Có trả tiền phụ trội cho giáo viên khi dạy gấp đôi quy định ?
Khi tách lớp trong những ngày bắt buộc thực hiện giãn cách, khối lượng công việc giáo viên tăng gấp đôi, ngoài ra còn phải phụ trách những công việc khác như một nhân viên y tế.
Học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân đo thân nhiệt trong ngày đầu trở lại trường – BÍCH THANH
Còn ông Nguyễn Duy Tuyển, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Khai Nguyên (Q.5, TP.HCM), cho biết trước mắt phải động viên giáo viên (GV) chạy tiết, tăng ca để đảm bảo chương trình học cho học sinh (HS). Sau đó, trường sẽ tính giờ phụ trội.
Trung bình, số tiết trách nhiệm của mỗi GV là khoảng 17 tiết/tuần, nếu dạy quá số tiết này thì các trường phải tính số tiết phụ trội để chi trả cho GV. Theo tính toán, riêng trong tuần đầu tiên này theo lịch dạy, nhiều trường đã phải trả hàng chục triệu đồng tiền phụ trội. “Tuy nhiên, hiện tại chúng tôi vẫn chưa có phương án chi trả cụ thể, nhưng chắc chắn sẽ phải tính toán để GV không bị thiệt thòi”, ông Tuyển nói.
Để đảm bảo những quy định về giãn cách, Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (Q.Thủ Đức, TP.HCM) cũng như các trường khác tại TP.HCM tách mỗi lớp thành 2 và tổ chức học trực tiếp kết hợp với trực tuyến. Ông Phạm Phương Bình, hiệu phó nhà trường, cho biết GV vất vả hơn nhiều khi thời gian tổ chức tiết dạy theo thời khóa biểu gấp 2 lần bình thường, thực hiện lớp học theo 2 hình thức, vừa lên lớp vừa trực tuyến, phải điều chỉnh độ vênh trong một lớp và còn làm các công việc đảm bảo an toàn cho HS… Nếu thời gian thực hiện giãn cách kéo dài hơn nữa, nhà trường lo ngại về sức khỏe của GV.
Dù GV phải làm việc gấp 2 nhưng vị hiệu phó trên cho rằng thật ra việc tổ chức giảng dạy trong những ngày đầu HS trở lại trường chỉ để giải quyết mục đích thực hiện chương trình, đảm bảo an toàn cho HS còn để đánh giá hiệu quả giáo dục thì đạt khoảng 60%.
Có được tổ chức bán trú ?
Các phụ huynh HS cũng đưa ra những khó khăn trước những khuyến cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM về việc không tổ chức bán trú nếu chưa đảm bảo an toàn.
Khi có những thay đổi về việc giãn cách HS, ông Phạm Phương Bình, cho biết các hoạt động trong trường có thể trở về trạng thái bình thường chứ không bắt buộc như trước kia. Đặc biệt, nhà trường chuẩn bị các công việc để tổ chức học 2 buổi/ngày, tổ chức bán trú để hỗ trợ phụ huynh.
Sáp nhập trường, phân công đúng định mức thì lương giáo viên, nhân viên sẽ tăng
Phân công giáo viên dạy đúng định mức, sáp nhập các trường học một cách khoa học, hài hòa thì nhân sự sẽ dôi dư nhiều, đầu tư cho cơ sở hạ tầng đỡ lãng phí...
Video đang HOT
Câu chuyện lương giáo viên, nhân viên đang công tác trong ngành giáo dục đã được đề cập, bàn tới, bàn lui rất nhiều lần.
Nhưng, có một thực tế là kinh tế đất nước còn khó khăn, biên chế ở ngành giáo dục- nơi đang có khoảng một nửa biên chế của cả nước hiện nay ở một số nơi lại đang rất lãng phí, dư thừa.
Vì thế, câu chuyện tăng lương cứ lãi loay hoay, có nhiều giáo viên vẫn chưa sống được bằng lương, đa phần nhân viên trường học vẫn sống bằng những đồng lương èo uột hàng tháng.
Lương công chức, viên chức thấp do chúng ta đang lãng phí quá nhiều về nhân sự - (Ảnh minh hoạ: Giaoducthoidai.vn)
Chúng ta đang lãng phí trong việc sắp xếp biên chế ngành giáo dục
Nhìn vào tổng thể biên chế nhân sự của ngành giáo dục ở các địa phương, chúng ta thấy đang thừa thiếu cục bộ ở tất cả các cấp học. Đối với cấp mầm non, tiểu học, trung học phổ thông tương đối ổn nhưng cấp trung học cơ sở ở đa phần các địa phương hiện nay lại đang thừa ở một số môn học.
Giáo viên nhiều môn học vẫn chưa dạy đủ định mức 19 tiết/ tuần vì trường thừa giáo viên. Vì thế, Ban giám hiệu nhà trường phải phân công nhiều công tác kiêm nhiệm cho giáo viên thiếu tiết mà đáng lẽ ra không cần thiết.
Chẳng hạn trường loại II, III không cần thiết phải phân công giám thị vì trường có Tổng phụ trách Đội, bảo vệ, giáo viên chủ nhiệm lớp, Ban giám hiệu.
Nhiều trường còn bố trí giáo viên trực văn phòng, tiếp phổ cập, trong khi những công việc này cũng đều đã có chức danh, vị trí làm việc cụ thể. Nhưng vì "thừa giấy nên vẽ voi" để giáo viên đủ số tiết.
Thực tế, có những môn học ở trường trung học cơ sở thì giáo viên chỉ có định mức số tiết dạy thực tế trên lớp còn lại kiêm nhiệm những công việc không tên trong nhà trường.
Khi phân công như vậy, rất lãng phí cho nhà trường mà thực tế giáo viên vào trường làm những công việc "kiêm nhiệm" cũng chẳng mấy khi có việc để làm. Đến trường quanh quẩn hết tiết trực rồi về.
Khi bị phân công những công việc không tên như vậy, giáo viên cũng thấy nhàm chán nhưng rồi cũng phải đến trường. Một tiết thiếu bằng 3 tiết trực nhưng trực mà không có việc để làm thành ra cũng chủ yếu là đày đọa nhau cho hết giờ.
Ban giám hiệu nhà trường năm nào cũng loay hoay để giải bài toán này nhưng có lẽ cũng không hề đơn giản chút nào.
Nhiều trường cùng một cấp học trên cùng một địa bàn.
Đối với những phường ở các nơi đô thị lớn có nhiều trường mầm non, tiểu học công lập là điều bình thường vì mật độ dân số đông, số học sinh nhiều.
Nhưng, một số địa phương mật độ dân số thấp, số học sinh ít nhưng vẫn đang tồn tại một xã có nhiều trường, điểm trường tiểu học- dù có những trường chưa đến 10 lớp học.
Thực tế trước đây, khi mà đường xá đi lại khó khăn, địa hình chia cắt, phải qua sông, qua đò thì việc lập nhiều trường, điểm trường là cần thiết.
Thế nhưng, nhiều năm nay thì hệ thống đường sá khá tốt giữa các địa bàn. Sông ngòi, kênh rạch đều đã có cầu bắc qua, điều kiện đi lại của người dân thuận tiện, kinh tế cũng khá lên.
Vậy nhưng, tình trạng mỗi xã có đến 3-4 trường tiểu học vẫn đang tồn tại khá phổ biến tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long thì rất lãng phí.
Sự lãng phí này được thể hiện ở chỗ mỗi trường dù quy mô lớn hay nhỏ thì địa phương cũng phải bố trí quỹ đất. Cũng phải có Ban giám hiệu nhà trường và tất cả các chức danh trong trường học.
Những chức danh này dù trường lớn hay nhỏ thì chế độ tiền lương cũng như nhau. Những thành viên Ban giám hiệu chỉ chênh lệch vài trăm ngàn tiền phục cấp đối với các loại trường mà thôi.
Còn chế độ lương của Ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên nhà trường thì hệ số, chế độ ưu đãi đều giống nhau nhưng công việc rõ ràng lại rất khác nhau.
Tinh giản, sắp xếp lại biên chế, sáp nhập trường cùng cấp học là điều cần thiết.
Khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới thì cấp trung học cơ sở vẫn là cấp học dễ phát sinh dư thừa giáo viên nhiều nhất.
Môn Tin học giảm đi 1 tiết so với hiện hành, môn Sử, Địa thành môn Lịch sử và Địa lý, môn Lý, Hóa, Sinh thành môn Khoa học tự nhiên. Bây giờ các môn này đang thừa nhiều nhất, khi dạy các môn tích hợp trong những năm tới thì giáo viên còn dư thừa nhiều hơn.
Trong khi, cấp tiểu học có khả năng sẽ thiếu vì phải dạy 2 buổi. Vì thế, giải pháp đưa giáo viên trung học cơ sở xuống dạy một số môn ở tiểu học thì ngành giáo dục và các địa phương cũng cần phải tính đến để không phải tuyển thêm ở tiểu học.
Vì tiểu học có môn Tin học (chương trình hiện hành không có) và các môn Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lý thì hiện nay do giáo viên chủ nhiệm lớp đảm nhận.
Ngoài ra, từ nay đến 1/7/2020 thì Luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực và yêu cầu về chuẩn đào tạo. Vì thế, đối với những giáo viên chưa đủ chuẩn nhưng không muốn học tập nâng cao hoặc yếu về chuyên môn cũng là lúc các địa phương có thể tiến hành tinh giản biên chế theo các hướng dẫn hiện hành.
Đối với những trường nhỏ dưới 10 lớp nên sáp nhập lại với những trường cùng cấp học trên cùng địa bàn, thậm chí sáp nhập liên cấp (tiểu học với trung học cơ sở và trung học cơ sở với trung học phổ thông) bởi thực tế các trường liên cấp như thế này vẫn đang khá phổ biến ở nhiều địa phương.
Thời gian qua, một số địa phương đã thực hiện việc sáp nhập ở khối trường trung học phổ thông và chúng ta thấy công việc này cũng khá ổn, không gây xáo trộn nhiều.
Vì vậy, nếu ngành giáo dục ở các địa phương trên cả nước cùng thực hiện đồng bộ về phân công giáo viên dạy đúng định mức, sáp nhập các trường học một cách khoa học, hài hòa thì nhân sự sẽ dôi dư nhiều, đầu tư cho cơ sở hạ tầng đỡ lãng phí thì đương nhiên việc chi tiêu ngân sách sẽ hiệu quả.
Nhất là từ 2021 thì chế độ tiền lương sẽ có nhiều thay đổi khi chúng ta thực hiện việc khoán lương ở các đơn vị. Vì thế, nếu các cơ quan chức năng làm tốt các công việc này thì lương giáo viên, nhân viên đương nhiên cũng sẽ được nâng lên đáng kể.
Lúc ấy, cho dù công việc có vất vả hơn nhưng tăng thêm thu nhập thì có lẽ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường cũng đỡ phải than van chuyện lương thấp và hạn chế được tình trạng một số vị trí "sáng cắp ô đi, tối cắp về" như báo chí đã phản ánh trong thời gian qua...
Giáo viên trường tư có lĩnh lương khi học sinh nghỉ học vì dịch Covid-19? Những ảnh hưởng do học sinh nghỉ học vì dịch Covid-19 còn là vấn đề thu nhập của giáo viên, đặc biệt là giáo viên ở các trường ngoài công lập. Một giáo viên trường tư tại Hà Nội dạy học trong những ngày đầu mùa dịch Covid-19, khi học sinh còn đến lớp - Ảnh: Tuyết Mai Giáo viên có được trả...