Cố tình lây nCoV cho tiếp viên quán rượu
Người đàn ông ở tỉnh Aichi bị cảnh sát điều tra vì nhiễm nCoV nhưng vẫn tới quán rượu và cố tình lây virus cho một nữ tiếp viên.
Cuộc điều tra được tiến hành hôm 13/3, sau khi cảnh sát nhận được thông tin một nữ tiếp viên quán rượu khoảng 30 tuổi ở tỉnh Aichi dương tính với nCoV một ngày trước. Nữ tiếp viên này đã tiếp xúc với người đàn ông nhiễm nCoV đến quán hồi đầu tháng.
Người đàn ông ngoài 50 tuổi này sống cùng bố mẹ ở Gamagori, tỉnh Aichi. Ông ta được xét nghiệm dương tính với nCoV hôm 4/3, một ngày sau khi bố mẹ nhiễm virus.
Người đàn ông nhiễm nCoV ngồi trong quán rượu hôm 4/3. Ảnh: Japan Times.
Dù giới chức địa phương khuyến cáo phải tự cách ly tại nhà, ông ta nói với bố mẹ rằng mình sẽ “đi lây truyền virus” và tới một quán bar vào đêm đó, các quan chức thành phố Gamagori cho hay. Người đàn ông ngồi trong quán bar khoảng 15 phút, nhưng không nói với ai rằng mình bị nhiễm nCoV.
Ông sau đó tới một quán rượu Philippines, lưu lại đây khoảng 40 phút, hát karaoke và vòng tay ôm nữ tiếp viên phục vụ ngồi cạnh mình. Nhân viên quán rượu báo cảnh sát và trung tâm y tế địa phương sau khi người đàn ông tiết lộ mình dương tính với nCoV.
Du khách đeo khẩu trang bên biểu tượng của Thế vận hội mùa hè 2020 ở Tokyo, Nhật Bản hôm 3/3. Ảnh: AP.
Giới chức địa phương sau đó điều động nhân viên mặc đồ bảo hộ đến quán, khử trùng hiện trường và tìm kiếm những người từng tiếp xúc với ông ta.
Nữ tiếp viên sống cùng gia đình ở thành phố Toyota, tỉnh Aichi này bắt đầu bị sốt từ hôm 8/3 và bị đau họng. Các quan chức thành phố Toyota cho hay cô đang trong tình trạng ổn định, nhưng sẽ phải sớm nhập viện.
Ca nhiễm của nữ tiếp viên này khiến tổng số ca nhiễm nCoV ở tỉnh Aichi tăng lên 111, trở thành tỉnh có số người nhiễm lớn thứ hai ở Nhật, chỉ sau Hokkaido. Nhật Bản hiện ghi nhận 1.255 ca nhiễm và 28 ca tử vong, gồm cả các trường hợp nhiễm bệnh trên du thuyền Diamond Princess.
Video đang HOT
Covid-19 đã xuất hiện tại 145 quốc gia và vùng lãnh thổ sau khi khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc tháng 12/2019, đến nay đã khiến hơn 145.000 người nhiễm bệnh, hơn 5.400 người chết.
Mai Lâm (Theo Japan Times)
Theo vnexpress.net
Tại sao khẩu trang quan trọng ở châu Á nhưng bị kỳ thị tại Mỹ
Khẩu trang trở thành vật dụng không thể thiếu của người châu Á khi đi ra đường, nhưng tại Mỹ không có nhiều người đeo và cũng không được khuyến khích.
Cheryl Man thường là người duy nhất đeo khẩu trang khi đi tàu điện ngầm ở thành phố New York. Cô để ý điều này, và người khác cũng vậy. Nhiều người nhìn cô với ánh mắt ái ngại. Nhưng vào sáng thứ ba vừa qua, khi cô đang tới trường, một nhóm thiếu niên chế nhạo và ho vào cô. "Tôi cảm thấy bị sỉ nhục và hiểu lầm", Man - sinh viên, trợ lý nghiên cứu 20 tuổi, người Trung Quốc - cho biết.
Man cũng cảm nhận được sự kì thị ở nơi làm việc khi cô đeo khẩu trang. Không một đồng nghiệp nào của cô đeo cả, một số người còn hỏi có phải cô ốm không. Cô nói: "Tại sao họ nghĩ tôi đeo khẩu trang vì bản thân? Đây là trách nhiệm công dân. Nếu tôi vô tình nhiễm bệnh nhưng có đeo khẩu trang, tôi có thể giảm được nguy cơ lây nhiễm cho người khác".
Các chuyên gia y tế Hong Kong khuyến cáo người dân đeo khẩu trang và Man tin vào lời khuyên đó. Gần như mọi người Hong Kong đều đeo khẩu trang ở nơi công cộng trong vài tuần nay - kể từ khi Covid-19 được phát hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Tất cả đội ngũ y bác sĩ đều đeo khẩu trang, mặc đồ bảo hộ khi điều trị cho bệnh nhân tại bệnh viện ở Vũ Hán. Ảnh: AFP.
Đeo khẩu trang là điều bình thường ở các quốc gia châu Á. Khi Covid-19 đang đỉnh điểm, người dân phải xếp hàng để mua khẩu trang. Đài Loan và Thái Lan cấm xuất khẩu khẩu trang để đáp ứng nhu cầu trong nước. Hàn Quốc, Singapore và Nhật Bản cung cấp cho người dân.
Tuy nhiên, ở Mỹ, việc một người khỏe mạnh đeo khẩu trang là hành vi khó chấp nhận. Chính phủ Mỹ, cùng khuyến cáo của WHO cho rằng chỉ những người bị ốm và người chăm sóc bệnh nhân mới cần nên đeo khẩu trang.
Jerome Adams, một bác sĩ người Mỹ - đăng trên Twitter: "Thật sự đấy mọi người, hãy dừng mua khẩu trang đi. Chúng không có tác dụng trong việc ngăn mọi người khỏi nCoV, nhưng nếu các cơ sở y tế không cung cấp chúng cho những người chăm sóc bệnh nhân, điều đó sẽ gây nguy hiểm cho họ và cộng đồng".
2 luồng tư tưởng trái ngược
Khi Covid-19 tiếp tục lây lan trên toàn cầu, có 2 luồng tư tưởng trái ngược đối với khẩu trang.
Đầu tiên trong số đó là quan điểm của bác sĩ William Schaffner - một giáo sư khoa bệnh truyền nhiễm, Đại học Vanderbilt - cho rằng khẩu trang y tế bình thường người dân hay đeo không khít mũi, má và cằm. Ông cho hay: "Nếu có khuyến cáo chung rằng mọi người phải đeo khẩu trang, chúng ta sẽ không đủ nguồn cung cho nhân viên y tế. Sự ưu tiên khẩu trang nên dành cho môi trường y tế, thay vì trong cộng đồng như bình thường". Ông bổ sung rằng vài đồng nghiệp của ông đã báo cáo về tình trạng thiếu bằng chứng cho thấy hiệu quả của khẩu trang.
Tuy nhiên, David Hui - một chuyên gia bệnh hô hấp ở Đại học Hong Kong, người từng nghiên cứu dịch SARS năm 2002-2003 - cho biết việc đeo khẩu trang phòng bệnh là lẽ thường. Hui nói: "Nếu bạn đang đứng trước một người ốm, khẩu trang sẽ giúp bảo vệ bạn. Khẩu trang là rào chắn ngăn chặn những giọt nhỏ bắn gây bệnh truyền nhiễm, đây là cách virus lây lan".
Ông cũng cho biết vai trò của khẩu trang trong dịch bệnh cũng cực kỳ quan trọng vì bản chất của virus mới. Bệnh nhân nhiễm Covid-19 thường có triệu chứng nhẹ hoặc ít, và một số chuyên gia cho rằng virus này có thể bị lây lan khi bệnh nhân không có triệu chứng, nghĩa là cực kỳ dễ lây nhiễm khi không biết mình đang mang bệnh.
Hui cho biết thêm việc thiếu bằng chứng cho thấy hiệu quả của khẩu trang cũng không phải là lí do để lờ đi lợi ích của nó - bởi vì có thể không có bằng chứng khoa học nhất định. Một nghiên cứu được điều khiển cẩn thận có thể không bao giờ được thực hiện trên phương diện đạo đức, vì "bạn không thể chọn ngẫu nhiên một vài người không đeo khẩu trang và một vài người có đeo rồi cho tất cả tiếp xúc với virus".
Văn hoá khác biệt
Trước khi dịch bệnh bùng phát, khẩu trang vốn đã là một vật dụng không hiếm ở châu Á vì nhiều lý do khác nhau. Nhiều người đeo khẩu trang để bảo vệ những người xung quanh khi họ bị bệnh, một bộ phận khác đeo chúng trong mùa lạnh và mùa cúm để tự bảo vệ bản thân.
Naomichi Suzuki - Thống đốc tỉnh Hokkaido - đeo khẩu trang trong cuộc họp báo ngày 26/2. Ảnh: AFP.
Ở Nhật Bản, mọi người đeo khẩu trang vì cả những lí do không phải y tế như muốn giấu môi sưng hay mũi đỏ trong mùa dị ứng, hoặc để giữ ấm trong mùa đông, theo Mitsutoshi Horii - một giáo sư xã hội học ở Đại học Shumei Nhật Bản, hiện làm việc tại Anh. Khẩu trang ở Nhật Bản bằng vải, có nhiều hoạ tiết, và có thể dùng như một phụ kiện thời trang. Chúng cũng có mặt trên đường phố Hong Kong.
Sự khác biệt trong quan điểm với khẩu trang do quan điểm văn hoá về che mặt. Ông cho biết: "Trong sự tương tác ở phương Tây, bạn cần lộ mặt và có giao tiếp bằng mắt. Biểu cảm gương mặt rất quan trọng".
Các giáo viên thực tập ở nơi ông công tác tại Anh đã nếm mùi khác biệt văn hoá khi đến đây. Horii cho biết trường đại học khuyến cáo họ không nên đeo khẩu trang khi dạy học ở trường. "Nếu họ đeo mặt nạ, bọn trẻ con sẽ sợ", ông nói.
Tổng thống Mỹ, Donald Trump không đeo khẩu trang trong các cuộc họp. Ảnh: Bloomberg.
Bóng ma dịch SARS hơn 17 năm trước cũng là một lí do việc đeo khẩu trang phổ biến tại Hong Kong. Đây là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với gần 300 người tử vong, chiếm hơn số ca tử vong trên toàn thế giới.
Ria Sinha, một nhà nghiên cứu ở trung tâm nhân văn và y tế Đại học Hong Kong khi trả lời tờ TIME cho biết: "Chủ yếu là do cú sốc từ dịch SARS đã khiến thói quen này hình thành. Mặc dù giới trẻ có thể không nhớ dịch SARS, bố mẹ và ông bà họ đã trải qua nỗi sợ nên họ không thể sống bình thường", cô Ria nói.
Đeo khẩu trang còn là một biểu tượng và là một công cụ của sự bảo vệ và đoàn kết, ngay cả khi nghiên cứu chỉ rằng nó thiếu hiệu quả. "Đeo khẩu trang không phải là quyết định vì y tế của nhiều người, mà vì văn hoá xã hội của họ", cô nói.
Áp lực xã hội từ việc đeo khẩu trang (hoặc không)
Man và những người khác ở phương Tây cho thấy việc đeo khẩu trang có thể mang lại sự chú ý không mong muốn, thậm chí có thể biến họ thành mục tiêu. Ngay cả khi số ca nhiễm nCoV ở Mỹ đã lên đến hơn 1300, Man cho biết khoảng bạn bè của cô từ châu Á không đeo khẩu trang vì sợ phân biệt và bài trừ chủng tộc.
Trong khi hầu hết mọi người ở Hong Kong đều đeo khẩu trang, cũng có một số ngoại lệ, Andy Chan (29 tuổi) cho biết anh nghĩ việc đeo khẩu trang trên toàn thành phố sẽ gây ra hoảng loạn không cần thiết. "Mọi người cứ nhìn tôi vì tôi không đeo khẩu trang, nhưng tôi nghĩ điều đáng cười duy nhất là mọi người tin điều này vì sợ hãi. Mọi người đang hành động cảm tính chứ không khoa học", anh nói.
Tuy nhiên, Charlotte Ho, một bà mẹ 55 tuổi ở Hong Kong đồng tình với quan điểm của số đông. Bà cho biết sẽ không rời nhà để đi mua nhu yếu phẩm nếu không đeo khẩu trang. Nếu bà thấy ai đó không đeo khẩu trang, bà sẽ tránh xa, để đề phòng. "Đeo khẩu trang là lẽ thường tình. Nó tạo nên rào cản để không một thứ gì có thể xâm nhập miệng và mũi bạn. Tại sao tôi lại không đeo khẩu trang cơ chứ?", bà Ho nói.
Huyền Anh (Theo Times)
Theo ione.net
Bài học SARS giúp Hong Kong đương đầu Covid-19 Hong Kong trả giá đắt khi dịch SARS bùng phát năm 2003, nhưng cũng thu được những kinh nghiệm quý giá để chủ động ứng phó Covid-19. Hong Kong là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch SARS cách đây 17 năm. Thời điểm đó, Hong Kong được ví như một "bệnh viện khổng lồ" với 7 triệu "bệnh nhân" đeo...