Có tỉnh chỉ có một thanh tra nông nghiệp
Trong phiên chất vấn của Quốc hội chiều 19.11, liên quan đến tình trạng vật tư nông nghiệp giả tràn lan gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn (NN – PTNT) Cao Đức Phát cho hay đây là vấn đề nhức nhối trong ngành nông nghiệp và bộ đang có giải pháp để khắc phục tình trạng yếu kém này.
Đại biểu Trương Văn Vở chất vấn tại hội trường chiều 19.11 – Ảnh: Ngọc Thắng
Tuy nhiên, người đứng đầu Bộ NN – PTNT cũng thừa nhận dù biết rõ thực trạng trên, nhưng do lực lượng thanh tra trong ngành nông nghiệp còn quá mỏng, nên chưa thể đẩy lùi ngay tình trạng vật tư nông nghiệp giả.
“Có tỉnh chỉ có một thanh tra trong ngành nông nghiệp, tỉnh Bắc Giang mới có hai người. Hiện nay cả nước có khoảng 1.900 thanh tra trong ngành nông nghiệp nhưng vẫn còn ít so với khối lượng công việc khổng lồ mà ngành đang triển khai”, Bộ trưởng Phát nói.
Trước câu hỏi của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trương Văn Vở (Đồng Nai) về tình trạng phá rừng trồng cây cao su, trách nhiệm của bộ trưởng và địa phương đến đâu, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho hay những năm trước, Chính phủ cho phép sử dụng những rừng nghèo để trồng cao su nhằm tạo công ăn việc làm cho công nhân.
Đến nay đã có 60.000 ha diện tích đất sử dụng trồng cao su, chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện có những trường hợp lạm dụng diện tích rừng để trồng cao su. Do đó Bộ NN – PTNT đã đề xuất Chính phủ đình chỉ những dự án lạm dụng, mà chỉ thực hiện những dự án được phê duyệt và tuân thủ theo quy hoạch.
“Đương nhiên để xảy ra tình trạng như vậy thì trách nhiệm thuộc về bộ trưởng bộ nông nghiệp. Tuy nhiên, các địa phương cũng phải có trách nhiệm liên đới. Bộ trưởng không thể đến từng cánh đồng để xem từng dự án trồng cao su đó có đúng quy hoạch hay không mà dự án đó phải được sự cho phép của địa phương mới được làm”, Bộ trưởng Cao Đức Phát nói.
Tạm trữ lúa gạo chỉ là giải pháp tình thế Bộ trưởng Cao Đức Phát cho hay chỉ khi nào giá lúa gạo xuống thấp, nông dân không lãi được 30% theo chủ trương của Chính phủ, thì mới sử dụng giải pháp tạm trữ nhằm ngăn chặn lúa gạo giảm giá. ĐB Đặng Thị Kim Chi (Phú Yên) hỏi quan điểm của bộ trưởng về việc đường trong nước đang dư thừa, doanh nghiệp đường đang gặp khó khăn, nhưng Bộ Công thương lại đồng ý chủ trương cho tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai nhập khẩu 30.000 tấn đường thô từ Lào về tinh chế? ĐB Chi khẳng định điều này là không công bằng cho các doanh nghiệp mía đường khác. Bộ trưởng Cao Đức Phát cho hay sẽ phối hợp với Bộ Công thương xem xét cẩn thẩn việc cho phép tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai nhập khẩu 30.000 tấn đường thô từ Lào về Việt Nam. “Tinh thần là đường trong nước đang dư thừa, bộ ngành đang phải hỗ trợ giữ giá mía thì những gì làm khó khăn thêm cho ngành đường, chúng ta phải cân nhắc. Đây là một trường hợp cụ thể, cần phải xem xét cụ thể, tôi chưa thể trả lời ngay bay giờ được”, Bộ trưởng Cao Đức Phát nói.
Theo TNO
Miền Trung bắt đầu có mưa to, gió mạnh
Từ sáng nay, tại một số tỉnh thành miền Trung đã bắt đầu có mưa. Càng về trưa, mưa gió càng mạnh. Dự báo từ chiều tối nay (14/10), các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió giật cấp 13, 14; mưa to đến rất to.
Tại huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc (TT-Huế) - nơi được dự báo là vùng tâm bão, công tác phòng chống bão đang được tập trung quyết liệt. Toàn huyện có hơn 5.800 hộ với hơn 24.000 khẩu nằm trong vùng nguy hiểm. Huyện đang tập trung chỉ đạo để di dời hơn 3.000 hộ dân vùng có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp.
Video đang HOT
Người dân ven biển Thuận An nỗ lực đối phó với cơn bão mạnh
Huyện đã huy động 7 xe xúc, 9 xe khách, 10 xe ben, 1 xe kéo chuyên dụng, 3 thuyền máy, 2 ca nô và dự trữ 30 tấn gạo, 2.000 thùng mì ăn liền, 3.000 lít dầu hỏa, các cơ sở y tế cũng chuẩn bị đủ cơ số thuốc. Đồng thời, huy động 3 Đại đội dự bị động viên, 1 trung đội dân quân cơ động và mỗi xã huy động 1 trung đội dân quân tự vệ để giúp dân chằng chống nhà cửa và trực sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra.
Trong sáng 14/10, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cùng đoàn công tác của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương đã đi kiểm tra khẩn công tác phòng chống bão số 11 (Nari) tại huyện Phú Lộc và Phú Vang. Bộ trưởng yêu cầu, huyện theo dõi chặt chẽ diễn biến cơn bão, vận động nhân dân tổ chức chằng chống nhà cửa và chuẩn bị phương án tập trung di dời dân vùng ven biển, đầm phá, vùng xung yếu đến nơi an toàn trước 19 giờ ngày 14/10; bố trí nhân, vật lực bảo vệ các tuyến đê biển, các công trình hồ đập nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.
Bộ trưởng Cao Đức Phát đang kiểm tra tại biển Vinh Hiền, huyện Phú Lộc
Hiện toàn bộ tàu thuyền ở Huế đã vào bờ an toàn. Các hồ đập thủy điện cũng đã xả nước từ ngày hôm qua cho đến sáng nay để điều tiết nước như thủy điện Hương Điền, thủy điện A Lưới. Riêng thủy điện Hương Điền đang gần lên đến cao trình hiện đang xả về hạ lưu với tốc độ 200m3/s. Mực nước các sông đang lên do thủy điện xả nước.
Theo ghi nhận của PV Dân trí tại Thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, các hàng quán ven biển đã được gỡ xuống vào trưa nay. Biển động dữ dội, gió thổi rất mạnh và mưa nặng hạt đang diễn ra tại đây. Ở thành phố Huế cũng có mưa to đến rất to. Trong chiều 14/10, toàn bộ học sinh, sinh viên các khối ở Huế đã được nghỉ học.
Những hình ảnh mới nhất tại Huế trưa nay:
Công ty cây xanh đang chặt các nhánh ở hàng cây cổ thụ trên đường Lê Lợi, TP Huế
Tại thị trấn biển Thuận An, người dân leo lên mái nhà để chằng chống
Các hộ dân thủy diện ở đầm phá Tam Giang đi gom lưới về
Khuân dù tre vào bờ rất vất vả vì gặp gió thổi mạnh
Mưa lớn và gió rất mạnh ở biển Thuận An vào gần 11h trưa nay
Mưa trắng xóa trời đất
Biển động dữ dội với sóng rất lớn
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải sáng nay đã bay vào Đà Nẵng và Quảng Ngãi, Hội An (Quảng Nam) để thị sát công tác ứng phó với bão số 11. Chiều ngày 14/10, Phó Thủ tướng sẽ đến Đà Nẵng trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó với bão.
TP Đà Nẵng là địa bàn trọng điểm và Sở chỉ huy tiền phương được lập để tổng rà soát việc chuẩn bị ứng phó của các địa phương trong khu vực.
Cũng trong sáng 14/10, UBND thành phố Đà Nẵng có công điện chỉ đạo công tác ứng phó và chủ động khắc phục hậu quả bão số 11. Theo đó, UBND các quận, huyện kiểm tra và tổ chức sơ tán dân ở những vùng nguy hiểm đến nơi an toàn; tổ chức di dân cần ưu tiên người già, trẻ em, người khuyết tật,...; di dân tại chỗ, di dân từ nhà bán kiên cố sang nhà kiên cố, di dân vào các công sở, cơ quan, đơn vị... và hoàn thành trước 17h chiều nay.
Sáng nay biển khu vực Đà Nẵng đã có sóng lớn
Tại tỉnh Quảng Nam sáng nay 14/10, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Phước Thanh cũng ban hành công điện khẩn gửi các đơn vị để chủ động ứng phó với cơn bão mạnh này. Tỉnh lên phương án di dời dân vùng thấp trũng để ứng phó với bão số 11 và lũ sau bão. Hiện các đồn biên phòng đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương thông báo cho ngư dân trên biển biết vị trí, hướng di chuyển của bão số 11 để chủ động phòng tránh.
Ban chỉ huy PCLB tỉnh Quảng Nam cũng đã có công văn đề nghị các chủ hồ thủy điện A Vương, Đăk Mi 4 xả nước đón lũ. Lúc 13 giờ ngày 13/10, thủy điện A Vương bắt đầu xả tràn với lưu lượng dự kiến từ 35 - 300 m3/giây. Thủy điện Đăk Mi 4 cũng thông báo xả tràn lúc 17 giờ cùng ngày, lưu lượng xả dự kiến 100m3/giây và sẽ điều chỉnh lưu lượng xả tùy theo tình hình thủy văn lưu lượng về hồ. Được biết, hiện 32/73 hồ chứa nước thủy lợi tại QuảngNam đã đầy nước.
Tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết đến 10htrưa nay (14/10), tâm bão số 11 ở khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 111,0 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây Nam quần đảo Hoàng Sa, cách bờ biển các tỉnh Quảng Trị - Quảng Ngãi khoảng 260km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, giật cấp 15, cấp 16
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15 km. Đến 10h ngày 15/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc; 107,7 độ Kinh Đông, trên khu vực các tỉnh Quảng Trị - Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12, giật cấp 13, cấp 14.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển quần đảo Hoàng Sa ngày hôm nay có gió mạnh cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12, cấp 13, giật cấp 15, cấp 16. Biển động dữ dội. Khu vực Nam Vịnh Bắc Bộ, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định (bao gồm cả các đảo Lý Sơn và Cồn Cỏ) có gió mạnh cấp 7, cấp 8, sau tăng lên cấp 10, cấp 11, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 12, cấp 13, giật cấp 15, cấp 16. Biển động dữ dội.
Theo cơ quan khí tượng, từ chiều tối nay các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 10 - 12, giật cấp 13, cấp 14. Ở các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ngãi và Bắc Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to đến rất to. Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao 3 - 4 mét.
Nhân Dương - Công Bính - Phạm Thanh
Theo Dantri
"Bộ trưởng lấy đá ghè chân mình" "Có vụ trưởng nói: Thưa Bộ trưởng, Bộ trưởng đang lấy đá ghè chân mình. Minh bạch thế này thì còn ai đến Bộ KH-ĐT nữa. Tôi bảo: Không, đất nước này cần sự minh bạch, đất nước này cần không có tham nhũng" - Bộ trưởng KH-ĐT Bùi Quang Vinh nói tại buổi thảo luận tổ QH chiều 18/11 về dự luật...