Cố tình vi phạm Thông tư 55, sẽ xử lý thế nào?
Biết sai mà vẫn làm chẳng hóa ra là cố tình vi phạm hay sao? Vì thế, khi ai đó cố tình vi phạm về những điều đã cấm không được làm sẽ phải xử lý thế nào?
Trước tình hình nhiều trường học trong cả nước thu tiền của phụ huynh và chi tiêu các khoản không hợp lý, ngày 22/11/2011 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT để quy định rõ việc kêu gọi đóng góp và chi số tiền của phụ huynh như thế nào cho đúng quy định.
Những khoản thu xã hội hóa, hội phí tự nguyện tai Trường Na Ngoi nhưng lại đổ đồng trên đầu học sinh (Ảnh do phụ huynh cung cấp).
Mặc dù, Thông tư 55 đã có hiệu lực gần chục năm nay. Thế nhưng đến thời điểm này, không ít trường học đặc biệt là Trường phổ thông dân tộc bán trú-Trung học cơ sở Na Ngoi ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An vẫn đang làm trái những quy định được nêu trong thông tư do Bộ Giáo dục ban hành.
Điều này đã làm cho đời sống của những người dân nghèo nơi đây vốn đã khổ lại càng trở nên khổ hơn vì gánh nặng đóng góp.
Mập mờ ủng hộ mang danh tự nguyện
Thông tư 55 quy định rất rõ về các khoản ủng hộ của phụ huynh:
Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có được từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học:
Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện.
Thế nhưng, nhìn vào danh sách ủng hộ hội phí của phụ huynh trường Trung học cơ sở Na Ngoi chúng ta sẽ không thấy được sự tự nguyện.
Cụ thể: Mỗi học sinh đều đóng 100.000 đồng tiền hội phí.
Ngoài ra, phụ huynh phải đóng tiếp 200.000 đồng tiền xã hội hóa, 80.000 đồng (có năm 50.000 đồng) tiền xây bể nước, 150.000 đồng tiền lao động.
Gọi là tự nguyện thì lẽ ra để phụ huynh tự nguyện đóng góp theo kiểu nhà có nhiều đóng nhiều, nhà có ít đóng ít, gia đình không có thì không đóng.
Nhưng danh sách thì mấy trăm học sinh đều có một mức đóng gần như nhau. Kiểu đóng góp này là đổ đồng trên đầu từng học sinh chẳng khác gì kiểu đóng bắt buộc.
Video đang HOT
Đó là những khoản tiền mang tên xã hội hóa, hội phí, xây dựng cơ sở vật chất (cụ thể là xây bể nước).
Chính nhà trường chưa hiểu hết ý nghĩa của từ xã hội hóa hay cố tình không hiểu để dễ vi phạm?
Ngoài khoản tiền hội phí, xã hội hóa thì Trường phổ thông dân tộc bán trú-Trung học cơ sở Na Ngoi lại tiếp tục ‘đẻ” thêm số tiền lao động không có trong quy định. Đây có thể xem là một khoản thu bất hợp pháp của nhà trường cũng cần được xác minh làm rõ.
Có cố tình vi phạm Thông tư 55?
Thông tư 55 quy định rất rõ: Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học:
Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện.
Như phân tích ở phần trên, những khoản ủng hộ nhà trường thu từ phụ huynh luôn mang tính đổ đồng theo đầu người.
Đặc biệt Thông tư nhấn mạnh, các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh:
Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường;…
Thế nhưng nhà trường lại lấy 11.700.000 đồng tiền của hội phụ huynh chi quà 20/11 cho giáo viên trong trường.
Nói về chuyện này, ông Phạm Mạnh Hùng cho biết: “Nếu có sai điều gì chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm, nhưng tập thể cán bộ, giáo viên rất buồn khi sự việc liên quan đến ngày tri ân nhà giáo”.
Riêng ông Xồng Chia Xa, Trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường cho biết: “Do nhà trường làm tờ trình xin mỗi giáo viên 300 ngàn đồng qua nên tôi mới duyệt cho chi, lúc đó tôi không biết là vi phạm Thông tư 55 đâu vì năm nào chúng tôi cũng gửi quà cho giáo viên như thế”.
Một Trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh người dân tộc thiểu số nói không biết quy định của Thông tư 55 chúng ta có thể hiểu được.
Nhưng nhà trường mà đại diện là Hiệu trưởng Phạm Mạnh Hùng trực tiếp ký vào tờ trình để xin 11.700.000 đồng từ quỹ hội để chi quà và liên hoan cho giáo viên lẽ nào lại không biết như thế là vi phạm quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Chẳng lẽ đến hiệu trưởng nhà trường vẫn chưa đọc Thông tư 55 như ông Trưởng Ban đại diện? Điều này thì thật sự là vô lý.
Biết sai mà vẫn làm chẳng hóa ra là cố tình vi phạm hay sao? Vì thế, khi ai đó cố tình vi phạm về những điều đã cấm không được làm sẽ phải xử lý thế nào?
Câu trả lời thuộc về cơ quan có thẩm quyền nơi đây.
Phan Tuyết (giaoduc.net.vn)
Phụ huynh trường Phan Bội Châu phản ánh nhà trường thực hiện sai Thông tư 55
"Tôi khảo sát tất cả các trường trên địa bàn Bình Thuận đều làm như thế. Khi nào có đơn giải trình thì giải trình thôi chứ bây giờ, làm sao bây giờ?"
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được đơn phản ánh của ông Trương Lương hiện cư ngụ tại số nhà 94 Hoàng Văn Thụ, phường Lạc Đạo, Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Ông Lương phản ánh về việc Trường phổ thông Trung học Phan Bội Châu, Thành phố Phan Thiết vi phạm Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT về Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Thư phụ huynh gửi Báo điện tử Giáo dục Việt Nam (Ảnh Phan Tuyết)
Nội dung đơn phản ánh viết:
Hiện tôi đang có con theo học lớp 12 tại Trường phổ thông Trung học Phan Bội Châu Thành phố Phan Thiết. Tôi là Chi hội trưởng hội cha mẹ học sinh đã 3 năm.
Được biết, Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định về trích khoản thu hội phí về lại cho lớp để lớp có kinh phí hoạt động. Các năm trước con tôi học cấp 2 thì trường cấp 2 đều thực hiện như thế.
Nay lên cấp 3 không thấy Trường Phan Bội Châu thực hiện dù trong đại hội cha mẹ học sinh năm học 2018-2019 tôi có yêu cầu nhưng vẫn rơi vào yên lặng.
Nay tôi làm đơn này, gửi đến quý báo nhờ lên tiếng Ban đại diện hội cha mẹ trường này xem thường Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tôi xin chịu trách nhiệm nội dung này!
Nhận được đơn, chúng tôi đã có cuộc nói chuyện trực tiếp với ông Lương và một số phụ huynh học sinh thì được biết, do nhà trường thu 130 ngàn đồng tiền hội phí nhưng không trích lại cho lớp đồng nào.
Vì thế, các lớp muốn có tiền hoạt động đã phải vận động phụ huynh trong lớp đóng quỹ thêm. Có lớp đóng 200 ngàn đồng/học sinh/ năm nhưng có lớp đóng 300-400 ngàn đồng/học sinh/năm.
Ngoài ra, học sinh mỗi lớp còn tự thu thêm một khoản quỹ khác, một tuần 10 ngàn đồng/học sinh.
Việc thu nhiều loại quỹ như thế là gánh nặng đổ lên đầu nhiều phụ huynh, đặc biệt đối với gia đình có đông con đi học hoặc nghèo khó.
Đại diện nhà trường nói gì?
Liên hệ với thầy Nguyễn Thanh Hiệp Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Phan Bội Châu, Thành phố Phan Thiết về những nội dung mà phụ huynh đã phản ánh, thầy Hiệp cho biết:
Trong cuộc họp phụ huynh cuối năm học 2018-2019, nhà trường có văn bản gửi Ban chấp hành Hội cha mẹ học sinh để xin ý kiến phụ huynh cho phép nhà trường thu 120 ngàn đồng/học sinh/năm học (số tiền này, giữ tại trường mà không phải trích phần trăm về lớp).
Để thuận tiện cho nhà trường trong công tác thu, số tiền này được thu gộp chung với các khoản tiền khác nộp thẳng về trường mà không để từng chi hội lớp thu.
Ở lớp, giáo viên chủ nhiệm cân đối kế hoạch hoạt động, hội ý với phụ huynh và vận động phụ huynh đóng góp thêm bao nhiêu để cho lớp có tiền hoạt động là tùy mỗi lớp.
Khi chúng tôi hỏi, thu kiểu này nghiễm nhiên phụ huynh phải đóng góp quỹ hội phí đến 2 lần?
Và thu như thế đã vi phạm Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT về Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định: "Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường được trích từ kinh phí hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp theo khuyến nghị của cuộc họp toàn thể các trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp đầu năm học và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện học sinh trường".
Nghĩa là đóng góp bao nhiêu vào quỹ hội là do phụ huynh ở lớp thống nhất và trích về cho Ban đại diện cha mẹ học sinh trường bao nhiêu phần trăm cũng do phụ huynh lớp tự quyết định.
Nhưng nhà trường lại trực tiếp thu cho trường 120 ngàn đồng còn ở lớp thì thu đủ loại mức nhưng lớp thu ít nhất cũng lên đến 200 ngàn đồng/học sinh/năm học.
Thế nhưng thầy Hiệp nói làm như thế không sai, thay vì các anh chị đóng 200 ngàn ở lớp, sau trích lại cho trường 120 ngàn. Chúng tôi có thu cao hơn 120 ngàn đâu?
Thầy Hiệp còn khẳng định: "Tôi khảo sát tất cả các trường trên địa bàn Bình Thuận đều làm như thế. Khi nào có đơn giải trình thì giải trình thôi chứ bây giờ, làm sao bây giờ?"
Đỗ Quyên
Theo giaoduc.net
Nghịch lý từ các khoản đóng góp ở nhà trường Có trường thu được nhiều quỹ từ các Mạnh Thường Quân khá dồi dào nhưng năm học nào cũng nhờ Ban đại diện cha mẹ học sinh, kêu gọi phụ huynh đóng nhiều khoản. Qua theo dõi thông tin phản ánh trên báo, đài về tình trạng lạm thu các khoản đóng góp đầu năm diễn ra ở nhiều trường nhiều năm gần...