lịch hơn nên cảm giác thoải mái, không ngột ngạt, mọi thứ cứ bình bình, yên ả, nhịp sống cứ thế nhẹ nhàng, êm ái chảy trôi. Ngày thứ 3, tôi ghé thăm hồ Lam Nguyệt và Ngọc Long Tuyết Sơn. Nước ở hồ Lam Nguyệt xanh trong và rất đẹp. Chương trình “Ấn tượng Lệ Giang” với nền là Ngọc Long Tuyết Sơn hùng vĩ quả thật ấn tượng như tên gọi của nó.
Cổ trấn về đêm lung linh và nhộn nhịp
Lệ Giang trước đó trong mắt tôi là một cao nguyên mênh mông, hoang vắng với mặt nước phẳng lặng và đàn ngựa thản nhiên gặm cỏ bên hồ. Đến đây, mọi thứ thật khác với những gì mình tưởng tượng. Lệ Giang đẹp với nhiều góc nhìn thú vị. Đằng sau thềm đá rêu phong kia là cả một khu phố với những quán bar ồn ào, hỗn tạp một cách đáng yêu. Chiều về, khi nắng bắt đầu tắt, giữa không gian mờ mờ, ảo ảo, đứng từ trên cao, ngắm nhìn những mái nhà cổ xưa hiện lên giữa vùng đất rộng lớn, tôi có cảm giác như mình đang lạc về quá khứ. Đêm xuống, dạo bộ quanh cổ trấn, tôi nhận ra nơi đây lại mang một vẻ đẹp khác hoàn toàn. Người đông hơn ban ngày, không còn sự tĩnh lặng, yên ả, đường phố trở nên nhộn nhịp, rộn ràng. Tôi chắc mẩm: “Như vậy chẳng phải là náo nhiệt hơn sao?”. Buổi tối là thời điểm sôi nổi và đông đúc nhất của cổ trấn. Nhiệt độ ngoài trời về đêm thấp hơn buổi ngày nhưng khung cảnh đường phố tấp nập du khách và người dân địa phương khiến tôi như quên hết cái lạnh giá buốt của nơi đây.
Theo zing
Bình yên ở 'Phượng Hoàng cổ trấn' của Thái Lan
Nhà cửa nơi đây xây theo kiến trúc Trung Quốc khiến tổng thể không gian như một cổ trấn.
Nằm sát biên giới Thái Lan - Myanmar, làng Ban Rak Thai (hay còn được gọi là Mae Aw) không nổi tiếng đối với du khách quốc tế do di chuyển khá xa, nhưng với người Thái thì đây là một trong những điểm nghỉ dưỡng lý tưởng.
Ngôi làng này là nơi mà nhiều người Trung Quốc (sống tại Vân Nam) di cư sang sinh sống nên hầu hết người bản địa đều rành tiếng Hoa. Bên cạnh đó, cách trang trí nhà cửa, resort cũng mang hơi hướng Trung Hoa, nên nhiều du khách đến đây lần đầu thường gọi nó là "Phượng Hoàng cổ trấn" xứ chùa vàng do vị trí cạnh sông và nằm dọc theo triền núi.
Không khó để bắt gặp những trà quán đậm chất Trung Quốc như thế này ở Ban Rak Thai. Lồng đèn đỏ và kiến trúc mái ngói thường thấy đôi lúc khiến bạn có cảm giác như lạc vào một thị trấn cổ nào đó ở đất nước đông dân nhất thế giới.
Trà là đặc sản ở đây, nên bạn có thể tìm thấy khá nhiều quán trà bên trong làng. Vì không nổi tiếng trên bản đồ du lịch nên không quá nhiều du khách đến Ban Rak Thai. Khí hậu miền núi mát mẻ là điều kiện hoàn hảo để thưởng thức ly trà thơm lừng.
Các resort hầu hết đều xây kiểu bungalow riêng biệt, lợp mái lá mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông, trải dài trên sườn đồi, xen lẫn giữa đồi chè tươi mát. Tuy nhiên, do số phòng ít nên nơi này thường hết phòng vào các dịp lễ Tết.
Khách lưu trú vừa tận hưởng không khí trong lành miền quê, vừa chụp ảnh thỏa thích tại đồi chè. Bạn cũng có thể chọn các nhà nghỉ trong làng có giá hợp túi tiền hơn, rồi thuê xe đạp thong thả dạo quanh làng.
Đón bình minh từ trên núi, ngắm mặt trời dần nhô lên sau những lớp sương mù trắng xóa khiến tâm hồn bạn cảm thấy thư thái ngay lập tức.
Để đến được Mae Aw, bạn bay đến Chiang Mai, sau đó bắt xe buýt đến Mae Hong Son (thời gian di chuyển tầm 5 -6h), rồi thuê xe máy hoặc đi taxi, bus đến Ban Rak Thai (đoạn đường tầm 40 km). Quãng đường đi khá xa và có thể gây mệt mỏi, nhưng bù lại, bạn sẽ được tận hưởng những giây phút yên bình ngay khi đặt chân đến.
Theo ngoisao.net
Đến làng tuyết âm 30 độ, cô gái thốt lên 'tuổi thanh xuân thật đẹp' Năm nay tuyết rơi không nhiều như mọi năm nhưng Phạm Thảo vẫn thấy mãn nguyện với chuyến đi mà cô mơ ước từ lâu. Phạm Thảo là cái tên khá quen thuộc trong cộng đồng những người yêu thích du lịch Trung Quốc. Cô gái 24 tuổi hiện làm việc ở một khách sạn lớn ở thủ đô Bắc Kinh thường xuyên...